[Café Cuối tuần] Đà Nẵng lấn biển làm kinh tế: Vấn đề không phải chủ trương mà là cách làm
Đà Nẵng đang đứng trước cơ hội lớn để trở thành thành phố tiên phong về phát triển kinh tế biển. Nhưng để làm được điều đó, cách tiếp cận cần thay đổi, bắt đầu từ khảo sát kỹ lưỡng và hội thảo công khai trước khi triển khai chủ trương.
Đề xuất táo bạo của Đà Nẵng
Đà Nẵng, thành phố được mệnh danh là "thành phố đáng sống" của Việt Nam, đang có kế hoạch táo bạo với đề xuất lấn biển khoảng 300 ha để xây dựng khu thương mại tự do. Theo thông tin từ các cơ quan chức năng, khu vực được nhắm đến nằm gần Vịnh Đà Nẵng, nơi có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế biển và dịch vụ logistics quốc tế. Đề án đặt mục tiêu tạo ra một khu vực kinh tế đặc biệt, thúc đẩy thương mại và dịch vụ quốc tế, góp phần tăng trưởng GDP và giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương.
Tuy nhiên, điều gây băn khoăn là cách thành phố tiếp cận dự án này. Thay vì tiến hành khảo sát, nghiên cứu tác động môi trường và tổ chức hội thảo rộng rãi để lắng nghe ý kiến chuyên gia và người dân, Đà Nẵng lại đề nghị "xin chủ trương trước, khảo sát sau". Điều này dẫn đến những lo ngại từ cộng đồng về tính khả thi, tác động môi trường, và việc đảm bảo quyền lợi của cư dân sống gần khu vực dự án.
Một số ý kiến từ người dân và chuyên gia cảnh báo rằng, với tình hình biến đổi khí hậu và nước biển dâng, các dự án lấn biển nếu không được tính toán kỹ lưỡng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái, đặc biệt là khu vực cửa sông Hàn và các bãi biển gần đó.
Cần Giờ và Cát Bà: Khảo sát kỹ lưỡng trước khi triển khai
Những băn khoăn hiện tại ở Đà Nẵng không phải là chưa từng xuất hiện. Hai dự án lấn biển lớn tại Việt Nam - Dự án đô thị biển Cần Giờ (TP.HCM) do Vingroup thực hiện và Dự án tổ hợp du lịch Cát Bà (Hải Phòng) của Sungroup - cũng từng vấp phải những lo ngại tương tự.
Tại Dự án lấn biển Cần Giờ do diện tích lấn biển tới hơn 2.800 ha, là một trong những dự án lớn nhất Việt Nam về đô thị hóa ven biển. Vì thế ban đầu dự án này đối mặt với nhiều ý kiến trái chiều, đặc biệt sự lo ngại về nguy cơ phá vỡ hệ sinh thái rừng ngập mặn. Tuy nhiên, nhờ tiến hành nghiên cứu tác động môi trường kỹ lưỡng, tổ chức nhiều hội thảo lấy ý kiến chuyên gia và người dân, dự án đã chứng minh được tính khả thi. Kết quả là, Cần Giờ được phê duyệt quy hoạch thành một khu đô thị hiện đại, không chỉ góp phần phát triển kinh tế mà còn bảo vệ được môi trường tự nhiên.
Còn ở Dự án tổ hợp du lịch Cát Bà Sungroup cũng đang thận trọng triển khai dự án lấn biển tại quần đảo Cát Bà, khu vực được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Do tính chất nhạy cảm của dự án, nhà thầu thi công đã sử dụng công nghệ xây dựng tiên tiến, hạn chế tối đa việc phá vỡ cảnh quan và hệ sinh thái. Nhờ quá trình khảo sát và lập kế hoạch bài bản, tổ hợp này ngày một hiện rõ hình hài trở thành điểm đến du lịch cao cấp, mang lại doanh thu lớn và việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương.
Sing-Trung-Nhật-Mã: Lấn biển để làm kinh tế, bài học về cách làm
Thực ra sáng kiến lấn biển, tức bổ khuyết sự hạn chế của tự nhiên, nhằm phục vụ con người không mới, mà nhiều quốc gia trong khu vực đã thành công làm bài học cho Việt Nam.
Chẳng hạn, Singapore, với diện tích đất hạn chế, đã tiến hành lấn biển để mở rộng không gian đô thị. Các dự án như Marina Bay Sands hay Jurong Island đã giúp nước này trở thành trung tâm thương mại và công nghiệp hóa dầu hàng đầu khu vực. Đặc biệt, quá trình lấn biển được quản lý chặt chẽ, áp dụng công nghệ hiện đại, và luôn ưu tiên bảo vệ môi trường.
Hay tại Nhật Bản đã xây dựng sân bay quốc tế Kansai trên một đảo nhân tạo tại vùng biển Osaka, biến nơi này thành trung tâm giao thông quan trọng. Các hòn đảo nhân tạo khác như Port Island (Kobe) không chỉ phục vụ phát triển kinh tế mà còn đảm bảo khả năng chống chịu với thiên tai.
Còn ở Malaysia đã xây dựng hẳn Forest City, một khu đô thị xanh và thông minh, trên vùng biển Johor. Dự án không chỉ thu hút đầu tư quốc tế mà còn tạo không gian sống bền vững. Melaka Gateway, một tổ hợp thương mại và cảng biển, cũng trở thành điểm nhấn kinh tế khu vực.
Nhìn sang Trung Quốc cũng đã triển khai nhiều dự án lấn biển để mở rộng đô thị và khu công nghiệp. Hengqin, một đảo nhân tạo gần Macau, là khu thương mại tự do phát triển mạnh mẽ, trong khi Lingang New City (Thượng Hải) trở thành trung tâm logistics quốc tế.
Việt Nam: Chủ trương tốt cần cách làm đúng
Điều đáng lưu ý là các dự án quốc tế kể trên đến nay đã chứng minh rõ, lấn biển không chỉ đơn thuần là mở rộng diện tích đất, mà còn là cơ hội để phát triển kinh tế, tạo lập không gian sống mới và nâng cao vị thế quốc gia.
Tuy nhiên, thành công chỉ đến khi quá trình thực thi có được các yếu tố như Quy hoạch rõ ràng: Dự án cần được tính toán và chứng minh kỹ lưỡng về kinh tế và môi trường.
Cạnh đó không thể thiếu là việc áp dụng công nghệ hiện đại. Không chỉ quốc tế, ngay Việt Nam hiện có nhiều nhà thầu đủ năng lực làm chủ các công nghệ tiên tiến để giảm thiểu tác động tiêu cực.
Hơn thế, không thể thiếu là việc tham vấn cộng đồng, bao gồm việc lấy ý kiến từ người dân và nhất là giới chuyên gia, nhà khoa học độc lập để đảm bảo đồng thuận xã hội.
Đà Nẵng đang đứng trước cơ hội lớn để trở thành thành phố tiên phong về phát triển kinh tế biển. Nhưng để làm được điều đó, cách tiếp cận cần thay đổi, bắt đầu từ khảo sát kỹ lưỡng và hội thảo công khai trước khi triển khai chủ trương.
Vấn đề không phải là "có nên làm hay không", mà là "làm như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất và bảo vệ môi trường tốt nhất".
- Cùng chuyên mục
'Nhiều doanh nghiệp Úc mong muốn đầu tư vào Việt Nam'
Chủ tịch nước mong muốn Đại sứ Andrew Goledzinowski sẽ tiếp tục có những đóng góp tích cực thúc đẩy mối quan hệ giữa Việt Nam và Australia trong thời gian tới.
Sự kiện - 21/12/2024 06:00
Thủ tướng Lawrence Wong: Doanh nghiệp Singapore muốn tăng đầu tư vào Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Lawrence Wong nhất trí giao các cơ quan hai nước sớm hoàn thiện nội hàm để hướng tới việc nâng cấp khuôn khổ quan hệ song phương lên tầm cao mới.
Sự kiện - 20/12/2024 23:46
VAFIE hướng tới thúc đẩy chính sách phát triển khoa học công nghệ, sở hữu trí tuệ
VAFIE vừa tổ chức thành công Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ năm 2025, thống nhất thúc đẩy chính sách phát triển khoa học công nghệ, sở hữu trí tuệ trong thời gian tới.
Sự kiện - 20/12/2024 16:24
Quảng Nam dự kiến giảm 6 sở, ngành
Sau sắp xếp, tỉnh Quảng Nam còn lại 13 cơ quan chuyên môn, 1 tổ chức hành chính thuộc UBND tỉnh, giảm 6 sở, ngành.
Sự kiện - 20/12/2024 15:35
Đà Nẵng hoàn thành việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy trong quý I/2025
Về việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Trần Chí Cường thông tin, Đà Nẵng sẽ quyết liệt làm, hoàn thành trong quý I/2025 về việc sắp xếp theo yêu cầu của Trung ương.
Sự kiện - 20/12/2024 14:56
Doanh nghiệp FDI ở Khánh Hòa thưởng tết cao nhất 400 triệu đồng
Qua ghi nhận, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Khánh Hòa thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cao nhất 400 triệu đồng.
Sự kiện - 20/12/2024 10:42
3 dự án quan trọng của Đảng đặt ở đâu?
3 đề án, dự án quan trọng của Đảng gồm: Bảo tàng Đảng Cộng sản Việt Nam; chuyển đổi số trong cơ quan Đảng; cải tạo, nâng cấp và xây mới khu Nhà khách Hồ Tây.
Sự kiện - 20/12/2024 06:07
Khai trương Cổng Thông tin điện tử dành cho hộ, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử
Việc khai trương Cổng Thông tin điện tử (TTĐT) dành cho hộ, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ của công tác thuế, đáp ứng kịp thời và hiệu quả nhu cầu của nền kinh tế số…
Sự kiện - 19/12/2024 18:16
Đồng chí Phạm Đức Sơn giữ chức Bí thư Chi bộ Tạp chí Nhà đầu tư nhiệm kỳ 2025-2027
Đồng chí Phạm Đức Sơn, Tổng biên tập Tạp chí Nhà đầu tư được bầu giữ chức Bí thư Chi bộ nhiệm kỳ 2025-2027; đồng chí Nguyễn Phong Cầm, Phó tổng biên tập Thường trực Tạp chí Nhà đầu tư giữ chức Phó bí thư Chi bộ.
Sự kiện - 19/12/2024 18:05
Toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tiêu đề 'Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc'
Nhadautu.vn trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam - Bí thư Quân ủy Trung ương Tô Lâm với tiêu đề "Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc".
Sự kiện - 19/12/2024 16:51
Quảng Trị hợp nhất 8 sở, kết thúc hoạt động nhiều cơ quan Đảng
Quảng Trị sẽ sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo hướng hợp nhất 8 sở, đồng thời kết thúc hoạt động 8 Đảng đoàn, 3 ban cán sự Đảng, cùng các cơ quan khác.
Sự kiện - 19/12/2024 14:41
Huế điều động, bổ nhiệm loạt cán bộ cho các địa phương sau khi trực thuộc Trung ương
Ban Tổ chức Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế vừa có tờ trình gửi Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc điều động, luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ.
Sự kiện - 19/12/2024 14:38
'Thị trường bất động sản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của Việt Nam'
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng, bất động sản là một trong những thị trường có vai trò, đóng góp quan trọng trong nền kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua.
Sự kiện - 19/12/2024 13:36
Tăng trưởng GRDP trung du miền núi phía Bắc cao nhất nước
Với mức tăng ước đạt 9,11%, tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của vùng trung du miền núi phía Bắc năm 2024 cao nhất cả nước…
Sự kiện - 19/12/2024 10:26
Bộ NN&PTNT tinh gọn bộ máy trước khi hợp nhất với Bộ TN&MT
Sẽ có 12 đơn vị cục, vụ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) được sắp xếp, hợp nhất lại trước khi hợp nhất với Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT)…
Sự kiện - 19/12/2024 10:17
Tổng kiểm kê tài sản công từ 1/1/2025: Việc sắp xếp tinh gọn bộ máy ảnh hưởng như thế nào?
Ông Nguyễn Tân Thịnh, Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính cho biết việc sắp xếp tinh gọn bộ máy chắc chắn có ảnh hưởng đến cuộc tổng kiểm kê tài sản công, tuy nhiên Bộ Tài chính đã lường trước và có hướng dẫn…
Sự kiện - 19/12/2024 10:16
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Phó Đức Nam - Mr.Pips, đằng sau sự hào nhoáng xa hoa tuổi 30
Pháp luật - Update 2 week ago
Doanh nhân Chu Lập Cơ - Từ đỉnh cao đến vực sâu
Pháp luật - Update 2 week ago
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thị trường - Update 1 month ago