[Cafe cuối tuần] 'Xén lông cừu' trên thị trường tài chính
Việc "xén lông cừu" trên thị trường tài chính vừa qua không chỉ khiến nhà đầu tư mất tiền, mà còn mất một thứ lớn hơn, đó là niềm tin.

Việc "xén lông cừu" trên thị trường tài chính khiến nhà đầu tư mất tiền và mất niềm tin. Ảnh minh họa, nguồn Internet.
Qua mỗi một khoảng thời gian nhất định, thường thì người giàu lại càng giàu lên, người nghèo lại nghèo đi, đó có thể xem là kết quả của việc "xén lông cừu" sau một chu kỳ kinh tế.
Có thể nhận thấy rõ việc "xén lông cừu" qua những cuộc khủng hoảng hay suy thoái kinh tế như khủng hoảng kinh tế năm 2008, khủng hoảng kinh tế Thái lan 1997, … hay gần đây nhất là thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn vừa qua.
Theo thuật ngữ trong tài chính thì xén lông cừu (Fleecing of the flock) được sử dụng như một cách mô tả việc đa số nhà đầu tư hoặc tổ chức bị "cưỡng đoạt" tiền một cách tinh vi từ số ít "cá mập" có khả năng chi phối thị trường.
Nếu trong khủng hoảng kinh tế Thái Lan 1997, sự xuất hiện của dòng vốn ngoại tăng vọt, cùng với chính sách sai lầm của Ngân hàng Trung ương Thái Lan trong việc điều tiết nguồn vay nợ nước ngoài trong khi năng lực sản xuất hàng hóa trong nước chưa tăng tương xứng đã khiến đồng Bath giảm 50% giá trị so với trước.
Hệ lụy dẫn đến là nhà đầu tư bất động sản cá nhân và các chủ nhà máy khốn đốn vì phải gánh tỷ giá, trong khi doanh thu từ bất động sản, hàng hóa lại giảm, dẫn tới phá sản.
Điều này gây ra hiệu ứng domino làm cho ngân hàng thương mại chịu áp lực rút tiền từ người dân trong khi nợ thì không thu hồi được, dẫn tới phải đóng cửa, người dân Thái Lan mất số tiền gửi chưa rút được; công nhân thất nghiệp, sản xuất ngưng trệ.
Trong quá trình này, người dân Thái Lan, nhà đầu tư bất động sản Thái Lan hay chủ nhà máy phải đóng cửa của Thái Lan chính là những con cừu đã bị xén lông bởi số ít "cá mập" có dòng vốn rất lớn có thể chi phối được thị trường.
Trở lại thị trường chứng khoán Việt Nam, thời gian vừa qua chỉ số VN-Index từ vùng đỉnh 1.500 về tới vùng 900, tương đương giảm 40%, thanh khoản giao dịch đỉnh điểm từ trung bình 26-28 nghìn tỷ xuống quanh mức 10 nghìn tỷ, tương đương giảm 60-65%. Theo thống kê, nhà đầu tư cá nhân trong giai đoạn giảm vừa qua là những nhà đầu tư bị thiệt hại nhiều nhất.
Ngoài việc các nhà đầu tư cá nhân trong giai đoạn này hầu hết là các nhà đầu tư F0, thiếu kinh nghiệm, đa phần là mua bán cổ phiếu theo sự hô hào hay theo cảm tính, thì còn có những cái bẫy tinh vi được tạo ra trên thị trường nhằm "xén lông" lớp nhà đầu tư này. Những cái bẫy này được thiết lập dựa trên những quy luật về tâm lý con người và được ngụy trang rất kín đáo thông qua quá trình tăng giá của cổ phiếu, nhằm mục đích "xén" được càng nhiều "lông cừu" càng tốt.
Chính vì thế, trong giai đoạn chỉ số VN-Index giảm từ vùng 1.500 điểm về vùng 900 điểm, hầu hết thị giá của các cổ phiếu đều giảm mạnh, cá biệt một số cổ phiếu từng được nhiều nhà đầu tư bỏ tiền mua tại vùng đỉnh còn mất tới 90% giá trị, có cổ phiếu còn bị hủy niêm yết, khi đó cũng là lúc quy trình "xén lông cừu" hoàn thành.
Quy trình "xén lông cừu" như thế nào?
Đầu tiên, các nhà đầu tư cá mập tiến hành "gom" cổ phiếu của doanh nghiệp, đến khi có số lượng cổ phiếu đủ lớn để có quyền tham gia điều hành hoặc tiếp cận với tin nội bộ của doanh nghiệp, từ đó bắt đầu quá trình "làm giá" cổ phiếu.
Lợi nhuận của các doanh nghiệp bị thao túng sẽ được "nấu" trên các báo cáo tài chính bằng những nghiệp vụ kế toán hoặc giới chủ có thể vẽ ra những dự án tiềm năng nhưng thực tế chưa hoàn thiện pháp lý, để làm nhà đầu tư nhìn nhận không đúng về doanh nghiệp.
Sau khi có những số liệu được "nấu" một cách đẹp đẽ, bằng nhiều kênh thông tin chính thức và không chính thức, họ sẽ bắt đầu "thổi" thị giá của cổ phiếu đi lên.
Các nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm trên thị trường chứng khoán lúc đầu do dự bỏ một số ít tiền mua cổ phiếu, đến khi cổ phiếu lên có lãi mà vẫn chưa thấy có dấu hiệu dừng lại sẽ tiếp tục bỏ thêm tiền.
Trong khoảng thời gian này, sẽ xuất hiện các nhóm trên mạng xã hội được lập ra hô hào về cổ phiếu, các KOLs liên tục nói về tiềm năng của cổ phiếu, mọi người bắt đầu rỉ tai nhau "tin nội bộ", "tin mật" về cổ phiếu và nâng dần số tiền mua cổ phiếu. Cho đến khi "đàn cừu" được nuôi cho "bộ lông dày và mượt" (nhà đầu tư đã bỏ nhiều tiền mua cổ phiếu ở vùng giá cao) thì cũng là lúc quá trình "xén lông cừu" bắt đầu. Số ít nhà đầu tư cá mập ban đầu sẽ bắt đầu bán ra cổ phiếu ở vùng giá cao một cách kín đáo.
Đến khi bán hết số lượng cổ phiếu họ nắm giữ, lúc đó cũng là lúc thị giá cổ phiếu không lên nữa, lực cầu bắt đầu xuống, các nhà đầu tư bỗng nhận ra mình đang cầm cổ phiếu với giá cao bắt đầu hoảng loạn tháo chạy và bán tháo cổ phiếu. Nhưng lúc này thì hàng cung ra thì rất nhiều, mà lực cầu không có, dẫn tới thị giá cổ phiếu giảm mạnh. Khi cổ phiếu giảm đến một ngưỡng nào đó đủ rẻ, số ít nhà đầu tư cá mập hoặc chủ doanh nghiệp đã bán cổ phiếu ở vùng giá trên đỉnh sẽ bắt đầu mua lại cổ phiếu, kết thúc một chu trình "xén lông cừu".
Điển hình trong việc "xén lông cừu" này có thể kể tới trường hợp cổ phiếu ROS (một cổ phiếu thuộc "họ" FLC) với chiêu trò tăng vốn ảo từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng, đã được báo chí viết rất nhiều trong thời gian vừa qua khi cựu chủ tịch của tập đoàn FLC bị bắt. Nhưng chỉ khi ông cựu chủ tịch bị bắt, thị giá cổ phiếu giảm sốc thì các nhà đầu tư mới biết được câu chuyện như thế. Hiện nay cổ phiếu ROS đã bị hủy niêm yết.
Hoặc như câu chuyện cổ phiếu Lxx giảm từ vùng giá 400.000đ/ cổ phiếu xuống vùng 20.000đ/ cổ phiếu, hay cổ phiếu Dxx từ vùng giá 100.000đ/ cổ phiếu xuống vùng giá 10.000đ/ cổ phiếu với các tin đồn như "quỹ đất khủng, lợi nhuận khủng ở tương lai",... đã khiến rất nhiều nhà đầu tư thiệt hại lớn.
Hiện tại, chỉ số VN-Index đã giảm từ vùng 1.500 điểm xuống vùng 900 điểm, những ngày gần đây bắt đầu xuất hiện những dòng tiền bắt đáy từ khối ngoại, có thể 1 chu kỳ "xén lông" mới đang hình thành.
Việc xén lông cừu diễn ra theo chu kỳ 1 năm 1 lần, đấy là đối với cừu thật. Còn đối với việc "xén lông cừu" trên thị trường tài chính vừa qua thì ngoài việc nhà đầu tư mất tiền, thì còn là sự mất niềm tin. Cái giá của việc mất niềm tin rất đắt, muốn khôi phục lại sẽ cần nhiều thời gian để "vết thương" lành lại.
- Cùng chuyên mục
Danh sách các Phó Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia và ủy viên
Quốc hội phê chuẩn danh sách Phó Chủ tịch và Ủy viên Hội đồng Bầu cử Quốc gia, gồm 4 Phó Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia và 14 ủy viên Hội đồng Bầu cử Quốc gia.
Sự kiện - 26/06/2025 14:03
Giám đốc Sở VH&TT Hà Nội: Tránh gián đoạn công việc khi vận hành chính quyền cấp xã mới
Tổ công tác số 10 về chỉ đạo, hướng dẫn công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn TP. Hà Nội vừa có buổi làm việc với các quận, huyện Nam Từ Liêm, Ba Vì, Mỹ Đức để nắm bắt tình hình triển khai sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã.
Sự kiện - 26/06/2025 08:28
Ông Trần Thanh Mẫn làm Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia
Quốc hội đã bầu ông Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Quốc hội khóa XV giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia.
Sự kiện - 26/06/2025 06:45
Hà Nội công bố địa chỉ trụ sở làm việc của 126 xã, phường sau sắp xếp
UBND TP. Hà Nội vừa có thông báo về địa điểm trụ sở làm việc của Đảng ủy và UBND 126 phường, xã sau sắp xếp, để vận hành thí điểm mô hình chính quyền địa phương hai cấp, kể từ 1/7.
Sự kiện - 26/06/2025 06:45
Tập đoàn Đức muốn tham gia phát triển đường sắt tốc độ cao tại Việt Nam
Siemens, tập đoàn công nghệ hàng đầu của Đức, mong muốn tham gia các dự án phát triển hạ tầng, nhất là phát triển đường sắt tốc độ cao của Việt Nam.
Sự kiện - 25/06/2025 20:10
Nhà báo Lưu Quang Định làm Tổng biên tập Tạp chí Một Thế Giới
Nhà báo Lưu Quang Định, tân Tổng biên tập Tạp chí Một Thế Giới là người gắn bó với sự nghiệp báo chí cách mạng Việt Nam.
Sự kiện - 25/06/2025 16:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Quảng Trị mới tạo ra chuỗi giá trị liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, tỉnh Quảng Trị sẽ hình thành các chuỗi giá trị liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ, tận dụng hiệu quả hạ tầng cảng biển nước sâu Hòn La, Mỹ Thủy, các khu kinh tế ven biển và vùng nguyên liệu dọc hành lang Đông - Tây.
Sự kiện - 25/06/2025 15:41
[Gặp gỡ thứ Tư] Ông Trương Gia Bình: Sẽ phát triển các mô hình AI made in Việt Nam
Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT cho rằng, phải học hỏi từ các mô hình thành công trên thế giới để nắm vững, làm chủ công nghệ AI, phát triển các mô hình AI cho chính Việt Nam.
Sự kiện - 25/06/2025 12:56
Hà Nội đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm
Hà Nội đang tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, như: Đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô; các dự án cầu vượt Sông Hồng; các dự án nhà máy xử lý rác thải, xử lý nước thải, cải thiện môi trường sông Tô Lịch và các sông nội đô...
Sự kiện - 25/06/2025 09:55
Chuẩn bị nhân lực, sẵn sàng hạ tầng số để sáp nhập Quảng Nam - Đà Nẵng
Để đảm bảo quá trình sáp nhập Quảng Nam - Đà Nẵng diễn ra trơn tru, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam tiến hành đồng bộ việc sắp xếp nhân sự, sẵn sàng hạ tầng số; không để gián đoạn, ùn ứ thủ tục hành chính do sáp nhập.
Sự kiện - 25/06/2025 09:14
Sẽ có bộ chỉ tiêu 'đo' 34 tỉnh, thành mới
Lần đầu tiên Bộ Tài chính đề xuất và chủ trì xây dựng bộ chỉ tiêu thống kê kinh tế - xã hội cấp tỉnh và cấp xã cho 34 tỉnh thành mới phục vụ đại hội đảng bộ cấp tỉnh, cấp xã nhiệm kỳ 2025-2030.
Sự kiện - 25/06/2025 06:45
Chủ tịch và hai Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa xin nghỉ công tác
Ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cùng hai Phó Chủ tịch UBND tỉnh là Lê Hữu Hoàng và Đinh Văn Thiệu đã có đơn xin nghỉ công tác.
Sự kiện - 24/06/2025 17:21
Hà Nội phân công lãnh đạo phụ trách, theo dõi 126 xã, phường mới
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký quyết định về việc phân công công tác của Chủ tịch UBND TP, các Phó Chủ tịch UBND TP và Ủy viên UBND TP nhiệm kỳ 2021-2026.
Sự kiện - 24/06/2025 11:08
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng nghỉ hưu từ 1/7
Ông Lê Văn Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhiệm kỳ 2021-2026 sẽ nghỉ hưu trước tuổi, bắt đầu từ ngày 1/7.
Sự kiện - 24/06/2025 11:05
Quảng Nam tổ chức kỳ họp HĐND cuối cùng trước khi hợp nhất với Đà Nẵng
Trong bối cảnh thời điểm hợp nhất hai địa phương Quảng Nam và Đà Nẵng đã rất cận kề, kỳ họp thứ 33 là kỳ họp cuối cùng của HĐND tỉnh Quảng Nam, khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Sự kiện - 24/06/2025 10:32
Căng thẳng địa chính trị Israel - Iran: Tác động như thế nào đến CPI của Việt Nam?
Nhiều dự báo cho thấy căng thẳng địa chính trị Israel - Iran làm cho giá dầu có khả năng lên tới 120 USD/thùng thay vì kỳ vọng duy trì dưới ngưỡng 70 USD/thùng đến hết năm 2025. Trong nước, giá xăng dầu đã tăng “khủng” từ ngày 19/6, dấy lên lo ngại về chỉ số CPI.
Sự kiện - 24/06/2025 06:45
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 1 month ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 1 month ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago