[CAFÉ Cuối tuần] Khi các con cưng ngành giao thông đồng loạt thoái vốn

Nhàđầutư
Nhiều ông chủ ngành giao thông thời gian qua lặng lẽ rút hết vốn khỏi các doanh nghiệp do chính tay mình lập ra.
NGHI ĐIỀN
30, Tháng 12, 2017 | 12:22

Nhàđầutư
Nhiều ông chủ ngành giao thông thời gian qua lặng lẽ rút hết vốn khỏi các doanh nghiệp do chính tay mình lập ra.

cang-quy-nhon-khoang-san-hop-thanh

Ông Lê Hồng Thái thoái hết vốn khỏi Khoáng sản Hợp Thành sau khi Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thanh tra quá trình cổ phần hoá Cảng Quy Nhơn 

Năm 2017 ghi dấu ấn lớn của Đảng, Nhà nước mà đặc biệt là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong nỗ lực làm sạch bộ máy, cắt bỏ những khối 'ung nhọt' tham nhũng, mục ruỗng. Hàng loạt đại án được đưa ra xét xử công khai minh bạch, khởi tố loạt lãnh đạo của 'đế chế' PVN (Tập đoàn Dầu khí), và đỉnh cao là việc khởi tố, bắt tạm giam cựu Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí, cựu Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng. 

Ngoài ra, nhiều cuộc thanh tra tập trung vào các vấn đề gây bức xúc trong xã hội cũng được tiến hành triển khai, như thanh tra các dự án BOT giao thông, thanh tra Mobifone mua AVG, thanh tra cổ phần hoá Cảng Quy Nhơn... 

Theo Nhadautu.vn ghi nhận, sau khi các cơ quan Đảng và Chính phủ bắt đầu chỉ đạo thanh tra một số dự án, nhiều doanh nhân một thời đình đám trong ngành giao thông đã lặng lẽ thoái hết vốn khỏi các doanh nghiệp do chính tay họ lập ra.

Khoáng sản Hợp Thành và Cảng Quy Nhơn 

Điển hình là trường hợp của Công ty CP Đầu tư và Khoáng sản Hợp Thành. Doanh nghiệp do ông Lê Hồng Thái thành lập năm 2007 là đơn vị có tiếng trong ngành giao thông, dầu khí giai đoạn trước. 

Bắt đầu từ một nhà máy chuyên sản xuất xơ sợi polyester, quá trình phát triển nhanh chóng của Hợp Thành gắn liền với những tên tuổi lớn của ngành dầu khí. Ông Lê Hồng Thái từng được cựu Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Xây lắp Dầu khí (PVC) Trịnh Xuân Thanh ký tờ trình bầu bổ sung làm Uỷ viên HĐQT của PVC. Trước đó, ông Lê Hồng Thái đã có 2 năm làm Chủ tịch HĐQT của CTCP Đầu tư Xây lắp Dầu khí Imico (PVC-IMICO) - đơn vị thành viên của PVC.

Năm 2011, Khoáng sản Hợp Thành gây xôn xao dư luận khi muốn đổi 'ngang' đất vàng trụ sở Bộ Giao thông Vận tải trên đường Trần Hưng Đạo, Hà Nội. Thương vụ sau đó bị Bộ Tài chính 'tuýt còi', khi cơ quan này cho rằng phải thông qua đấu giá lô đất để Ngân sách Nhà nước hưởng lợi lớn nhất.

Công ty của ông Lê Hồng Thái còn tham gia nhiều thương vụ lớn nữa như sang tay khách sạn Deawoo hay muốn xây dựng ga Hàng hoá Sân bay Cát Bi, Hải Phòng.

Tiếng tăm nhất phải kể đến thương vụ thâu tóm Cảng Quy Nhơn với mức giá 'nhẹ nhàng' chỉ trong 2 năm 2013-2015. Liên quan tới sự việc trên, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương cuối tháng 2/2017 đã đề nghị thanh tra toàn diện việc cổ phần hoá Cảng Quy Nhơn. Thủ tướng Chính phủ vào giữa tháng 3/2017 đã chỉ đạo Thanh tra Chính phủ thực hiện nhiệm vụ này. 

Tuy nhiên trước khi Thanh tra Chính phủ vào cuộc (ngày 11/4), ông Lê Hồng Thái đã rút toàn bộ vốn khỏi Khoáng sản Hợp Thành. Cụ thể, doanh nhân họ Lê ngày 30/3 đã chuyển nhượng 45% vốn tại doanh nghiệp do chính tay ông thành lập và phát triển. Ở diễn biến mới nhất, ngày  5/12, chức vụ giám đốc Khoáng sản Hợp Thành đã được chuyển giao cho ông Nguyễn Văn Đại từ bà Trần Thị Quỳnh Yên - một 'mắt xích' quan trọng trong hệ thống doanh nghiệp của ông Lê Hồng Thái. 

Công Thành, Minh Phát và BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ

Dự án BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ được thực hiện từ năm 2014 bởi liên danh 3 nhà đầu tư Tổng công ty Xây dựng Công trình Giao thông 1 (Cienco1), Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Phương Thành (Phương Thành Tranconsin) và Công ty CP Đầu tư Phát triển Xây dựng Minh Phát. Trong đó, dù không mấy tên tuổi song Minh Phát lại nắm hơn 65% vốn trong dự án có tổng mức đầu tư hơn 6.700 tỷ đồng.

Giữa tháng 8/2017, Thanh tra Chính phủ công bố nhiều sai phạm lớn tại dự án này, như chỉ thảm lại mặt đường nhưng thu giá như đường mới, chưa thực hiện đúng quy trình lựa chọn nhà đầu tư, không có quy trình đánh giá, xác định căn cứ cụ thể là dự án cấp bách và cũng chưa được cấp có thẩm quyền xác định và danh mục cấp bách... 

Theo dữ liệu của Nhadautu.vn, các cổ đông sáng lập của Minh Phát là ông Đỗ Ngọc Minh và bà Nguyễn Thị Cẩm Tú vào cuối tháng 6/2017 đã thoái hết gần 700 tỷ đồng vốn góp (77% cổ phần), các chức vụ lãnh đạo chủ chốt trong doanh nghiệp này cũng liên tục thay đổi từ đó đến nay.

Tiếp đó, vào đầu tháng 9/2017, nhóm cổ đông trên cũng đã thoái hết hơn 1.300 tỷ đồng vốn góp, tương đương 85% vốn trong Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Giao thông Công Thành - chủ đầu tư dự án đường BOT cao tốc Hạ Long Vân Đồn và cải tạo nâng cấp quốc lộ 18 đoạn Hạ Long Mông Dương có vốn đầu tư 14.000 tỷ đồng.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ