Trạm xăng người Nhật đe dọa ‘gã khổng lồ’ Petrolimex như thế nào?

Nhàđầutư
Đã có những tác động trước mắt từ Petrolimex khi trạm xăng FDI đầu tiên của người Nhật xuất hiện trên đường Phạm Văn Đồng...
BẢO NGỌC
12, Tháng 10, 2017 | 18:23

Nhàđầutư
Đã có những tác động trước mắt từ Petrolimex khi trạm xăng FDI đầu tiên của người Nhật xuất hiện trên đường Phạm Văn Đồng...

canh tranh

Chiếm thị phần lớn nhất cả nước, Petrolimex vẫn cảm thấy sợ trước Trạm Xăng Nhật? 

Hưởng lợi nhiều từ chính sách

Trong năm 2016, mảng kinh doanh xăng dầu của Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam (Petrolimex – mã PLX) chiếm đến khoảng 50% thị phần toàn ngành. PLX giải thích, điều này có thể bắt nguồn một phần từ mạng lưới 66 công ty và 5 công ty liên doanh liên kết. Đến năm 2017, dù đã giảm xuống 46% nhưng thị phần của PLX vẫn áp đảo so với các doanh nghiệp khác.

wti crude oil

Diễn biến giá dầu thô qua các năm 

Mảng kinh doanh này luôn chiếm tỷ trọng lớn trong kết quả kinh doanh của PLX. Năm 2016, kinh doanh xăng dầu chiếm đến 61,1% tổng doanh thu và 48,3% trong 6 tháng đầu năm 2017.

Trong bản cáo bạch lần đầu niêm yết trên sàn HOSE, PLX nhận định giá xăng dầu trên thế giới biến động thất thường có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, trong đó có Petrolimex.

Năm 2015 – 2016, dư cung toàn cầu do sự bùng nổ dầu đá phiến tại Mỹ đã khiến giá dầu lao dốc từ giữa năm 2014. Giữa năm 2014, một thùng dầu có giá 110 USD. Giá dầu sau đó đã giảm về vùng giá 30 USD trong bối cảnh nhu cầu yếu và nguồn cung từ Iran sắp tràn vào thị trường sau khi các lệnh trừng phạt quốc tế bị gỡ bỏ. Năm 2016, giá dầu thô thế giới mất hơn 30% và chỉ riêng đầu năm 2017 đã mất 20%.

Ảnh hưởng giá dầu đã tác động mạnh đến doanh thu PLX. Trước Nghị định 83/2014/NĐ-CP, kết quả kinh doanh của PLX nhạy cảm và chịu ảnh hưởng lớn từ biến động giá xăng dầu và tỷ giá khi Tập đoàn không được chủ động điều chỉnh giá bán để phân phối rủi ro.

PLX

Kết quả doanh thu của PLX qua các năm 

Từ năm 2011 -2014, doanh thu Tập đoàn tăng trưởng rất mạnh, nhưng lợi nhuận lại rất thấp. Đặc biệt, nửa cuối năm 2014 ghi nhận khi giá dầu thế giới lao dốc và giảm 57,10% trong kỳ và PLX phải đảm bảo tồn kho dự trữ tối thiểu là 30 ngày theo quy định Nhà nước khiến lợi nhuận sau thuế cả năm của PLX âm 9,1 tỷ đồng.  

Kể từ khi Nghị định 83/2014/NĐ-CP có hiệu quả từ năm 2015, kết quả kinh doanh của PLX đã có những tiến triển tích cực. Theo Nghị định, công thức tính giá cơ sở được tính bình quân của 15 ngày sát với ngày tính giá của chu kỳ dự trữ xăng dầu. Có thể thấy, giá bán lẻ xăng dầu càng giảm thì  biên lợi nhuận gộp và lợi nhuận sau thuế của PLX lại tăng trưởng khá mạnh. Điều này có thể thấy rõ rệt qua kết quả kinh doanh năm 2015 và 2016.

Nói về sự tăng trưởng mạnh trong năm 2016, PLX cho biết nguyên nhân đến từ chính sách giá linh hoạt hơn và cùng với đó là dư nợ của Petrolimex giảm 5.786 tỷ đồng giúp Tập đoàn tiết kiệm được đáng kể khoản chi phí lãi vay để gia tăng lợi nhuận.

Bình luận về cách tính giá mới này và sự tăng trưởng trong kết quả kinh doanh ở năm 2015 và 2016, VCBS cho rằng một phần nguyên nhân đến từ lợi nhuận định mức của doanh nghiệp luôn được cố định ở mức 300 VNĐ/lít và không chịu chi phối bởi giá nguyên liệu đầu vào.

VCBS kết luận, yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến tăng trưởng doanh thu của PLX chính là sản lượng tiêu thụ trong nước.

Tuy vậy, sau đà tăng trưởng mạnh mẽ ở hai năm tài chính 2015 và 2016, biên lợi nhuận gộp trong 6 tháng đầu năm 2017 của PLX giảm mạnh.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu hợp nhất PLX đạt 74.250 tỷ đồng, tăng 26,4% so với cùng kỳ. Tuy vậy, hệ số biên lợi nhuận gộp 2017 lại giảm mạnh chỉ còn 8,44%, trong khi 6 tháng đầu năm 2016 đạt đến 12,14%. Lợi nhuận sau thuế bán niên 2017 giảm 11,2% chỉ còn 2.015 tỷ đồng.

VCBS cho rằng, Bộ Công thương cũng đã nhận thấy sự bất cập trong cách tính giá cơ sở hiện tại và đã có một vài ý kiến đề xuất thay đổi cơ chế tính giá cơ sở sát hơn với chi phí thực tế của từng doanh nghiệp để bảo đảm lợi ích của người tiêu dùng. Do vậy, khả năng thay đổi cách tính sẽ khiến lợi nhuận gộp của PLX bị thu hẹp trong thời gian tới là khá cao.

Trạm xăng FDI đầu tiên có gì để cạnh tranh với Petrolimex?

Trạm xăng Idemitsu Q8 Petroleum được góp vốn bởi Công ty mẹ Idemitsu Kosan và Kuwait Petroleum International (KPI).

Được biết, Công ty mẹ Idemitsu Kosan có tiềm lực rất mạnh với mức vốn hóa thị trường lên đến 108,6 tỷ Yên, hiện đây là doanh nghiệp lớn thứ hai trong ngành xăng dầu Nhật Bản (sau Nippon Oil). Ngoài ra, Idemitsu khá dày kinh nghiệm ‘trận mạc’ ở thị trường nước ngoài khi từng mở cây xăng ở Bồ Đào Nha, Peurto Rico hay một nhà máy dầu nhờn ở Hoa Kỳ.  

Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn đã chính thức hoạt động trong năm nay và sản phẩm của nhà máy sẽ được phân phối trên cả nước bởi Idemitsu Q8 – công ty mẹ của đơn vị vận hành cây xăng 100% vốn nước ngoài đầu tiên ở Việt Nam. Doanh nghiệp này liên doanh với  Công ty Dầu khí Kuwait (KPI) chiếm đến 35,1% cổ phần trong tổng vốn 9 tỷ USD tại nhà máy lọc dầu Nghi Sơn.

Idemitsu Kosan coi nhà máy này là tiền đề để mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam và đặt trụ sở tại Hà Nội.

Với thị phần khổng lồ của PLX, trạm xăng vốn FDI đầu tiên rõ ràng này chưa đủ sức ảnh hưởng đáng kể để ‘đe dọa’ ông lớn Petrolimex ngay lập tức trong ngắn hạn, nhưng những động thái gần đây của PLX đủ để thấy dài hạn sẽ là câu chuyện khác.

Đóng cửa phiên giao dịch 12/10, cổ phiếu PLX đã giảm xuống mức 60.900 đồng. Đây cũng là vùng giá thấp nhất của cổ phiếu này trong 3 tháng giao dịch gần đây.  

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ