Giải 'bài toán' chính sách tài chính trong bối cảnh mới

Nhàđầutư
Các chuyên gia cho rằng, nền kinh tế Việt Nam sẽ chịu nhiều ảnh hưởng từ những biến động toàn cầu. Do đó, các chính sách tài chính cần được xem xét trên cơ sở nhận diện những rủi ro cũng như các xu thế phát triển xanh, bền vững trên thế giới.
NGUYỄN TRI
26, Tháng 11, 2022 | 07:00

Nhàđầutư
Các chuyên gia cho rằng, nền kinh tế Việt Nam sẽ chịu nhiều ảnh hưởng từ những biến động toàn cầu. Do đó, các chính sách tài chính cần được xem xét trên cơ sở nhận diện những rủi ro cũng như các xu thế phát triển xanh, bền vững trên thế giới.

dien-dan-tai-chinh-2022 (2)

Diễn đàn Tài chính Việt Nam 2022 diễn ra tại TP. Đà Nẵng với chủ đề "Chính sách tài chính hỗ trợ tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh mới". Ảnh: Nguyễn Tri

Linh hoạt trong xây dựng chính sách

Ngày 25/11 tại Đà Nẵng, Bộ Tài chính đã tổ chức Diễn đàn Tài chính Việt Nam 2022 nhằm tìm kiếm các chính sách tài chính hỗ trợ tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh mới.

Diễn đàn được tổ chức dưới hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với sự tham gia của khoảng 300 đại biểu là đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương; một số cơ quan địa phương; đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính; tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp; tổ chức quốc tế (IMF, WB, GIZ, ADB, UNICEF)...

Ông Võ Thành Hưng, Thứ trưởng Bộ Tài chính cho hay, Bộ đã xây dựng Chiến lược Tài chính đến năm 2030 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hồi tháng 3/2022 với mục tiêu xây dựng nền tài chính quốc gia phát triển bền vững, hiện đại và hội nhập, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, tăng cường khả năng chống chịu của nền kinh tế, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và an ninh tài chính quốc gia…

Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Tài chính đánh giá, trong bối cảnh mới hiện nay, tình hình thế giới và trong nước thay đổi rất nhanh, mạnh, tiềm ẩn nhiều rủi ro, khó dự báo.

Trong đó, tuy đại dịch COVID-19 đã được kiểm soát trên phạm vi toàn cầu, đa số các nước đã nới lỏng các quy định phòng, chống dịch song trên thực tế, dịch bệnh vẫn chưa chấm dứt, hệ lụy đối với các mặt đời sống xã hội còn nặng nề.

Ngoài ra, xung đột địa chính trị, đặc biệt là cuộc chiến giữa Nga - Ukraine đã và đang tạo ra cú sốc địa chính trị sâu rộng, đẩy thế giới vào cuộc khủng hoảng năng lượng, khủng hoảng lương thực trầm trọng; lạm phát tăng cao, một số nước đã xuất hiện tình trạng "siêu lạm phát".

Tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại, nguy cơ suy thoái là hiện hữu trong bối cảnh lãi suất các nước tăng cao, đồng USD mạnh lên, thâm hụt lớn hơn, biến động vĩ mô mạnh hơn.

Theo Thứ trưởng Võ Thành Hưng, kinh tế Việt Nam đã vượt qua giai đoạn khó khăn từ đại dịch và có sự phát triển "ngược dòng" với các nước khi duy trì đà tăng trưởng tốt, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát được lạm phát, đảm bảo các cân đối lớn.

"Nhưng là một nước có độ mở lớn nên động lực tăng trưởng cũng chịu áp lực lớn từ bên ngoài có thể tác động xấu đến tăng trưởng, làm giảm nguồn thu và tăng chi ngân sách nhà nước", ông Hưng cho hay.

Bên cạnh đó, xu hướng phát triển kinh tế xanh, bền vững; kinh tế tuần hoàn; kinh tế số; ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu, già hóa dân số… đòi hỏi chính sách tài chính phải có sự điều chỉnh linh hoạt, phù hợp nhằm phát huy các thế mạnh, huy động và phân bổ hiệu quả các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội.

"Năm tới sẽ cực kỳ khó khăn"

Theo TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, cần nhận diện thách thức, rủi ro bên ngoài kỹ hơn, trong đó, có rủi ro về tài chính và tài khóa; rủi ro an ninh năng lượng, an ninh lương thực và gần đây Trung Quốc bổ sung an ninh về chuỗi cung ứng.

Đồng thời, ông Lực cho rằng cũng cần quan tâm nhiều hơn xu hướng, xu thế mới như: Tài chính xanh, tài chính số, tài chính ứng phó biến đổi khí hậu…

dien-dan-tai-chinh-2022 (1)

TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV phát biểu tại diễn đàn. Ảnh: Nguyễn Tri

"Chúng ta phải nhận diện sát hơn tình hình khó khăn ở bên ngoài. Sang năm 2023, chúng ta khó khăn hơn, vì thế tăng trưởng chậm lại, lạm phát thì ở mức độ cao hơn. Như vậy, sẽ tác động rất lớn đến ngân sách của chúng ta trong năm tới", ông Lực cho hay.

Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV đề xuất, cần phải đánh giá kỹ hơn những tác động từ bên ngoài và những vấn đề nội tại bên trong nền kinh tế của Việt Nam đối với chính sách tài chính ngân sách, tài khóa để có những giải pháp sát hơn để giảm thiểu tác động, đồng thời tận dụng cơ hội mới.

Bên cạnh đó, mặc dù Chính phủ, Quốc hội đã thông qua chính sách tài khóa năm tới, nhưng ông Lực nêu quan điểm, phải tính toán kỹ hơn về dư địa chính sách.

"Chúng tôi cho rằng, chính sách tiền tệ hiện dư địa gần như cạn kiệt, lãi suất đang ở mức rất cao, lạm phát năm tới vẫn tăng… Vậy, dư địa chính sách tài khóa để hỗ trợ phục hồi, hỗ trợ tăng trưởng trong năm tới sẽ như thế nào? Tôi cho rằng đâu đó vẫn còn, nhưng chúng ta phải tính toán ở mức độ kỹ hơn và tốt hơn", ông Lực chia sẻ.

Đối với vấn đề liên quan đến cơ cấu thu chi ngân sách, ông Lực nhận định vẫn thiếu bền vững. Cụ thể, thu từ đất đai, bất động sản, chứng khoán… những năm vừa qua tăng tốt, nhưng những năm tới dư địa này sẽ giảm. Như vậy, những nguồn thu nào sẽ bù đắp vào để đảm đảo bền vững hơn…

Còn theo PGS.TS Trần Đình Thiên, Thành viên hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, nghịch lý trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay là những chỉ số vĩ mô rất tốt, tăng trưởng cao, nền kinh tế ổn định, nhưng khu vực doanh nghiệp Việt Nam ở các thị trường liên quan đến khu vực nội địa đều gặp khó khăn rất nghiêm trọng.

Theo TS. Vũ Nhữ Thăng, Phó Chủ tịch phụ trách, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, có 5 vấn đề cần quan tâm để đảm bảo nguồn tài chính bền vững cho tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội.

Đó là: Huy động nguồn lực; nguồn lực tài chính để huy động trong xã hội ở khu vực và quốc tế; tính bền vững của nguồn lực, huy động nguồn lực; huy động nguồn lực và đảm bảo nguồn lực cho phát triển kinh tế xã hội phải nói đến vấn đề quản lý tài chính công; bối cảnh kinh tế xã hội, bối cảnh kinh tế thế giới ảnh hưởng lớn đến huy động nguồn lực.

Vũ Nhữ Thăng cho hay, việc thắt chặt tài chính toàn cầu thời gian qua sẽ ảnh hưởng gây trực tiếp đến năm 2022 và năm 2023. Các áp lực về lạm phát, áp lực về tỷ giá, cũng như tăng trưởng GDP của các nước, các đối tác thương mại lớn của Việt Nam… sẽ có tác động nhất định đến việc tăng trưởng GDP trong nước.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ