[Café cuối tuần] Từ '5K' đến '5K + vaccine', suy ngẫm về xã hội hóa để chống dịch

Nhàđầutư
Để “vaccine hóa” cho một quốc gia gần 100 triệu dân trong bối cảnh nguồn ngân sách nhà nước eo hẹp và Quỹ vaccine mới được thành lập, đòi hỏi phải xã hội hóa mạnh mẽ hơn để có thêm nguồn lực tài chính.
HÀ ANH
29, Tháng 05, 2021 | 07:10

Nhàđầutư
Để “vaccine hóa” cho một quốc gia gần 100 triệu dân trong bối cảnh nguồn ngân sách nhà nước eo hẹp và Quỹ vaccine mới được thành lập, đòi hỏi phải xã hội hóa mạnh mẽ hơn để có thêm nguồn lực tài chính.

Năm 2020, Việt Nam được thế giới ghi nhận là điểm sáng về chống dịch COVID-19 gắn với tăng trưởng kinh tế. Công thức 5K (Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế) được cộng đồng xã hội ủng hộ và tích cực thực hiện, góp phần quan trọng đẩy lùi dịch COVID-19. Đó là bài học quý giá và có ý nghĩa, đang được phát huy.

tiem

 

Tuy nhiên, dịch bệnh tái bùng phát ở quy mô lớn hơn trong 30 ngày qua cho thấy, nếu chỉ dừng lại ở công thức 5K là chưa đủ. Chính phủ đã chuyển “5K” thành “5K + vaccine”.

Ngày 26/2/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 21/NQ-CP về mua và sử dụng vaccine, tiếp theo là Nghị quyết 53/NQ-CP ngày 26/5/2021 về việc thành lập quỹ vaccine phòng COVID-19. Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định 779/QĐ-TTg thành lập Quỹ vaccine phòng COVID-19. Những văn bản đó đã tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động phòng chống dịch, từ phương pháp phòng ngự sang vừa phòng ngự vừa phản công.

Song, để “vaccine hóa” cho một quốc gia gần 100 triệu dân trong bối cảnh nguồn ngân sách nhà nước eo hẹp và Quỹ vaccine mới được thành lập, đòi hỏi phải xã hội hóa mạnh mẽ hơn để có thêm nguồn lực tài chính.

Đến nay, chính sách xã hội hóa chống dịch đã được thực hiện ở mức độ đóng góp, tài trợ của các mạnh thường quân chủ yếu là các tập đoàn, doanh nghiệp lớn.

Năm ngoái, vào thời điểm dịch bùng phát, Tập đoàn Vingroup đã nhanh chóng ủng hộ ngành y tế hơn 100 tỷ đồng và 3.200 máy thở các loại. Nhiều tập đoàn khác như TH, Sungroup, Vinamilk,… cũng đã đóng góp vật chất và những khoản tiền đáng kể hỗ trợ chống dịch COVID-19.

Mới đây, Tập đoàn Vingroup đã ủng hộ ngành y tế khoản tiền để mua 4 triệu liều vắc-xin. Quỹ vaccine phòng COVID-19 mới thành lập cũng đã nhanh chóng nhận được sự ủng hộ bước đầu của nhiều tổ chức, cá nhân, từ lãnh đạo cao cấp đến doanh nghiệp và người dân.

Điều đó cho thấy ý thức trách nhiệm và nguyện vọng tha thiết của người dân muốn được cùng chung tay với Chính phủ để “chống dịch như chống giặc” một cách nhanh chóng “thần tốc”.

Cũng vì nguyện vọng tha thiết đó, một số câu hỏi đang được nhiều người đặt ra, đó là: Vì sao không để chủ các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế tự lo kinh phí tiêm vaccine cho người lao động của mình, trong khi họ hoàn toàn đủ khả năng tài chính để làm điều đó?

Vì sao những người dân tự nguyện trả tiền để được tiêm vaccine lại không được chấp nhận? Vì sao Quỹ bảo hiểm y tế lại đứng ngoài cuộc trong việc đóng góp kinh phí mua vaccine cho những người đã đóng bảo hiểm?

Tương tự, vì sao nhiều người sẵn sàng chi tiền để được chủ động xét nghiệm COVID-19 lại bị các bệnh viện khước từ? Vì sao ngành ngoại giao Việt Nam vốn dĩ có thế mạnh truyền thống và có lợi thế về quan hệ đối ngoại với các “cường quốc vaccine” lại chưa mang về cho đất nước những lô vaccine tài trợ cần thiết, hoặc những hợp đồng mua vaccine giao sớm như ngoại giao một số nước trong khu vực đã làm được?

Chiến lược chiến tranh nhân dân trong cách mạng giải phóng dân tộc và xã hội hóa đầu tư phát triển trong thời kỳ Đổi mới là những quyết sách quan trọng đã góp phần quan trọng tạo nên những kỳ tích làm cho đất nước chưa bao giờ có được “cơ đồ, vận hội và vị thế như ngày nay”.

Thiết nghĩ, bài học đó cần được áp dụng cho chống giặc COVID-19. Đó cũng là hành động thiết thực để thực hiện quan điểm “vì dân, do dân” đã được đề ra từ Nghị quyết Đại hội VI của Đảng và các Đại hội tiếp theo, phát huy nguồn lực của toàn dân để sớm dập tắt dịch COVID-19.

Một khi chính sách xã hội hóa nguồn tài chính mua vaccine được thực hiện, gánh nặng ngân sách Nhà nước sẽ được trút bớt, các nguồn tài trợ của các nhà hảo tâm sẽ được dành cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn.

Chủ các doanh nghiệp, dù phải bỏ ra một khoản chi phí nhất định, nhưng sẽ được hưởng lợi từ việc không bị đình đốn sản xuất. Và một khi, vaccine được tiêm trên diện rộng, nhiều ngành kinh tế sẽ hồi sinh (nhất là dịch vụ du lịch, khách sạn, hàng không, vận tải… ) giúp cho nền kinh tế vững vàng vươn tới mục tiêu tăng trưởng 6-6,5% mà Chính phủ đã đề ra.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ