[Cafe cuối tuần] Công cuộc hạ ngầm đường phố
Những ý tưởng về hạ ngầm đường phố như một công cuộc mới mẻ đang được mở ra với nhiều dấu ấn. Nếu đúng như những dự kiến, thì những khung cảnh sôi động đẹp đẽ như những gì tôi đã chứng kiến ở các thành phố cổ kính và hiện đại ven biển vùng Bắc Âu ngày nào...
Cách đây đã khá lâu rồi, từ khi Hà Nội còn chưa có hầm vượt đường bộ, chưa có những trung tâm thương mại dưới lòng đất ở các khu đô thị lớn, tôi đã có dịp đến một số thành phố ven biển ở vùng Bắc Âu. Một buổi đi dạo trên những phố cổ ở thủ đô Copenhagen của Đan Mạch, lại đúng vào dịp lễ hội Carnival nổi tiếng đang diễn ra ở đây. Trời ơi là một biển người, náo nhiệt và đông đúc. Người cứ như đang được đùn ra từ đâu đấy. Nhưng đông đúc thế mà không chen lấn ngột thở mà nhịp nhàng, sống động, lướt đi, thoát đi… Biển người ấy từ dưới đất đùn lên như nước, rồi cũng thoát xuống dưới đất, cũng như nước ấy. Đến khi đi vào các cửa nhà ở hai bên đường, thấy nhà nào cũng mấy tầng làm cửa hàng cửa hiệu nằm sâu dưới đất. Hóa ra, không chỉ ở quy mô các công trình công cộng như tầu điện ngầm, trung tâm thương mại, mà ngay cả quy mô nhà cá nhân, ở nơi thành phố ấy, người ta cũng tận dụng rất hiệu quả không gian ngầm dưới đất sâu.
Về đọc các tài liệu, thấy nhiều tư liệu về khai thác không gian ngầm đã có lịch sử từ rất lâu rồi. Có nhiều thành phố ngầm cho cả triệu người sinh sống trong lòng đất. Thế là nghĩ, rồi đến lúc ở Việt Nam sẽ có chuyện này…
Giờ thì đã có rồi đấy, dẫu còn sơ khai. Những Trung tâm thương mại. Những hầm vượt đường bộ, vượt sông. Một số đoạn đường tàu điện ngầm đang xây dựng. Các đoạn sông đen đặc nước thải bốc mùi hôi thối ở Hà Nội, TP.HCM đã được cống hóa, bên trên là những không gian công cộng đẹp đẽ…
Nhưng phải nói là việc khai thác không gian ngầm đô thị của chúng ta còn quá chậm và bị ngăn trở bởinhiều lý do, những hạn chế về đầu tư, về giá thành và cả kinh nghiệm. Ngay như trong quá trình nghiên cứu để lên phương án thiết kế tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông, đã có ý kiến đề xuất nên làm ngầm trong lòng đất. Rốt cuộc, sau đó chúng ta đã không làm, với đủ các lý do, nào là giá đắt quá, thi công phức tạp và kéo dài thời gian quá. Tuyến đường đi nổi trên cao bây giờ đang hoạt động, rút cuộc, vẫn có giá thành đội lên chẳng kém gì phương án đi ngầm và thời gian thi công cũng dài như vậy. Đã nghe nói có dự án làm khu gửi xe ngầm lớn ở Hà Nội từ lâu rồi, đến bây giờ vẫn chưa hiện ra…
Chúng ta đã bỏ qua cơ hội là rất khó có lại. Chỉ mong trong tương lai, không lãng phí thêm những cơ hội như thế nữa…
***
Nói vậy để đề cập đến việc TP.HCM công bố tiến hành nghiên cứu phương án hạ ngầm một số đường phố ở thành phố này vừa qua.
Theo đó, trước mắt, sẽ hạ ngầm đại lộ Tôn Đức Thắng ở trung tâm quận 1, dài khoảng hai cây số. Với điểm đầu giao cắt với tuyến Lê Duẩn chạy qua khu Ba Son rồi vươn theo công viên bến Bạch Đằng ven sông Sài Gòn đến cầu Khánh Hội, tuyến đại lộ này kết nối với đường Nguyễn Huệ, công trường Mê Linh, bến Bạch Đằng và là một tuyến chính giữa khu trung tâm với quận 4 và Nam Sài Gòn. Theo kế hoạch ngầm hóa, đoạn dọc công viên bến Bạch Đằng dài gần một cây số có hai tầng dưới mặt đất cho xe chạy hai chiều. Bãi xe ngầm xây dọc tuyến cách công trường Mê Linh 100m về phía đường Ngô Văn Năm có sức chứa 300 xe ô tô và có thể tận dụng một phần cho xe máy. Lối đi bộ được bố trí từ bãi đậu xe ngầm tới công trường Mê Linh tại tầng hầm thứ nhất. Cùng với đường Tôn Đức Thắng, khu vực giữa công trường Mê Linh ở gần đó sẽ xây dựng tầng ngầm tạo thành một "vườn trũng", xung quanh có các cửa hàng bán lẻ, cà phê, nhà hàng... "Vườn trũng" này nối trực tiếp với bãi xe ngầm dưới đường Tôn Đức Thắng và các tòa nhà xung quanh. Trên mặt đất, công trường Mê Linh dành 50% diện tích cho cây xanh, đài phun nước, tạo không gian thoáng đãng... Giữa công trường Mê Linh và sông Sài Gòn bố trí các trạm xe buýt, đường sắt nhẹ, taxi thủy, thuận tiện cho người đi bộ...
Công trình này sẽ phải cần đến nguồn tiền đầu tư rất lớn. Tuy nhiên nếu khai thác tốt quỹ đất dọc tuyến để huy động vào thì lại sẽ cân đối được. Theo đó, khi có quy hoạch hợp lý và cơ chế phù hợp, các nhà đầu tư lớn sẽ tham gia. Quỹ đất xung quanh tuyến có thể phát triển các dự án chung cư, dịch vụ, thương mại... để người dân có thêm cơ hội tiếp cận nhà ở trước nhu cầu ngày càng cao.
Nhìn rộng ra, nếu làm tốt, không chỉ triển khai ngầm hóa đường Tôn Đức Thắng thành công, mà thành phố hoàn toàn có thể chủ động nguồn lực để làm các dự án ngầm hóa các đường phố khác...
Được biết, cùng với đại lộ Tôn Đức Thắng, thì hai khu vực gồm đường Nguyễn Huệ và phố đi bộ Lê Lợi cũng đã được TP.HCM định hướng là ba không gian ngầm phục vụ đi lại, mua sắm, giải trí trong tương lai không xa nữa.
Theo quy hoạch, không gian ngầm đường Nguyễn Huệ có tầng hầm đầu tiên là trung tâm thương mại, tầng hai hoặc ba là bãi giữ xe. Tầng hầm thứ nhất sẽ thiết kế tạo hành lang cho người đi bộ, kết nối Nhà hát thành phố với công viên dọc sông Sài Gòn. Tầng này có quảng trường, cửa hàng bán lẻ ngầm ở mỗi giao lộ để khách tham quan, mua sắm dễ xác định phương hướng. Không gian ngầm tại đây sẽ được thiết kế đảm bảo kết nối các dự án cải tạo, chỉnh trang trong tương lai. Hệ thống thang cuốn, thang máy bố trí gần các trạm xe buýt, các lối ra vào sẽ được xây dựng ở khu vực đường Lê Lợi - Tôn Thất Thiệp và Ngô Đức Kế - Hải Triều. Tiếp giáp với phố đi bộ Nguyễn Huệ, đại lộ Lê Lợi dài khoảng một km, từ Nhà hát thành phố đến vòng xoay trước chợ Bến Thành, hiện đã hình thành 3 nhà ga ngầm (Ba Son, Nhà hát Thành phố và Bến Thành) của tuyến Metro Số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).
Cùng với định hướng này, cuối năm 2021 TP.HCM đã ban hành quy chế quản lý kiến trúc với những định hướng phát triển không gian ngầm ở nhiều khu vực khác của thành phố. Hiện nay, công tác tổ chức thi tuyển tìm ý tưởng quy hoạch không gian ngầm toàn bộ khu trung tâm hiện hữu (930 ha) cùng Khu đô thị mới Thủ Thiêm cũng đang được tiến hành.
***
Thật đúng là những thông tin tốt lành! Những ý tưởng về hạ ngầm đường phố này như một công cuộc mới mẻ đang được mở ra với nhiều dấu ấn. Nếu đúng như những dự kiến, thì những khung cảnh sôi động đẹp đẽ như những gì tôi đã chứng kiến ở các thành phố cổ kính và hiện đại ven biển vùng Bắc Âu ngày nào, sẽ hiện ra ở TP.HCM trong một tương lai không xa nữa…
Nhưng trước những dự án lớn được công bố, thì vẫn nhiều lo lắng. Những câu chuyện buồn bã đã qua vẫn còn ám ảnh. Cầu mong cho ê kíp lãnh đạo mới của TP.HCM chọn được những nhân sự tài năng, trách nhiệm, quyết liệt và tâm huyết, xứng đáng để điều hành và quản lý, để những dự án này cập bến thành công. Thành công của những dự án này sẽ không chỉ hiện thực hóa những ý tưởng đẹp đẽ ở một thành phố đầu tàu, mà còn là kinh nghiệm và bài học về nhiều mặt cho cả một thời kỳ phát triển mới ở những vùng đất khác trên cả đất nước ta.
- Cùng chuyên mục
Những dự án nghìn tỷ thay đổi bộ mặt đô thị Huế
Những dự án về cầu, đường ngoài việc hoàn thiện hệ thống hạ tầng, bộ mặt đô thị, còn góp phần thu hút đầu tư cho thành phố Huế.
Đầu tư - 16/01/2025 15:05
Công viên phần mềm nghìn tỷ ở Đà Nẵng được đưa vào hoạt động
Với việc khai trương Công viên phần mềm Đà Nẵng số 2, Đà Nẵng kỳ vọng thúc đẩy công nghệ thông tin thành lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, tạo động lực bứt phá nhờ kinh tế số - vốn đang chiếm 20,69% tỷ trọng GRDP của địa phương.
Đầu tư - 16/01/2025 12:34
Hàng loạt mỏ khoáng sản ở Quảng Ngãi tìm được chủ
Nhiều doanh nghiệp được tỉnh Quảng Ngãi công nhận trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, ở các huyện Mộ Đức, Tư Nghĩa, Sơn Tịnh, Trà Bồng và TP. Quảng Ngãi.
Đầu tư - 16/01/2025 12:33
Cổ phiếu đầu tư công kết thúc ‘kỳ nghỉ đông’?
Đầu tư công là một trong chủ đề đầu tư được các đơn vị phân tích nhấn mạnh trong năm 2025. Các cổ phiếu đầu tư công đã giảm giá đáng kể trong năm 2024 và được kỳ vọng phục hồi năm nay.
Đầu tư thông minh - 16/01/2025 09:01
Thị trường bất động sản Huế năm 2024: Giao dịch còn chậm, 'sạch bóng' đất nền, nghỉ dưỡng
Thị trường bất động sản địa bàn TP. Huế trong Quý IV/2024 và cả năm 2024 chưa có dấu hiệu khởi sắc, giao dịch bất động sản còn chậm, các loại hình như đất nền, bất động sản nghỉ dưỡng ‘sạch bóng’ nhà đầu tư.
Đầu tư - 16/01/2025 08:35
Tập đoàn Kolon chuyển nhà máy sợi lốp từ Trung Quốc sang Việt Nam
Dây chuyền sản xuất mới của Kolon dự kiến sẽ đi vào vận hành kể từ tháng 1/2027, giúp nâng công suất sản xuất sợi bố lốp xe ô tô của Kolon tại Việt Nam từ lên 57.000 tấn/năm.
Đầu tư - 16/01/2025 06:30
Bình Định muốn 'đón sóng' đầu tư dịch chuyển từ Trung Quốc
Trong năm 2025, chủ đầu tư các khu công nghiệp (KCN) ở Bình Định muốn thu hút các doanh nghiệp FDI đang có kế hoạch dịch chuyển cơ sở sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam.
Đầu tư - 15/01/2025 14:54
Huế gỡ khó cho các dự án nhà ở xã hội
Để phát triển nhà ở xã hội, UBND TP. Huế đã đề xuất Bộ Xây dựng một số nội dung cụ thể để gỡ khó, điều chỉnh quy định cho các dự án nhà ở xã hội.
Đầu tư - 15/01/2025 14:53
Nhà phố Hà Nội ế khách thuê dịp cuối năm giá vẫn tăng cao
Nhiều mặt bằng cho thuê kinh doanh trên các tuyến phố lớn ở Hà Nội ế khách đã lâu nhưng các chủ nhà vẫn kỳ vọng mức giá thuê khá cao.
Bất động sản - 15/01/2025 10:57
Đoàn doanh nghiệp công nghệ cao, bán dẫn Đài Loan ‘săn’ cơ hội đầu tư vào Đồng Nai
Đài Loan là vùng lãnh thổ có vốn đầu tư và số dự án đứng thứ ba trong các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào các KCN của Đồng Nai.
Đầu tư - 15/01/2025 07:07
Huế sẽ có nhà máy sản xuất xe ô tô công suất 50.000 xe/năm
Ngày 14/1, tại TP. Huế, CTCP Kim Long Motor Huế và Tập đoàn Changan Automobile chính thức công bố kế hoạch xây dựng Nhà máy sản xuất ô tô du lịch 5-7 chỗ ngồi Kim Long Trường An Việt Nam.
Đầu tư - 15/01/2025 06:30
Dư địa chính sách cho đổi mới, sáng tạo còn rất nhiều
Nếu kết nối được với chính sách phát triển các mô hình kinh tế mới và kết nối sớm được qua cách tiếp cận thử nghiệm chính sách thì dư địa chính sách cho đổi mới, sáng tạo còn rất nhiều…
Đầu tư - 14/01/2025 17:32
Bất động sản Hà Nội và TP.HCM sẽ như thế nào trong chu kỳ mới?
Chu kỳ mới của thị trường bất động sản được kỳ vọng mang tới sức cạnh tranh mạnh mẽ hơn về sản phẩm nhà ở cũng như sự thanh lọc lớn đối với các chủ đầu tư, nhất là ở thị trường Hà Nội và TP.HCM.
Đầu tư - 14/01/2025 14:53
Điểm tiến độ các dự án quan trọng vùng Đồng bằng sông Hồng
Qua 12 tháng triển khai một số dự án quan trọng, liên kết vùng đã có chuyển biến rõ rệt, tuy nhiên vẫn còn một số dự án cần đẩy khai tiến độ…
Đầu tư - 14/01/2025 11:33
Hệ lụy từ tỷ lệ nhà đầu tư cá nhân quá lớn
Các chuyên gia cho rằng, việc thiếu sự đa dạng về cơ cấu nhà đầu tư, cũng như lượng nhà đầu tư cá nhân chiếm tỷ lệ lớn dễ gây tác động tiêu cực tới thị trường chứng khoán.
Đầu tư thông minh - 14/01/2025 11:15
Quỹ mở dẫn đầu thị trường đạt lợi nhuận 34% năm 2024
Trong bối cảnh nhiều nhà đầu tư chứng khoán thua lỗ nặng, nhờ lựa chọn được những doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tốt và nắm giữ trong dài hạn, trong năm 2024, quỹ mở đã đạt được hiệu suất lợi nhuận tốt,
Đầu tư thông minh - 14/01/2025 11:00
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Phó Đức Nam - Mr.Pips, đằng sau sự hào nhoáng xa hoa tuổi 30
Pháp luật - Update 1 month ago
Doanh nhân Chu Lập Cơ - Từ đỉnh cao đến vực sâu
Pháp luật - Update 1 month ago
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thị trường - Update 2 month ago