[CAFÉ Cuối tuần] Cây xăng Nhật và bê bối gian lận ở Kobe Steel: Có phải cái gì của Nhật cũng là 'chuẩn mực'?

HỒ MAI
10:03 14/10/2017

Nhiều người Việt kỳ vọng cây xăng "chuẩn Nhật" như một "cứu cánh" cho niềm tin về sự trung thực, tin cậy, chu đáo trong cung cách bán hàng, chất lượng sản phẩm, trong khi vụ bê bối của Kobe Steel lại gửi đi một thông điệp đến thị trường rằng sản phẩm của các công ty Nhật có thể không hoàn hảo.

Khi câu chuyện cây xăng "chuẩn Nhật" Idemistu Q8 100% vốn nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam còn chưa hết "sốt" trên các diễn đàn thì dư luận Nhật Bản lại đang phẫn nộ với bê bối của tập đoàn sản xuất thép hàng đầu Kobe Steel khi hãng này thừa nhận làm giả dữ về chất lượng nhôm và đồng trong các sản phẩm được cung cấp ra thị trường.

Trong khi người Việt dành lời tán đương văn hóa kinh doanh của Nhật Bản qua hình ảnh Tổng giám đốc Idemitsu Q8 đội mưa, cúi chào khách đến đổ xăng tại trạm xăng trong khu công nghiệp Thăng Long (Hà Nội) thì tại Nhật, lãnh đạo Kobe Steel đã phải gập người xin lỗi trong buổi họp báo vì bê bối gây ra.

cay xang nhat - kobe steel

Hình ảnh lãnh đạo Kobe Steel cúi đầu xin lỗi trong buổi họp báo (trái), Tổng giám đốc Idemitsu Q8 đội mưa, cúi chào khách đến đổ xăng tại trạm xăng trong khu công nghiệp Thăng Long (phải).

Người Nhật có câu thành ngữ "Bông lúa chín là bông lúa cúi đầu" và coi đây là kim chỉ nam cho văn hóa ứng xử của mình. Cúi chào là hành động phổ biến trong cách hành xử đời thường cũng như trong nền văn hóa doanh nghiệp xứ sở Phù Tang.

Tuy nhiên, hành động như "chuyện thường tình ở huyện" của người Nhật lại tương đối "lạ lẫm" ở Việt Nam, do vậy, trạm xăng Idemitsu Q8 không chỉ mang lại một "làn gió mới" mà nhiều người Việt còn kỳ vọng đây như một "cứu cánh" cho niềm tin về sự trung thực, tin cậy, chu đáo trong cung cách bán hàng và chất lượng sản phẩm.

Không dễ để thống kê có bao nhiêu người Việt là "tín đồ" Nhật Bản nhưng có thể nói người Nhật đã thành công tại Việt Nam khi tạo được ấn tượng bất di bất dịch cứ "hàng Nhật" là "chuẩn", "tốt", "bền".

"Chất lượng Nhật Bản" hay "made in Japan" vẫn luôn chiếm được niềm tin và thiện cảm của nhiều người trên thế giới từ xe Nhật, điện tử Nhật, nông nghiệp Nhật, cách ăn uống, văn hóa ứng xử, lối sống, thậm chí đến ngành công nghiệp sex của Nhật Bản cũng được xem là "chuẩn mực".

Trong suốt nhiều thập kỷ qua, các doanh nghiệp hàng đầu Nhật Bản vẫn được cả thế giới nể trọng bởi thương hiệu, uy tín và sự bền vững dựa vào chất lượng.

Tuy nhiên, gần đây, một chuỗi những vụ bê bối gây thiệt hại cho cổ đông, khiến người tiêu dùng phẫn nộ, các cơ quan chức năng nổi giận, các doanh nghiệp Nhật lại càng thu hút sự chú ý của thế giới nhưng trên phương diện không mấy tích cực.

Vụ bê bối mới nhất đến từ Kobe Steel như “đổ thêm dầu vào lửa” sau khi tập đoàn thép hàng đầu Nhật Bản này công bố đã gian dối về độ bền và độ khỏe của thép sử dụng trong hàng loạt sản phẩm như ô tô, tàu cao tốc, máy bay và thậm chí thiết bị quốc phòng.

Hàng loạt các đại gia ngành ô tô của Nhật như Toyota, Nissan, Honda, Mitsubishi Motor, Subaru và Mazda cùng các công ty hàng không và các nhà thầu quốc phòng như Mitsubishi Heavy Industries, Kawasaki Heavy Industries và IHI đều sử dụng vật liệu đầu vào bị làm giả dữ liệu của nhà sản xuất sắt thép lớn mạnh này.

Theo công ty kỹ thuật Hitachi, hệ thống tàu cao tốc Shinkansen nổi tiếng của Nhật Bản và các đoàn tàu cao tốc ở Anh cũng sử dụng nhôm của Kobe Steel.

2 thương hiệu ô tô Mỹ là Ford và General Motors cũng được cho là mua hàng triệu tấn kim loại từ nhiều nhà sản xuất khắp nơi trên thế giới, bao gồm cả Kobe Steel.

Hồi năm 2016, Shinko Wire, công ty con của Kobe Steel, cũng thừa nhận một bộ phận đã thổi phồng dữ liệu về độ bền chắc của sản phẩm dây thép không rỉ. Người phát ngôn của nhà sản xuất thép Nhật Bản cho biết thêm, việc gian lận tại Kobe Steel thực tế có thể đã kéo dài suốt 10 năm qua.

Chuyên gia phân tích Yi Zhu của Bloomberg Intelligence tại Hồng Kông nhận định, vụ bê bối của Kobe Steel gửi đi một thông điệp đến thị trường rằng sản phẩm của các công ty Nhật có thể không hoàn hảo và điều này tạo cơ hội cho các nhà sản xuất từ các quốc gia khác như Trung Quốc.

Trong thập kỷ qua, nhà sản xuất túi khí Nhật Bản Takata đã phải đối diện với một tấn kịch buồn khi các sản phẩm túi khí do hãng sản xuất ra đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 17 người và làm hơn 100 người khác bị thương.

20 năm trước, nhiều hãng xe đồng loạt quyết định sử dụng công nghệ giá rẻ của Takata. Họ bỏ ngoài tai những cảnh báo về an toàn, để rồi đã có ít nhất 17 người ra đi mãi mãi. Takata đã rơi vào tình trạng phá sản sau những đợt triệu hồi xe lớn nhất trong lịch sử ngành công nghiệp ô tô toàn cầu.

Tập đoàn Toshiba danh tiếng một thời cũng đang đứng bên bờ vực phá sản do những yếu kém, sai phạm trong quản lý, trong đó đáng chú ý nhất là vụ bê bối kế toán gây chấn động thế giới năm 2015. Vụ gian lận “thổi phồng” lợi nhuận trong suốt 7 năm của Toshiba đã khiến 3 chủ tịch của tập đoàn bị sa thải, dẫn tới mức thua lỗ kỷ lục và buộc hãng phải sa thải nhân viên, bán tháo nhiều mảng kinh doanh.

Sự suy sụp của Toshiba càng mở ra làn sóng hoài nghi về quản trị doanh nghiệp ở Nhật Bản. Vụ bê bối như gáo nước lạnh giội vào những nỗ lực tuyên truyền về nền văn hóa thân thiện với cổ đông và một phong cách quản trị mới của Chính phủ ông Abe.

Năm ngoái, Mitsubishi Motors cũng thừa nhận đã thao túng số liệu về mức độ tiêu hao năng lượng trên 625.000 thiết bị, trong đó có nhiều dòng xe cung cấp cho Nissan Motor.

mitsubishi-motors

Tetsuro Aikawa, CEO Mitsubishi Motors cúi đầu nhận lỗi trong họp báo. Ảnh: NBC

Tháng 3 năm nay, hãng lốp xe Toyo Tire & Rubber thừa nhận một bộ phận trong công ty đã thao túng dữ liệu kiểm tra chất lượng các sản phẩm cao su dùng trong các tòa nhà có khả năng chịu động đất, cho 18 khách hàng trong suốt 1 thập kỷ qua.

Chỉ một tuần trước, hãng sản xuất ô tô Nissan Motor của Nhật Bản thông báo sẽ thu hồi hơn 1,2 triệu chiếc do không vượt qua bài kiểm tra an toàn trước khi được đăng ký và bán tại quê nhà. Động thái này được cho là sẽ khiến Nissan thất thu lên tới hàng tỷ yên và phủ "mây đen" lên thương hiệu của hãng.

Ông Jesper Koll, Giám đốc điều hành WisdomTree Japan - một công ty đầu tư tại Tokyo, lại cho rằng việc ngày càng có nhiều vụ bê bối của công ty Nhật được đưa ra ánh sáng có thể là một dấu hiệu cho thấy Nhật Bản đang làm tốt hơn trong việc lật tẩy những sai phạm.

“Tôi không tin hệ thống của Nhật đang đi xuống. Người Nhật coi trọng vấn đề này một cách cực kỳ nghiêm túc. Họ đề cao quy tắc và sự chính xác. Tôi cảm thấy lo hơn về việc chúng ta chưa từng nghe về vụ gian dối nào xảy ra tại các công ty công nghiệp của Mỹ”, ông Koll nói với Bloomberg.

Tờ BBC từng mở đầu một bài viết bằng câu "Xin lỗi là một nghệ thuật tại Nhật Bản" và có ít nhất 20 cách để làm điều đó. Ngoài cúi chào thì xin lỗi cũng là một phần trong văn hóa doanh nghiệp Nhật. Thời gian qua, đã có những cái cúi đầu từ những vị CEO của các thương hiệu Nhật danh tiếng Takata, Toshiba, Mitsubishi Motors và mới nhất là Kobe Steel.

Nhưng những lời “thú tội” và "xin lỗi" của các doanh nghiệp hàng đầu Nhật Bản liệu có kéo lại niềm tin đang lung lay về chuẩn mực “made in Japan”?

Tags:
Tags:
  • Cùng chuyên mục
Đà Nẵng kêu gọi đầu tư dự án đường sắt đô thị kết nối sân bay

Đà Nẵng kêu gọi đầu tư dự án đường sắt đô thị kết nối sân bay

TP. Đà Nẵng kêu gọi đầu tư dự án Đường sắt đô thị với tuyến chính là sân bay Đà Nẵng - biển Mỹ Khê dài 14,9km với 19 trạm dừng và 1 depot.

Đầu tư - 13/11/2024 14:10

Quảng Nam đề nghị bàn giao hơn 860ha đất để đầu tư mở rộng sân bay Chu Lai

Quảng Nam đề nghị bàn giao hơn 860ha đất để đầu tư mở rộng sân bay Chu Lai

Tỉnh Quảng Nam đề nghị bàn giao khoảng 868ha đất để sớm triển khai các hồ sơ, thủ tục liên quan xã hội hóa đầu tư, khai thác Cảng hàng không Chu Lai theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Đầu tư - 13/11/2024 09:39

Nghệ An đầu tư hơn 96.000 tỷ cho hạ tầng kỹ thuật Khu Kinh tế Đông Nam

Nghệ An đầu tư hơn 96.000 tỷ cho hạ tầng kỹ thuật Khu Kinh tế Đông Nam

UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành Quyết định phê duyệt kế hoạch thực hiện điều chỉnh tổng thể quy hoạch xây dựng Khu Kinh tế Đông Nam Nghệ An đến năm 2040.

Đầu tư - 13/11/2024 09:35

Chuyển đổi kép: Doanh nghiệp FDI phát huy vai trò dẫn dắt

Chuyển đổi kép: Doanh nghiệp FDI phát huy vai trò dẫn dắt

Chuyển đổi số - chuyển đổi xanh đang là xu hướng tất yếu, vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với DN, cần có sự dẫn dắt của DN tiên phong, trong đó có vai trò quan trọng của DN FDI.

Đầu tư - 13/11/2024 06:00

Diễn biến mới loạt dự án bất động sản tại Bình Định

Diễn biến mới loạt dự án bất động sản tại Bình Định

Tại Bình Định, dự án bất động sản của CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt đang tăng tốc. Bên cạnh đó, loạt dự án nhà ở được chính quyền địa phương điều chỉnh tiến độ, chủ trương đầu tư.

Bất động sản - 12/11/2024 15:56

AI có thể vượt qua con người trong 10 năm tới

AI có thể vượt qua con người trong 10 năm tới

Theo chuyên gia, AI đã tiến hoá đến bước suy luận và có thể phân tích thị giác con người. Điều này có thể khiến AI vượt qua con người chỉ trong khoảng 10 năm tới, với bước phát triển như hiện tại.

Công nghệ - 12/11/2024 14:44

VDSC: Giải ngân vốn đầu tư công khó về đích

VDSC: Giải ngân vốn đầu tư công khó về đích

CTCP Chứng khoán Rồng Việt ước tính giải ngân vốn đầu tư cả năm 2024 chỉ đạt xấp xỉ 689 nghìn tỷ đồng, tương đương 85,5% kế hoạch.

Đầu tư - 12/11/2024 14:39

Thành lập Ban chỉ đạo Dự án nhân rộng mô hình khu công nghiệp sinh thái

Thành lập Ban chỉ đạo Dự án nhân rộng mô hình khu công nghiệp sinh thái

Ban chỉ đạo do Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Thị Bích Ngọc làm Trưởng ban, được sử dụng con dấu của Bộ KH&ĐT để điều hành công việc thuộc thẩm quyền…

Đầu tư - 12/11/2024 09:00

Chạy nước rút giải ngân vốn đầu tư công cuối năm

Chạy nước rút giải ngân vốn đầu tư công cuối năm

Trong hai tháng cuối của năm 2024, TP. HCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai đang chạy nước rút để giải ngân vốn đầu tư công tại các công trình, dự án trọng điểm.

Đầu tư - 12/11/2024 08:57

Giá chung cư sơ cấp Hà Nội đã tăng từ 40 lên 72 triệu đồng/m2 sau 11 quý liên tiếp

Giá chung cư sơ cấp Hà Nội đã tăng từ 40 lên 72 triệu đồng/m2 sau 11 quý liên tiếp

Theo OneHousing, giá bán trung bình căn hộ sơ cấp toàn thị trường Hà Nội đã tăng đáng kể, từ 40 triệu đồng/m2 đầu năm 2022 lên khoảng 72 triệu đồng/m2 vào quý III/2024. Mặt bằng giá sơ cấp tăng do nguồn cung mở mới chủ yếu ở các phân khúc cao cấp, hạng sang.

Đầu tư - 12/11/2024 08:19

Cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo được tăng tỷ lệ vốn nhà nước

Cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo được tăng tỷ lệ vốn nhà nước

Dự án cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo sẽ được áp dụng cơ chế đặc thù khi tăng nguồn vốn nhà nước lên 70%, vượt tỷ lệ vốn nhà nước theo luật PPP.

Đầu tư - 11/11/2024 18:25

Hủa Na vay hơn 487 tỷ mua lại nhà máy thủy điện Nậm Nơn

Hủa Na vay hơn 487 tỷ mua lại nhà máy thủy điện Nậm Nơn

CTCP Thủy điện Hủa Na vừa có quyết định phê duyệt đơn vị cấp tín dụng và nội dung dự thảo hợp đồng tín dụng, các dự thảo hợp đồng thế chấp tài sản, quyền tài sản cho Dự án Đầu tư mua nhà máy thủy điện Nậm Nơn.

Đầu tư - 11/11/2024 14:20

HHV gọi vốn thành công dự án cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh

HHV gọi vốn thành công dự án cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh

HHV vừa thông qua nghị quyết phát hành cổ phiếu riêng lẻ giai đoạn 2024-2025, dự kiến huy động 415 tỷ đồng theo kế hoạch tăng vốn đã nêu trong Nghị quyết ĐHCĐ 2024.

Đầu tư - 11/11/2024 06:30

Doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn gặp khó trong các chính sách hỗ trợ

Doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn gặp khó trong các chính sách hỗ trợ

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn còn gặp khó khi tiếp cận các thể chế, cơ chế, chính sách hỗ trợ, đặc biệt là tiếp cận nguồn vốn vay và các gói tính dụng.

Đầu tư - 10/11/2024 13:57

Một doanh nghiệp muốn đầu tư khu nghỉ dưỡng 1.500 tỷ ở Quảng Nam

Một doanh nghiệp muốn đầu tư khu nghỉ dưỡng 1.500 tỷ ở Quảng Nam

Công ty TNHH Adventure Ocean xin nghiên cứu, đề xuất để tham gia đầu tư dự án Khu nghỉ dưỡng Trung Phường ở huyện Duy Xuyên (tỉnh Quảng Nam) với tổng vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng.

Đầu tư - 10/11/2024 13:30

Đi tìm gánh nặng của doanh nghiệp bất động sản?

Đi tìm gánh nặng của doanh nghiệp bất động sản?

Tiền sử dụng đất luôn là một trong những yếu tố "nặng gánh nhất" với các doanh nghiệp bất động sản. Bởi, khoản chi phí này không chỉ đòi hỏi doanh nghiệp phải chuẩn bị nguồn lực tài chính lớn mà còn tốn rất nhiều thời gian.

Đầu tư - 10/11/2024 10:19