[Cafe cuối tuần] 'Cứu' bất động sản hay nền kinh tế?

Nhàđầutư
TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, dù con số có thể thống kê được là BĐS trực tiếp đóng góp khoảng 5% GDP nhưng thực tế ngành này tác động lan toả tới hơn 40 ngành nghề khác nhau, gắn bó trực tiếp với thị trường tài chính, tiền tệ.
N.THOAN
24, Tháng 12, 2022 | 12:00

Nhàđầutư
TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, dù con số có thể thống kê được là BĐS trực tiếp đóng góp khoảng 5% GDP nhưng thực tế ngành này tác động lan toả tới hơn 40 ngành nghề khác nhau, gắn bó trực tiếp với thị trường tài chính, tiền tệ.

Ngan hang Coc tien May dem tien

Bất động sản đang đóng góp khoảng 5% GDP và có tác động tới khoảng 40 ngành nghề trong nền kinh tế. Ảnh: Trọng Hiếu.

Thị trường bất động sản (BĐS) hiện đang rơi vào trạng thái "đóng băng", giảm cung, giảm cầu, thanh khoản lao dốc… Đây cũng là lý do tại sao thời gian gần đây chúng ta nghe nhiều tới "giải cứu thị trường bất động sản". Cụm từ này phần nào đúng bản chất nhưng lại mang ý nghĩa tiêu cực. Thời điểm hiện tại của thị trường bất động sản làm chúng ta liên tưởng tới một giai đoạn dài khó khăn trong xử lý nợ xấu. Nghị quyết 42 về thí điển xử lý nợ xấu của Quốc hội năm 2017 đã thay đổi căn bản quan niệm từ "nợ xấu là của ngân hàng" sang "nợ xấu là vấn đề của nền kinh tế". 

Ông Võ Hồng Thắng, Phó Giám đốc Nghiên cứu và Phát triển DKRA Việt Nam cho biết, thanh khoản thị trường BĐS đã rơi vào thời kỳ giảm tốc từ tháng 4/2022 và ngày càng ảm đạm. Hiện nay, thanh khoản của thị trường đang ở mức cực kỳ thấp, chỉ bằng 10-20% so với thời điểm tháng 4/2022. Riêng tại TP.HCM với các phân khúc biệt thự, nhà phố, đất nền... thì cả nguồn cung lẫn lượng tiêu thụ chỉ bằng từ 9-30% so với giai đoạn trước.

Trên thị trường cũng ghi nhận nhiều nhà đầu tư kẹt dòng tiền khi chạy theo những cơn sốt đất ở các tỉnh đang chấp nhận bán cắt lỗ, giảm giá đến 40-50% so với cuối năm ngoái nhưng thị trường cũng "trắng" thanh khoản. Những người không vay tiền để đầu tư BĐS thì giờ cũng đang kẹt vốn trong đất. 

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA) nhận định, 3 vấn đề cần phải giải quyết ngay là hoàn thiện luật, khơi thông vốn, cải thiện nguồn cung.

Cần làm rõ rằng, tắc nghẽn dòng tiền đang là vấn đề của cả nền kinh tế, các thị trường có tính liên thông với nhau. Khi tiền kẹt trong bất động sản, chứng khoán, trái phiếu không thể đi vào lưu thông, các tài sản giảm giá sẽ dẫn tới hệ luỵ cho cả các chỉ số về tiêu dùng, sản xuất, đằng sau đó là thu ngân sách, xuất nhập khẩu, tăng trưởng kinh tế.

Tại ngày 30/9/2022, thống kê từ 15 doanh nghiệp bất động sản lớn niêm yết cho thấy, tổng lượng tồn kho là gần 261.000 tỷ đồng, tương đương 10,4 tỷ USD, tăng gần 7,4% so với quý trước và tăng hơn 28% so với cùng kỳ.

Đặt vấn đề có hay không cần "giải cứu" thị trường BĐS, TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam chia sẻ: Không nên đặt vấn đề "giải cứu" bất động sản, dẫn tới hình ảnh thiếu thiện cảm trong tiếp cận vấn đề.

"Con số có thể thống kê được là BĐS trực tiếp đóng góp khoảng 5% GDP nhưng thực tế nó có tác động lan toả tới hơn 40 ngành nghề khác nhau trong nền kinh tế, gắn bó trực tiếp với thị trường tài chính, tiền tệ. Với tác động lan toả và có tính liên thông, không thể đặt vấn đề phiến diện là cứu thị trường bất động sản mà đây là cứu cả nền kinh tế", ông Thiên nói.

TS. Trần Đình Thiên nhấn mạnh đừng quá lo sợ lạm phát, phải bơm tiền ra để doanh nghiệp có vốn hoạt động, phục hồi nền kinh tế. 

Thấu hiểu vai trò của Ngân hàng Nhà nước là kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô. Tuy nhiên, ông Thiên cho rằng, cần có một cách tiếp cận khác với lạm phát. "Ổn định vĩ mô trước tiên là lạm phát đạt mục tiêu đề ra; thứ 2 là doanh nghiệp phải "sống" được, nghĩa là phải có tiền để duy trì hoạt động, nếu không cũng sẽ "loạn", cũng dẫn tới bất ổn vĩ mô. Chúng ta chưa có lạm phát, vì vậy, cũng không phải sợ lạm phát. Điều quan trọng thời điểm hiện tại là lo cho sự sống còn của doanh nghiệp, cần bơm vốn ra để cứu nền kinh tế", ông Thiên nói.

Ngoài ra, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, bơm vốn cũng là cách giúp giảm nợ xấu. Nợ xấu nằm trong hệ thống ngân hàng hiện nay chủ yếu là bất động sản. Rất nhiều dự án đang mắc kẹt, không có tiền để tiếp tục triển khai, hoàn thiện, dẫn tới không đủ điều kiện vay ngân hàng. Đó là một vòng xoáy. Khi có dòng tiền doanh nghiệp sẽ giải quyết được khó khăn nêu trên, từ đó giảm bớt được nợ xấu.

Thống kê cho thấy, thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực BĐS luôn đứng thứ 2 trong thu hút FDI. Vì vậy, vực dậy thị trường BĐS cũng làm cho môi trường đầu tư kinh doanh hấp dẫn hơn, giúp thu hút đầu tư nước ngoài trong bối cảnh dòng vốn trên thế giới đang trong quá trình dịch chuyển mạnh mẽ.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ