[Cafe cuối tuần] Chất lượng đào tạo quan trọng hơn cái tên
Không nên vì nhu cầu quản lý nhà nước, nhu cầu phân biệt giữa Trường Đại học có trực thuộc hay không có trực thuộc mà làm phức tạp hoá vấn đề, đặt ra và cố phân biệt cái tên "Trường Đại học" và "Đại học", những cái tên vừa khó hiểu với dân chúng vừa làm cho tiếng Việt kém trong sáng đi.
Bạn có biết trong bảng xếp hạng các trường đại học trên toàn cầu năm 2022 của THE, trong danh sách 1600 đại học của 99 quốc gia, các trường có tên Đại học Quốc gia (National University, State University) có thứ hạng thấp hơn rất nhiều trường đại học thông thường (University, College, School) và có rất nhiều trường College, School (tiếng Việt hay dịch là cao đẳng và trường học) lại có thứ hạng rất cao, đứng trên rất nhiều trường có tên University không?
Ở Anh (UK) ai cũng biết 3 trường Imperial College London, King’s College London và LSE là 3 trường đại học hàng đầu thế giới, dù chúng chỉ mang tên College và School, nhưng lại đứng trên hầu hết các trường đại học (University) của Anh và chỉ chịu đứng sau hai trường Oxford và Cambridge mà thôi.
Ở Mỹ ai cũng biết Dartmouth College là trường đại học hàng đầu thế giới, dù tên của trường là College, chứ không phải University. Khía cạnh khác, 2 trường MIT và California Institure of Technology - là 2 trong trong 5 trường đại học tốt nhất thế giới - lại không gọi là University. Chưa hết, Đại học Quốc gia California chỉ đứng hạng 400-500, trong khi có đến 5 trường Đại học California khác lại trong top 100 (Berkeley, Log Angeles, San Dieo, Santa Barbare, Irvine).

Sự kiện Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đổi tên thành Đại học Bách Khoa Hà Nội đang thu hút sự quan tâm của dư luận Ảnh: Đ.K
Những minh chứng trên cho thấy, tên trường là đại học, đại học quốc gia, viện, trường đại học hay thậm chí là cao đẳng không quan trọng bằng chất lượng giảng dạy, nghiên cứu, chuyển giao kiến thức, hợp tác quốc tế trong đào tạo và kỹ năng mềm cũng như khả năng hội nhập quốc tế của sinh viên khi ra trường.
Tôi hiểu rằng việc Việt Nam chúng ta đặt tên "Trường Đại học" và "Đại học" là để muốn nhấn mạnh và phân biệt giữa "đại học đa ngành" và "đại học nhiều lĩnh vực", nhưng sâu xa hơn là Đại học thì có nhiều trường Đại học thành viên còn trường Đại học thì không có trường Đại học thành viên.
Tôi thì cho rằng Đại học có Đại học thành viên hay không có Đại học thành viên không liên quan đến cái tên. Trên thực tế ở Việt Nam và trên thế giới vẫn đang tồn tại: Công ty trực thuộc công ty, nghĩa là một công ty có thể là chủ sở hữu và điều hành nhiều công ty thành viên (dân giã gọi là công ty con). Theo logic ấy một công ty có thể có nhiều công ty con, nhiều công ty cháu, nhiều công ty chắt.
Cũng theo logic ấy, công ty to hay bé không liên quan đến tên gọi: công ty có 1 người duy nhất, vừa là giám đốc vừa là nhân viên gọi là công ty và công ty có 1 triệu nhân viên cũng gọi là công ty (lưu ý rằng "tập đoàn" là do một số doanh nghiệp Việt Nam sáng tạo ra chứ trong luật doanh nghiệp không hề tồn tại khái niệm tập đoàn, chỉ có công ty thôi).
Cũng theo logic ấy, giáo dục đại học không nên tạo ra 2 khái niệm "Đại học" và "Trường Đại học". Trường Đại học có nhiều trường Đại học thành viên (hay Đại học có nhiều Đại học thành viên) có sao đâu nhỉ. Đại học to hay bé, có uy tín, có thứ hạng cao hay không hãy để xã hội ghi nhận, để người sử dụng lao động ghi nhận thông qua chất lượng sinh viên khi ra trường, thông qua các kết quả nghiên cứu của trường.
Vừa mới đây, có một vị giáo sư khá nổi tiếng có khẳng định trong một bài báo rằng "tôi chưa biết có nơi nào trên thế giới mà có những đại học trong một đại học như ở Việt Nam". Xin thưa rằng có đấy, ở Mỹ có nhiều đại học trong đại học, University thuộc University và College thuộc College. Chẳng hạn trong California State University có San Diego State University, San Francisco State University, San Jose State University và Sonoma State University; Trong Boston College (trường đại học thực thụ chứ không phải cao đẳng) có Morrissey College of Arts và Sciences và Woods College of Advancing Studies...
Như vậy không nên vì nhu cầu quản lý nhà nước, nhu cầu phân biệt giữa Trường Đại học có Trường Đại học trực thuộc hay không có Trường Đại học trực thuộc, nhu cầu phân cấp và phân biệt giữa "hiệu trưởng đại học" và "giám đốc đại học" mà chúng ta lại làm phức tạp hoá vấn đề, đặt ra và cố phân biệt cái tên "Trường Đại học" và "Đại học", những cái tên vừa khó hiểu với dân chúng vừa làm cho tiếng Việt kém trong sáng đi.
Thiết nghĩ, ngành giáo dục, đào tạo là ngành có chức năng giáo dục, thế nên phải là tấm gương về sự trong sáng của tiếng Việt, phải là tấm gương tôn trọng các giá trị thực chất, chứ không nên chạy đua theo tên gọi hình thức, không nên làm cho tiếng Việt kém trong sáng đi.
- Cùng chuyên mục
Ủy ban Quốc hội Mỹ ủng hộ nỗ lực đàm phán thuế quan với Việt Nam
Ủy ban Đánh giá kinh tế và an ninh Mỹ - Trung Quốc (USCC) khẳng định Việt Nam là đối tác quan trọng của Mỹ trong khu vực.
Sự kiện - 07/05/2025 22:44
Tổng Bí thư Tô Lâm: Miễn viện phí toàn dân từ giai đoạn 2030-2035
Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu thực hiện tiến tới miễn viện phí toàn dân vào giai đoạn từ 2030-2035.
Sự kiện - 07/05/2025 13:20
Ông Hoàng Nam làm quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị
Ông Hoàng Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị được giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 5/5/2025 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021-2026.
Sự kiện - 07/05/2025 11:45
[Gặp gỡ thứ Tư] 'Nghị quyết về kinh tế tư nhân cần cách thực thi khác truyền thống'
Lần đầu tiên Nghị quyết 68-NQ/TW đã đưa ra những quan điểm đột phá về vị trí, vai trò của khu vực kinh tế tư nhân. Điều này đòi hỏi cần có cách thực thi rất khác để khu vực kinh tế được xem là "một động lực quan trọng nhất" của nền kinh tế phát huy được sứ mệnh của mình.
Sự kiện - 07/05/2025 11:14
Ấn Độ tấn công Pakistan vì vụ giết du khách Kashmir
Ấn Độ đã tấn công Pakistan và khu vực Kashmir của Pakistan vào sáng thứ Tư với ít nhất tám người chết được báo cáo cho đến nay trong khi Pakistan gọi vụ tấn công là "hành động chiến tranh trắng trợn", theo Reuters.
Sự kiện - 07/05/2025 08:23
Gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số triển khai tới đâu?
Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc NHNN cho biết, đối với gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số, hiện có 4 ngân hàng thương mại nhà nước đăng ký mỗi ngân hàng 60.000 tỷ đồng; 12 ngân hàng tư nhân quy mô lớn đăng ký mỗi ngân hàng 20.000 tỷ đồng; 5 ngân hàng tư nhân quy mô nhỏ hơn đăng ký 4.000 tỷ đồng.
Sự kiện - 07/05/2025 06:00
Điều gì khiến đăng ký doanh nghiệp mới bùng nổ đầu năm 2025?
Lãnh đạo Bộ Tài chính thông tin những tác nhân, yếu tố dẫn đến sự bùng nổ trong đăng ký doanh nghiệp mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong những tháng đầu năm 2025.
Sự kiện - 06/05/2025 19:08
Bộ Y tế nói lộ trình miễn viện phí cho người dân
Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết, chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về tiến tới miễn phí cho người dân không chỉ là định hướng mang tính chiến lược lâu dài mà là mục tiêu toàn ngành y tế quyết tâm thực hiện.
Sự kiện - 06/05/2025 17:11
Thủ tướng: Kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP cao dù gặp thách thức từ thuế quan Mỹ
Thủ tướng yêu cầu tập trung thực hiện các giải pháp ứng phó chính sách thuế đối ứng của Mỹ, trong đó có chuẩn bị kỹ phương án, đàm phán hiệu quả với Mỹ.
Sự kiện - 06/05/2025 15:36
Nhiều doanh nghiệp lớn của Mỹ, EU tiếp tục đầu tư ở Việt Nam
Việc nhiều doanh nghiệp lớn của các nền kinh tế lớn tiếp tục đầu tư mới, mở rộng đầu tư cho thấy vị trí quan trọng của Việt Nam trong các chuỗi cung ứng toàn cầu.
Sự kiện - 06/05/2025 13:50
'Doanh nghiệp là động lực chính thúc đẩy đổi mới sáng tạo'
Ủy ban KH,CN&MT của Quốc hội thấy rằng, doanh nghiệp là động lực chính thúc đẩy đổi mới sáng tạo, cung cấp nguồn lực tài chính, nhân lực cho các hoạt động R&D.
Sự kiện - 06/05/2025 13:15
Công bố PCI 2024: Lần đầu tiên Hải Phòng giữ vị trí quán quân
Với số điểm 74,84, lần đầu tiên Hải Phòng vươn lên vị trí quán quân trong Bảng xếp hạng Chỉ số Năng lực Cạnh tranh Cấp tỉnh (PCI).
Sự kiện - 06/05/2025 13:13
Tháo điểm nghẽn thể chế kinh tế tư nhân - từ Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị đến sửa đổi Hiến pháp
Ngày 4/5/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ kinh tế tư nhân trong giai đoạn mới. Đây là lần đầu tiên, một văn kiện từ cấp lãnh đạo cao nhất của Đảng khẳng định khu vực kinh tế tư nhân là "một bộ phận quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân".
Sự kiện - 06/05/2025 10:59
Chủ tịch Quốc hội: Từ ngày 6/5 lấy ý kiến Nhân dân về sửa Hiến pháp
Chủ tịch Quốc hội yêu cầu bắt đầu từ ngày 6/5 sẽ tổ chức công bố lấy ý kiến Nhân dân về toàn văn dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Sự kiện - 06/05/2025 06:45
Sri Lanka mời gọi doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trong các lĩnh vực chiến lược
Lãnh đạo hai nước chia sẻ tiềm năng hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước còn rất lớn, cần có những biện pháp đột phá để khai thác hiệu quả.
Sự kiện - 05/05/2025 16:24
Bộ Chính trị: Ưu tiên áp dụng biện pháp về dân sự, kinh tế khi xử lý các sai phạm, vụ việc về dân sự kinh tế
Bộ Chính trị yêu cầu sửa đổi các quy định về pháp luật hình sự, dân sự, tố tụng hình sự, tố tụng dân sự để bảo đảm nguyên tắc khi xử lý các sai phạm, vụ việc về dân sự kinh tế, ưu tiên áp dụng các biện pháp về dân sự, kinh tế, hành chính trước.
Sự kiện - 05/05/2025 14:58
- Đọc nhiều
-
1
Đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản: Khi đề xuất xa rời thực tế?
-
2
Phu nhân Chủ tịch City Auto muốn chi trăm tỷ mua 6 triệu cổ phiếu
-
3
Hà Nội khan hiếm biệt thự, nhà liền kề giá dưới 20 tỷ đồng
-
4
Mặt bằng bán lẻ đường phố TP.HCM vẫn 'ế' dù hạ giá thuê
-
5
Petrolimex làm ăn ra sao dưới thời CEO Đào Nam Hải?
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago