[Café cuối tuần] Khát vọng doanh nhân Việt Nam

Nhàđầutư
Nhà bác học Lê Quý Đôn (1726 - 1784) từng nói về kế sách canh tân đất nước: “Phi thương bất hoạt, phi công bất phú, phi nông bất ổn, phi trí bất hưng”. Là một nước nông nghiệp xứ nhiệt đới, cha ông ta tự xa xưa đã quan tâm tới việc phát triển công nghiệp, thương nghiệp.
HẢI ĐƯỜNG
16, Tháng 10, 2021 | 07:24

Nhàđầutư
Nhà bác học Lê Quý Đôn (1726 - 1784) từng nói về kế sách canh tân đất nước: “Phi thương bất hoạt, phi công bất phú, phi nông bất ổn, phi trí bất hưng”. Là một nước nông nghiệp xứ nhiệt đới, cha ông ta tự xa xưa đã quan tâm tới việc phát triển công nghiệp, thương nghiệp.

Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng nhấn mạnh một trong những “đột phá chiến lược” để đưa đất nước đi lên là: “Đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, cạnh tranh hiệu quả. Tập trung ưu tiên hoàn thiện đồng bộ, có chất lượng và tổ chức thực hiện tốt hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, lành mạnh, công bằng cho mọi thành phần kinh tế, thúc đẩy đổi mới sáng tạo”.

doanh nhan viet nam

Việt Nam ngày càng có nhiều doanh nhân thành đạt gắn với các thương hiệu lớn.

Muốn đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại và cạnh tranh có hiệu quả, không có cách nào khác là phải chăm lo phát triển, nâng cao số lượng, chất lượng các doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế với đội ngũ doanh nhân có đủ tầm vóc bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Tư.

Chúng ta đã đi qua chặng đường hai thập niên đầu thế kỷ XXI. Đó là một chặng đường ghi nhiều dấu mốc quan trọng, trong đó đáng chú ý là sự phát triển vượt bậc của đội ngũ doanh nhân Việt Nam. Hiện tại, nước ta đã có hơn 800 nghìn doanh nghiệp, khoảng 5,2 triệu hộ kinh doanh. Từ số lượng ban đầu nhỏ bé, đến nay đội ngũ doanh nhân Việt Nam đã lên đến hơn 5 triệu người. Sự tích lũy về lượng gắn liền với những biến đổi về chất. Doanh nhân Việt Nam đã có nhiều đóng góp to lớn trong công cuộc phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là góp phần giải quyết việc làm, không chỉ ở đô thị mà hướng tới các khu vực nông thôn. Có một con số khá ấn tượng, khu vực doanh nghiệp đóng góp khoảng 60% GDP, với khoảng 70% nguồn thu ngân sách nhà nước.  

Tuy còn “khiêm tốn” về số lượng các nhà doanh nghiệp có nguồn vốn lớn, những “tỉ phú đô la” mang tầm vóc quốc tế, nhưng trong mấy năm gần đây, doanh nhân Việt Nam đã ghi những dấu ấn về mấy vấn đề sau đây: Một, sự trưởng thành của đội ngũ gắn với sự lớn mạnh của các doanh nghiệp ở cả hai khu vực nhà nước và tư nhân; Hai, doanh nhân Việt Nam đã có những đại gia ghi danh trong đội hình các “ông lớn” toàn cầu; Ba, các doanh nhân nữ, doanh nhân trẻ tài ba xuất hiện ngày càng nhiều, tên tuổi của họ gắn liền với những thương hiệu, những sản phẩm nổi tiếng….

Chỉ xin dẫn một vài con số: Báo cáo thịnh vượng 2019 (Wealth Report) công bố, năm 2018 Việt Nam có 142 người sở hữu từ 30 triệu USD trở lên. Hãng nghiên cứu thị trường Statista của Đức, cũng cho hay, số triệu phú USD ở Việt Nam ngày càng  tăng (năm 2013, cả nước có khoảng 10 nghìn triệu phú, năm 2017 là 11.790 người, năm 2018 là 12.330). Còn các thương hiệu nổi tiếng, có thể nhắc tới: Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn THACO, TC Motor với những thương hiệu ô tô, xe máy và sản phẩm của ngành công nghiệp cơ khí, chế tạo máy vươn ra các thị trường nhiều quốc gia trên thế giới; Tập đoàn Sungroup với những sản phẩm và địa chỉ nghỉ dưỡng du lịch đỉnh cao, luôn được các tổ chức đánh giá lớn của thế giới xếp hạng hàng đầu. Tập đoàn Viettel đầu tư tại 10 quốc gia; Tập đoàn FPT có quan hệ với các đối tác công nghệ hàng đầu thế giới như IBM, Microsoft, Apple, Amazon... Ngành hàng không cũng phát triển rất nhanh chóng, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh, với hàng loạt thương hiệu: Vietjet Air, Bamboo Airways, Jetstar Pacific... Vươn ra thị trường thế giới trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là các thương hiệu sữa và đồ uống của TH True Milk, Vinamilk…

Đương nhiên, để các doanh nghiệp phát triển nhanh và bền vững, vai trò người thủ lĩnh là tiên quyết. Họ là những doanh nhân tiêu biểu trong thời công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở cửa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Họ không chỉ được động viên, khích lệ, tạo ra hành lang và môi trường kinh doanh thuận lợi để hoạt động mà còn được tạo điều kiện bằng những chủ trương, chính sách phù hợp. Được hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm gắn với doanh nghiệp. Được nâng cao khả năng tiếp cận thị trường trong nước và nước ngoài thông qua các chương trình xúc tiến thương mại cụ thể và thực chất. Được cung cấp kiến thức pháp luật, thông tin về thị trường, về khoa học công nghệ cho doanh nghiệp. Được các cơ quan đại diện thương mại, đại diện ngoại giao có giúp đỡ và bảo vệ quyền lợi hợp pháp khi hoạt động kinh doanh ở nước ngoài…

Vẫn biết trong quá trình xây dựng và phát triển, đội ngũ doanh nhân Việt Nam còn có những mặt hạn chế, luôn phải đối mặt với những khó khăn, thách thức. Điều dễ thấy là, số lượng thương hiệu toàn cầu của chúng ta vẫn còn đang ở mức thấp; có tới 98% doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, thậm chí siêu nhỏ, năng lực cạnh tranh chưa cao; sự kết nối giữa các doanh nghiệp còn lỏng lẻo. Đáng lo ngại nhất là ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 tới sự phát triển kinh tế - xã hội, tác động nặng nề đến các doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân.

“Người khổng lồ” Hàng không gặp buổi lao đao. Ngành “công nghiệp không khói” du lịch gần như đóng băng. Hàng trăm nghìn lao động mất việc làm. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê 9 tháng năm 2021, tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP của nước ta chỉ tăng 1,42%, riêng quý 3/2021 GDP giảm 6,17%, mức giảm sâu nhất từ trước đến nay do ảnh hưởng của dịch bệnh. Câu hỏi đặt ra là, nền kinh tế Việt Nam liệu có phục hồi nhanh vào sau năm 2021 hay không? Câu trả lời tùy thuộc trước hết vào kết quả kiểm soát dịch COVID-19. Ông Rahul Kitchlu, Quyền Giám đốc Quốc gia, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nhận định: “Tuy rủi ro theo hướng suy giảm đã gia tăng, nhưng các yếu tố căn bản của nền kinh tế Việt Nam vẫn vững chắc và nền kinh tế có thể quay lại với tốc độ tăng trưởng GDP trước đại dịch ở mức từ 6,5 đến 7% từ năm 2022 trở đi”.

Trong khó khăn, thử thách càng đòi hỏi ý chí, bản lĩnh của cả hệ thống chính trị, của toàn dân và cộng đồng doanh nghiệp. Không chỉ vừa lo chống dịch vừa bảo đảm sản xuất, tìm thấy “cơ” trong “nguy”, doanh nhân Việt Nam là một nguồn đóng góp to lớn và hào hiệp làm nên sức mạnh quốc gia để ứng phó có hiệu quả với những tác động rất bất ngờ và ghê gớm của đại dịch đối với an toàn và cơ hội phát triển của đất nước. Đội ngũ doanh nhân đã đi đầu trong đóng góp đảm bảo an sinh xã hội, quan tâm đến người lao động, giúp đỡ người nghèo, hỗ trợ kịp thời các hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng đại dịch gây ra.

Đây cũng là những dấu ấn minh chứng, là kết quả của những kế sách đúng đắn trong phát triển kinh tế, trong thúc đẩy sự phát triển đội ngũ doanh nghiệp và doanh nhân của đất nước ta những năm vừa qua.

Lao động sáng tạo, chinh phục những đỉnh cao mới, làm giàu lòng nhân ái, trước sóng cả không ngã tay chèo, đó là truyền thống, là phẩm chất tốt đẹp của doanh nhân Việt Nam. Đại dịch chưa kết thúc trên cả quy mô toàn cầu cũng như cụ thể, nhìn từ một quốc gia, là đất nước của chúng ta hiện nay. Nhưng đã xuất hiện những ánh sáng mới với một niềm tin đã được khẳng định, là cả nhân loại, cũng như dân tộc ta, rồi sẽ nhanh chóng đi qua đại dịch COVID-19.

Ngay từ trong những ngày căng thẳng đương đầu với đại dịch, các doanh nhân Việt Nam đã tiến hành thành công nhiều kế hoạch và sự chuẩn bị có hiệu quả để chờ đón những cơ hội phát triển mới mở ra khi đại dịch kết thúc. Doanh nhân Việt Nam, với khát vọng phát triển sẽ được nâng lên tầm mức mới trong giai đoạn sắp đến, sẽ nhanh chóng vượt lên những hậu quả của đại dịch để lại, sẽ tiếp tục một cách mạnh mẽ hơn, đầy bản lĩnh hơn trong công cuộc hiện thực hóa khát vọng dựng xây đất nước cường thịnh đã ngàn đời nay của dân tộc ta.  

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ