Cây xăng 'chuẩn Nhật' ra đời, Petrolimex lập tức treo băng rôn 'Người Việt dùng hàng Việt'

Nhàđầutư
Treo khẩu hiệu "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" tại tất cả các chi nhánh, cửa hàng xăng dầu trên toàn quốc, Petrolimex khiến dư luận băn khoăn liệu đây có phải cách đại gia bán lẻ xăng dầu Nhà nước có động thái phản đối và đang muốn cạnh tranh với xây xăng "chuẩn Nhật" đầu tiên ở Việt Nam?
HỒ MAI
12, Tháng 10, 2017 | 07:58

Nhàđầutư
Treo khẩu hiệu "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" tại tất cả các chi nhánh, cửa hàng xăng dầu trên toàn quốc, Petrolimex khiến dư luận băn khoăn liệu đây có phải cách đại gia bán lẻ xăng dầu Nhà nước có động thái phản đối và đang muốn cạnh tranh với xây xăng "chuẩn Nhật" đầu tiên ở Việt Nam?

Mới đây, Idemitsu Q8 Petroleum từ Nhật Bản đã mở trạm bán lẻ xăng dầu đầu tiên tại Khu công nghiệp Thăng Long (Hà Nội), nơi có nhiều doanh nghiệp của Nhật Bản "đóng quân". Sự kiện này đánh dấu lần đầu tiên có một trạm xăng 100% vốn nước ngoài tham gia kinh doanh tại thị trường xăng dầu trong nước.

Trước đó, thị trường này chủ yếu nằm trong tay những ông lớn như Petrolimex với 50% thị phần, PV Oil sở hữu khoảng 22% xếp thứ 2 và Saigon Petro sở hữu khoảng 6% thị phần.

idemistu q8

Cây xăng Idemitsu Q8 tại Khu công nghiệp Thăng Long.

Một sự trùng hợp "ngẫu nhiên" là tại thời điểm cây xăng 100% vốn nước ngoài Idemitsu Q8 chính thức vận tại Việt Nam thì Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) "tích cực" triển khai "Chương trình Nhận diện hàng Việt Nam - Tự hào hàng Việt Nam năm 2017".

Theo thông tin từ Petrolimex, hiện nay, băng rôn của "Chương trình Nhận diện hàng Việt Nam - Tự hào hàng Việt Nam năm 2017" đã được tập đoàn treo tại các chi nhánh, các cửa hàng xăng dầu trực thuộc Tập đoàn trên toàn quốc.

Nhân chương trình này, Petrolimex muốn "tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để người tiêu dùng nhận thức đúng chất lượng của sản phẩm, hàng hóa Việt Nam góp phần xây dựng thương hiệu và nhận diện hàng Việt". 

Petrolimex cho biết, còn khoảng một tuần lễ nữa, chương trình này sẽ chính thức diễn ra.

petrolimex

Cửa hàng Xăng dầu số 1 trực thuộc Petrolimex Phú Khánh treo băng rôn "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Ảnh: Petrolimex

Sự kiện ngẫu nhiên này khiến nhiều người băn khoăn liệu đây có phải cách "đại gia" bán lẻ xăng dầu Nhà nước có động thái phản đối và đang muốn cạnh tranh với xây xăng "chuẩn Nhật" đầu tiên ở Việt Nam?

PLC

Một số Website của các chi nhánh xăng dầu Petrolimex đã đồng loạt thay ảnh bìa hưởng ứng Chương trình Nhận diện hàng Việt Nam - Tự hào hàng Việt Nam năm 2017.

Liên doanh Idemitsu Q8 Petroleum LLC - đơn vị vận hành trạm xăng Idemitsu Q8 - do Idemitsu Kosan (Nhật Bản) và Kuwait Petroleum International Ltd (Kuwait) thành lập hơn một năm trước, mỗi bên sở hữu 50% vốn điều lệ.

Đáng chú ý, Idemitsu Kosan chính là cổ đông lớn sở hữu tới 35,1% vốn tại Lọc hóa dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa), vì vậy, sản phẩm của Lọc hóa dầu Nghi Sơn sẽ được Idemitsu Q8 Petroleum LLC phân phối chính thức.

Như vậy, xăng của Idemitsu Q8 cũng là hàng Việt 100%.

Dù khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Việt Nam không có chủ trương cho doanh nghiệp nước ngoài vào kinh doanh, phân phối, xuất nhập khẩu xăng dầu nhưng trong từng trường hợp cụ thể, Chính phủ cũng có những cam kết ngoại lệ. 

Người nước ngoài được cho là đã có thể tham gia hợp pháp vào thị trường xăng dầu Việt Nam từ khi việc cổ phần hóa doanh nghiệp đầu mối xăng dầu của Việt Nam được triển khai. Theo đó, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đã bán 103,5 triệu cổ phần, tương đương 8%, cho đối tác chiến lược là JX Nipppn Oil & Energy (Nhật Bản). Đồng thời, giảm tỉ lệ sở hữu vốn của cổ đông nhà nước do Bộ Công Thương làm đại diện xuống còn 75,87%.

Liên doanh Nhật Idemitsu Q8 Petroleum LLC được tham gia thị trường bán lẻ xăng dầu Việt Nam nhờ tiền đề doanh nghiệp này tham gia vào nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn.

Trước Idemitsu Kosan, Tập đoàn Total - thương hiệu năng lượng của Pháp - cũng đã xuất hiện trên thị trường bán lẻ xăng dầu từ những năm 1990, hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực khí hoá lỏng, dầu nhờn và xăng dầu. 

Tuy nhiên, sau gần 20 năm hoạt động, thị phần bán lẻ xăng dầu của Total rất khiêm tốn, chưa có vị trí trong bản đồ thị phần bán lẻ xăng dầu Việt Nam. Công ty này hiện đang phát triển các trạm xăng dầu tại khu vực miền Trung, dưới hình thức nhượng quyền thương hiệu Total.

Trong một diễn biến khác, cây xăng "chuẩn Nhật" này cũng đang gây "sốt" với hình ảnh là ông Hiroaki Honjo, Tổng giám đốc Idemitsu Q8 Petroleum LLC, đứng “đội” mưa, gập người cúi chào khách hàng ở Việt Nam. Không chỉ ông Honjo, mà các nhân viên cũng cúi đầu chào các khách hàng, thậm chí còn lau kính ô tô miễn phí cho khách hàng.

giam doc cay xang Nhat

  Hình ảnh ông Hiroaki Honjo, Tổng giám đốc Idemitsu Q8 Petroleum LLC, đứng “đội” mưa, gập người cúi chào khách hàng ở Việt Nam.

Hiện chưa rõ đây có phải là phương thức "khuyến mãi" dịp khai trương hay là chính sách lâu dài của trạm xăng này.

Các chuyên gia cho rằng, sự xuất hiện của cây xăng với mức độ chính xác được cho là đến 0,01 lít sẽ tạo ra các thách thức lớn đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nội địa.

Lâu nay, thị trường xăng dầu gần như là độc quyền của các doanh nghiệp trong nước, sức cạnh tranh chưa thể hiện rõ. Thực tế đã có hiện tượng nhiều cây xăng gian lận, gắn “chip” bị xử phạt.

Nhiều ý kiến bình luận trên mạng xã hội còn cho rằng động thái được cho là có "ý tứ" phản đối Idemitsu Q8 của Petrolimex, giống như taxi truyền thống phản đối Uber và Grab, hai công ty nước ngoài đang cung cấp dịch vụ vận chuyển tại Việt Nam.

Gần đây, nhiều xe taxi của hãng Vinasun gần đây còn dán khẩu hiệu đằng sau xe với nội dung "Đề nghị dừng thí điểm Grab và Uber vì quá nhiều bất công về điều kiện kinh doanh", "Yêu cầu Uber và Grab phải tuân thủ pháp luật Việt Nam"... 

Bộ Công Thương sau đó đã chỉ đạo Cục Quản lý Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng nghiên cứu và sớm có báo cáo về việc trên. Đặc biệt Cục sẽ kiểm tra xem "liệu có hành vi vi phạm cạnh tranh cũng như hành vi cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp hay không".

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ