[Café Cuối tuần] 'Lỗ hổng' phía sau cuộc đấu giá đất 30 tỷ đồng/m2
Tuần qua, dư luận được dịp xôn xao với cuộc đấu giá đất tại xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn. Trong số 58 thửa đất được đem ra đấu giá có tới 36 thửa đất đấu bất thành với kịch bản gần như tương tự: người tham tra trả giá cao đột biến ở vòng 5 (có 3 thửa đất được trả giá lên tới trên 30 tỷ đồng/m2) dẫn đến không ai tham gia trả giá ở vòng 6 - vòng đấu cuối cùng.
Chiếu theo quy chế, cuộc đấu giá phải dừng lại mà không có người thắng cuộc. Sau khi phiên đấu giá kết thúc, đã có rất nhiều nghi vấn được đặt ra. trong đó nội dung được quan tâm nhất: Liệu đây có phải hình thức thổi giá, làm nhiễu loạn thị trường hay không?
Tôi không cho rằng đây là một "chiêu thức" mới để thổi giá đất bởi nếu cố tình gây nhiễu loạn, người tham gia sẽ trả một mức giá cao hơn mặt bằng thị trường nhưng vẫn ở trong mức khiến mọi người phải suy đoán về tính hợp lý của mức giá đó (vẫn còn có những ý kiến khác nhau). Chẳng hạn tại các cuộc đấu giá tại các huyện vùng ven Hà Nội như Thanh Oai, Hoài Đức vài tháng trước với một số lô đất trúng đấu giá trên 100 triệu đồng/m2 tạo ra tâm lý e dè: phải chăng đất khu vực này đã thiết lập mức giá mới 100 triệu đồng?
Với việc trả giá trên 30 tỷ đồng/m2 thì tất cả mọi người đều có chung nhận định: người trả giá không muốn tham gia đấu giá nữa do giá đã được đẩy lên cao quá khả năng chi trả. Người này quyết định trả giá cao gấp gần 12.000 lần giá khởi điểm. Trường hợp này, có thể xác định người tham gia đấu giá cố tình "phá" bởi người này biết và buộc phải biết về việc khi trả giá trên 30 tỷ đồng/m2 thì cuộc đấu giá sẽ phải dừng lại mà không có người thắng cuộc.
Quả nhiên ngay sau cuộc đấu giá, nhóm người trả mức cao bất thường đã bị tạm giữ trước khi bị khởi tố về hành vi vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản theo Điều 218 Bộ luật hình sự.
Tội "vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản" theo Điều 218 Bộ luật hình sự biểu hiện qua các hành vi "lập danh sách khống về người đăng ký mua tài sản bán đấu giá"; "lập hồ sơ khống, hồ sơ giả tham gia đấu giá"; "thông đồng dìm giá hoặc nâng giá". Tuy nhiên đây là tội phạm có cấu thành vật chất, yếu tố "hậu quả" là bắt buộc để đủ cấu thành tội phạm. Hành vi "thông đồng dìm giá hoặc nâng giá" phải dẫn đến "thu lợi bất chính" từ 30 triệu đồng trở lên hoặc "gây thiệt hại cho người khác" từ 50 triệu đồng trở lên thì mới đủ cấu thành tội phạm. Quá trình tố tụng, cơ quan điều tra có nghĩa vụ chứng minh, làm rõ hậu quả thực tế để chứng minh hành vi đủ cấu thành tội phạm.
Mặc dù vậy, vụ việc xảy ra đã chỉ ra "lỗ hổng" trong quy chế cuộc đấu giá đất. Với quy chế bắt buộc đấu 6 vòng và người trả giá cao nhất ở vòng 6 (vòng cuối) sẽ trúng thì người trả giá cao nhất ở vòng 5 nhưng không tham gia vòng 6 sẽ không bị coi là vi phạm quy chế. Mặt khác, khoản 6 Điều 39 Luật đấu giá tài sản cũng liệt kê cụ thể các trường hợp người tham gia đấu giá không được nhận lại tiền đặt trước và không bao gồm trường hợp nêu trên.
Điều đó cho thấy hội nhóm 6 thành viên đã nghiên cứu kỹ quy chế và lên kế hoạch từ trước, nếu sau vòng 4 giá bị đẩy lên quá cao thì ở vòng 5, nhóm này sẽ bỏ giá cao đột biến để khiến không ai tham gia vòng 6, cuộc đấu giá không thành, thửa đất vẫn còn đó và họ vẫn có cơ hội tham gia tiếp lần sau. Như vậy, nhóm này đã phát hiện "lỗ hổng" trong quy chế đấu giá và tận dụng.
Ở vụ việc này, do con số 30 tỷ đồng/m2 gây xôn xao dư luận nên cơ quan điều tra đã tiến hành điều tra và phát hiện, xử lý hành vi câu kết, tổ chức, bàn bạc để đẩy giá. Tuy nhiên, còn bao nhiêu vụ việc khác tương tự chưa được phát hiện? Liệu đây có phải bề nổi của tảng băng chìm? Giả định nhóm người này không trả giá 30 tỷ đồng/m2 mà "chỉ" khoảng 100 triệu đồng/m2, cuộc đấu giá cũng bị "phá" theo cách tương tự nhưng dư luận không quá xôn xao thì liệu hành vi ấy có bị phát hiện, xử lý?
Điều đó cho thấy đã có "lỗ hổng" trong quy chế các cuộc đấu giá đất gần đây và Luật đấu giá tài sản cũng không có đủ tính bao quát, dự báo để phòng ngừa. Đấu giá đất đang diễn ra khắp các địa phương và cơ quan chức năng khó có đủ nguồn lực, con người để điều tra, rà soát từng cuộc đấu nhằm kịp thời phát hiện vi phạm. Bỏ lọt vi phạm là điều có thể không tránh khỏi và cần thiết phải sớm hoàn thiện thể chế, sửa đổi Luật đấu giá tài sản, chấn chỉnh việc lập quy chế đấu giá. Đáng tiếc là Luật đấu giá tài sản vừa được sửa đổi, còn chưa có hiệu lực nên cần chờ thêm thời gian mới có thể tiếp tục sửa đổi.
Thời gian gần đây, rất nhiều người tham gia đấu giá sẵn sàng trả giá cao bất chấp, chấp nhận mất khoản tiền đặt trước là bởi theo Điều 159 Luật Đất đai 2024, giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất tính theo bảng giá đất. Do bảng giá đất của Hà Nội và nhiều địa phương hiện quá thấp nên kéo theo giá khởi điểm rất thấp, tiền đặt trước được tính bằng 20% giá khởi điểm cũng rất thấp, tạo ra sức hấp dẫn lớn để thu hút nhiều người tham gia (cuộc đấu giá ở huyện Sóc Sơn có giá khởi điểm chỉ 2-3 triệu đồng/m2).
Tại các phiên đấu giá gần đây, nhiều người sẵn sàng "thi đấu", trả giá cao với tâm lý "cùng lắm là mất tiền đặt trước", tạo ra những màn so kè trong trả giá và gây tâm lý ức chế, muốn "phá" như ví dụ tại cuộc đấu giá ở huyện Sóc Sơn.
Để khắc phục nhược điểm của việc giá khởi điểm thấp, UBND thành phố Hà Nội vài tháng trước đã có văn bản chỉ đạo "xem xét việc quy định bước giá, hình thức đấu giá (đấu nhiều vòng bắt buộc) đảm bảo tính cạnh tranh và sát giá thị trường". Điều này dẫn đến quy chế các cuộc đấu giá gần đây đều ấn định nhiều vòng bắt buộc và ấn định bước giá cao, nhằm bảo đảm giá trúng đấu giá tăng cao so với giá khởi điểm, tránh người dân mua được tài sản với giá thấp hơn giá thị trường. Tuy nhiên, việc ấn định số vòng cụ thể cũng tạo ra "kẽ hở" như cuộc đấu giá ở Sóc Sơn vừa qua.
Để chấn chỉnh tình trạng này, Hà Nội cũng như các địa phương cần thực hiện nghiêm quy định của Luật Đất đai 2024 và chỉ đạo của Bộ TN&MT, sớm rà soát để điều chỉnh, cập nhật bảng giá đất, đảm bảo nguyên tắc thị trường. Khi giá khởi điểm trong đấu giá đất được kéo sát giá thị trường và tiền đặt trước tăng theo, các cuộc đấu giá sẽ trở nên chuyên nghiệp, số lượng người tham gia giảm nhưng tăng "chất". Công tác đấu giá đất sẽ trở nên lành mạnh hơn, thay vì tình trạng lộn xộn, bát nháo thời gian vừa qua.
- Cùng chuyên mục
Đại gia Nguyễn Cao Trí đối diện với mức án nào?
Trong vụ án Đại Ninh, cơ quan công tố xác định Nguyễn Cao Trí dùng tiền tỷ để đưa hối lộ cho các bị can tại Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng. Với tội danh này, bị can đối diện với mức án từ 12-20 năm tù.
Pháp luật - 10/12/2024 13:09
Đối thoại chính sách thuế, hải quan gỡ khó cho doanh nghiệp
Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn cho biết, Bộ sẽ tiếp tục theo dõi sát tình hình thực tế để nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phù hợp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (DN)
Pháp luật - 10/12/2024 12:15
Vi phạm thuế, Nhà Đà Nẵng bị phạt và truy thu gần 3 tỷ đồng
CTCP Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng bị xử phạt vì vi phạm hành chính về thuế, với tổng số tiền truy thu, tiền phạt và tiền chậm nộp là gần 3 tỷ đồng.
Pháp luật - 10/12/2024 07:03
Lo bị hoãn xuất cảnh vì không nhận được thông tin thuế
Các cá nhân, chủ hộ kinh doanh bất ngờ với thông tin có thể bị tạm hoãn xuất cảnh nếu nợ thuế trên 120 ngày, đồng thời cho rằng cơ quan thuế cần có phương thức thông báo hiệu quả.
Pháp luật - 09/12/2024 08:23
Hoàn thiện cơ chế thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng
Nhằm tháo gỡ khó khăn trong công tác thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, vừa qua Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.
Pháp luật - 09/12/2024 07:49
Cán bộ, công chức Bộ Y tế có dấu hiệu đùn đẩy, né tránh
Trong giải quyết thủ tục hành chính, Thanh tra Chính phủ nêu rõ, lãnh đạo một số cục thuộc Bộ Y tế có biểu hiện gây phiền hà cho doanh nghiệp; công chức, viên chức có hiện tượng thiếu trách nhiệm, đùn đẩy, né tránh.
Pháp luật - 07/12/2024 10:07
Phó Đức Nam - Mr.Pips, đằng sau sự hào nhoáng xa hoa tuổi 30
Trước khi "xộ khám", Phó Đức Nam luôn xuất hiện với hình ảnh xa hoa, hào nhoáng và thậm chí, là hình mẫu của nhiều nhà đầu tư trẻ.
Pháp luật - 06/12/2024 19:15
Bắt Trưởng ban quản lý khu kinh tế An Giang vì liên quan đường dây khai thác cát lậu
Ông Nguyễn Bảo Trung, Trưởng ban quản lý khu kinh tế tỉnh An Giang, bị bắt do lợi dụng chức vụ để can thiệp, giúp doanh nghiệp khai thác cát lậu lớn nhất nước.
Pháp luật - 06/12/2024 15:52
Hoàn thiện nghị định về thuế tối thiểu toàn cầu: Phù hợp với thực tế, dễ dàng áp dụng
Tổng cục Thuế đang lấy ý kiến các chuyên gia, nhà đầu tư đề hoàn thiện nghị định về thuế tối thiểu toàn cầu sao cho phù hợp với thực tế, dễ áp dụng
Pháp luật - 06/12/2024 12:52
Nữ đại gia bị giữ 9 sổ đỏ giá nghìn tỷ trong vụ Đại Ninh là ai?
Liên quan tới vụ án xảy ra tại dự án Đại Ninh, nữ đại gia Phan Thị Hoa, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc đời đầu Công ty Sài Gòn Đại Ninh bị giữ 9 sổ đỏ giá trị khoảng 1.700 tỷ đồng và phong tỏa 3 tài khoản ngân hàng hơn 3 tỷ đồng.
Pháp luật - 06/12/2024 09:21
Shark Thủy bị khởi tố thêm tội 'Đưa hối lộ'
Ông Nguyễn Ngọc Thủy (Shark Thủy), Chủ tịch Tập đoàn Egroup bị khởi tố thêm tội "Đưa hối lộ". Trước đó, ông đã bị khởi tố tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Pháp luật - 05/12/2024 16:59
Doanh nhân Chu Lập Cơ - Từ đỉnh cao đến vực sâu
Ông Chu Lập Cơ là người gốc Hong Kong - Trung Quốc, ông là chồng của bà Trương Mỹ Lan và là người sáng lập, Chủ tịch Hội đồng quản trị Times Square Việt Nam.
Pháp luật - 05/12/2024 15:56
Xây lắp Dầu khí Miền Trung bị phạt hành chính gần 200 triệu đồng
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ra quyết định xử phạt hành chính CTCP Xây lắp Dầu khí Miền Trung với tổng mức tiền phạt 197,5 triệu đồng do một số vi phạm.
Pháp luật - 05/12/2024 09:26
Phong bì cảm ơn trăm triệu của Nguyễn Cao Trí và lời khai khó tin của cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ
Cáo trạng của Viện KSND tối cao cho biết, Nguyễn Cao Trí khai nhiều lần đưa phong bì cảm ơn các cựu cán bộ TTCP với giá trị hàng trăm triệu đồng. Song, một số cựu cán bộ TTCP khai không nhận tiền cảm ơn từ Trí.
Pháp luật - 04/12/2024 08:36
Chủ tịch Crystal Bay nói về khó khăn dự án Sunbay Ninh Thuận
Chủ tịch Crystal Bay Nguyễn Đức Chi cho rằng trường hợp của Sunbay Ninh Thuận không phải là nợ thuế trốn tránh hay chậm trễ, mà liên quan đến nghĩa vụ tiền thuê đất, vốn bị ảnh hưởng bởi cách định giá chưa sát thị trường.
Pháp luật - 03/12/2024 17:33
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Phó Đức Nam - Mr.Pips, đằng sau sự hào nhoáng xa hoa tuổi 30
Pháp luật - Update 3 day ago
Doanh nhân Chu Lập Cơ - Từ đỉnh cao đến vực sâu
Pháp luật - Update 4 day ago
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thị trường - Update 3 week ago