[CAFÉ Cuối tuần] BOT xăng dầu
Không phải vô cớ mà nhiều đề xuất của Bộ Tài chính gần đây bị dư luận phản ứng mạnh, dù cơ quan này cho rằng sự thay đổi là "phù hợp với thông lệ quốc tế" và "đạt được sự đồng thuận cao".

Bộ Tài chính đang chịu rất nhiều sức ép khi ngân sách gặp khó
Vào đúng những ngày đỉnh điểm nắng nóng, khi hàng triệu phương tiện lưu thông không ngừng thải khói bụi khiến không khí thêm phần ngột ngạt, Bộ Tài chính lại đưa ra đề xuất tăng thuế bảo vệ môi trường (BVMT) với các mặt hàng xăng dầu lên kịch trần (tăng 1.000 đồng lên mức cao nhất 4.000 đồng/lít).
Giống như nhiều dự thảo, đề xuất khác của cơ quan đầu ngành như tăng thuế VAT từ 10% lên 12%, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập cá nhân hay “khai tử” nốt xăng A95 dành "đất" cho xăng E5, dư luận lại lên tiếng phản đối với phương án của Bộ Tài chính.
Có hai điều cần lưu ý, thứ nhất, đây không phải lần đầu tiên Bộ Tài chính đưa ra đề xuất này; thứ hai, để tránh tình trạng tăng “kịch khung” thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, Bộ này còn đưa ra ý tưởng… nới khung thuế từ 4.000 đồng/lít lên 8.000 đồng/lít (đối với xăng).
Nói về sự cần thiết phải tăng thuế BVMT cho xăng dầu, Bộ Tài chính nhấn mạnh chính sách thuế mới sẽ giảm tiêu thụ sản phẩm gây tác hại đến môi trường. Ngoài ra, nếu tăng thuế thêm 1.000 đồng/lít thì ngân sách Nhà nước mỗi năm sẽ tăng thu thêm 14.300 tỷ đồng - con số không hề nhỏ.
Trung bình, giá xăng hiện dao động ở ngưỡng trên dưới 20.000 đồng/lít, với mức thuế BVMT đang được đề xuất áp dụng 4.000 đồng/lít thì thuế này sẽ chiếm khoảng 20% giá xăng. Cùng với đó, mỗi lít xăng còn phải "cõng" thêm các loại phí gồm: chi phí định mức (1.050 đồng), lợi nhuận định mức (300 đồng), chi quỹ bình ổn (vừa được Liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh tăng hồi đầu tháng 5 là 451 đồng - 958 đồng/lít đối với xăng RON95 và E5).
Tính tổng cộng, số tiền mà người dân chi mua xăng dầu chỉ một nửa là giá thực của sản phẩm (giá nhập khẩu), còn lại là các loại thuế phí. Thống kê của Bộ Tài chính cho thấy, khoản thu từ thuế BVMT tăng gấp 4 lần trong vòng 6 năm qua. Tuy nhiên tốc độ tăng chi cho sự nghiệp bảo vệ môi trường chỉ bằng 1/4 tốc độ tăng thu.
Cụ thể, tổng số thu thuế BVMT năm 2012 là khoảng 11.160 tỷ đồng, tăng đột biến lên hơn 27.000 tỷ vào năm 2015 do tăng thuế BVMT với xăng dầu từ 1.000 đồng/lít lên 3.000 đồng/lít. Năm 2016 thu khoảng 44.323 tỷ đồng và năm 2017 là khoảng 44.825 tỷ đồng. Ngược lại, số chi cho sự nghiệp bảo vệ môi trường lại tăng không đáng kể, từ 9.000 tỷ đồng năm 2012 lên 12.290 tỷ đồng sau 5 năm và chỉ chiếm khoảng 1% ngân sách.
Bảo vệ môi trường có cần thiết không? - Đương nhiên cần. Tăng thu cho ngân sách có cần thiết không? - Đương nhiên cần. Vậy tại sao người dân lại phản đối? Không chỉ vậy, hàng loạt bộ, ban ngành từ Công Thương, Kế hoạch & Đầu tư, Công an, Tài nguyên & Môi trường và cả Bộ VH-TT&DL cũng đã lên tiếng cảnh báo đề xuất của Bộ Tài chính?
Vì sao Bộ Tài chính gần như đơn thương độc mã trong “cuộc chiến” tăng thu cho ngân sách?
Câu hỏi này không khó để trả lời, ngân sách đang rất eo hẹp, áp lực nợ công lớn, trong khi không thể tiếp tục vay nợ nước ngoài để chi trả cho các hoạt động công. Hay nói cách khác, nếu không tìm mọi cách tăng thu ngân sách, khoảng chênh bội chi sẽ ngày một doãng ra và tới một thời điểm sẽ không thể bù đắp nổi. Đó là mối đe doạ lớn nhất của một nền kinh tế.
Phải thông cảm cho áp lực của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, tư duy cào bằng, muốn người dân chia sẻ sức ép này với loạt đề xuất tăng thuế vừa qua là không công bằng với người dân, xã hội.
Những đề xuất tăng thuế mang tính áp đặt của Bộ Tài chính khiến người ta liên tưởng đến một hiện tượng xã hội rất nóng vừa qua là các trạm BOT đặt trên các tuyến đường độc đạo. Xăng dầu và BOT đều là các sản phẩm không thể thay thế. Việc quản lý các loại hình kinh doanh độc quyền này, bởi vậy, cần một góc nhìn và tư duy độc lập của nhà điều hành. BOT đã bị phản đối rất nhiều và Quốc hội, Chính phủ đã yêu cầu phải có những đánh giá toàn diện, trên cơ sở đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan.
Đối với các chính sách về thuế, và với mặt hàng nhạy cảm như xăng dầu, Bộ Tài chính cần đặt vị trí của mình vào các bên chịu ảnh hưởng, để có được quyết sách hợp lý nhất. Tăng thuế sẽ mang về một vài chục nghìn tỷ đồng, giải cơn khát cho ngân sách trong ngắn hạn, nhưng sẽ kìm hãm tăng trưởng trong dài hạn, và quan trọng hơn, là gây suy giảm, thậm chí mất niềm tin của người dân về cách thức điều hành của cơ quan này.
- Cùng chuyên mục
Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam đang tích cực giải quyết các quan tâm về kinh tế của Hoa Kỳ
Trong lĩnh vực kinh tế - thương mại - đầu tư, các bộ, ngành, cơ quan hữu quan của Việt Nam đang tích cực giải quyết các quan tâm hiện nay của Hoa Kỳ.
Sự kiện - 01/04/2025 06:28
Bà Cao Thị Hòa An giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên
Bà Cao Thị Hòa An, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phú Yên được Bộ Chính trị chuẩn y giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên.
Sự kiện - 31/03/2025 19:00
Đoàn doanh nghiệp hùng hậu tháp tùng Nhà Vua và Hoàng hậu Bỉ thăm Việt Nam
Chuyến thăm được kỳ vọng đẩy mạnh hợp tác trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế - thương mại - đầu tư, một trụ cột quan trọng trong quan hệ hai nước.
Sự kiện - 31/03/2025 16:47
Sắp 'khóa sổ' kiểm kê tài sản công, 4 bộ, ngành, địa phương chưa đăng ký đối tượng kiểm kê
Chỉ còn 3 ngày nữa là kết thúc việc kiểm kê thực tế tài sản công, tuy nhiên vẫn còn 3 bộ, ngành, 1 địa phương có đơn vị thậm chí vẫn chưa đăng ký đối tượng kiểm kê.
Sự kiện - 31/03/2025 06:00
Thủ tướng: Trước 30/5 phải xong thủ tục xử lý hơn 1.500 dự án vướng mắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tập trung giải quyết dứt điểm với 1.533 dự án vướng mắc, nếu có các dự án phát sinh thì tiếp tục giải quyết, với những vấn đề có tính cá biệt thì phải đề xuất cơ chế đặc thù để xử lý. Về thời hạn, các thủ tục để xử lý cho các dự án phải hoàn thành trước 30/5.
Sự kiện - 30/03/2025 15:53
Thủ tướng yêu cầu thông tuyến cao tốc từ Cao Bằng về Cà Mau trong 2025
Thủ tướng Phạm Minh chính yêu cầu, dứt khoát tới tháng 12/2025 phải thông tuyến cao tốc từ Cao Bằng qua Lạng Sơn về Hà Nội, vào TP.HCM và tới Đất Mũi (Cà Mau).
Sự kiện - 30/03/2025 06:42
Thủ tướng: Tăng trưởng GDP quý I/2025 'xấp xỉ 7%'
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng kinh tế trên 8% trong năm nay, tạo đà cho tăng trưởng 2 con số trong những năm tới.
Sự kiện - 29/03/2025 23:20
Doanh nghiệp Brazil sẽ đầu tư 100 triệu USD cho nhà máy chế biến thịt bò ở Việt Nam
Điều này được Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva công bố tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam-Brazil trưa 29/3 nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của ông.
Sự kiện - 29/03/2025 18:33
Tổng Bí thư: Đà Nẵng đang đứng trước những vận hội mới
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, TP. Đà Nẵng đang đứng trước những vận hội mới. Trung ương cũng có nhiều sự quan tâm, kỳ vọng với nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách ưu đãi, vượt trội.
Sự kiện - 29/03/2025 12:49
Hateco được giao 4.500 m2 đất tại quận Long Biên
TP. Hà Nội giao cho CTCP Hateco Long Biên sử dụng 4.500 m2 đất tại phường Thạch Bàn, quận Long Biên với mục đích sử dụng đất là thương mại dịch vụ.
Sự kiện - 29/03/2025 10:50
[Café Cuối tuần] Không còn phân biệt 'con đẻ - con nuôi': Cơ hội cho doanh nghiệp tư nhân!
Không phải ngẫu nhiên mà từ Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Phạm Minh Chính gần đây liên tục có những phát biểu và hành động cổ vũ, động viên các công ty tư nhân tham gia sâu hơn vào nền kinh tế quốc gia.
Sự kiện - 29/03/2025 10:19
Đưa thương mại song phương Việt Nam - Brazil lên 15 tỷ USD vào năm 2030
Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva, chiều 28/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã hội kiến với Tổng thống Brazil Lula da Silva.
Sự kiện - 29/03/2025 09:12
Hoàn thiện thể chế hiện thực hóa nguyên tắc 'lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ' trong lĩnh vực đầu tư
Hội thảo quốc tế "Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ" trong lĩnh vực đầu tư" sẽ diễn ra ngày 5/4 tại Quảng Ninh.
Sự kiện - 28/03/2025 19:47
Hà Nội phấn đấu là thành phố uy tín, có sức cạnh tranh cao
Theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong, Hà Nội đang phấn đấu trở thành thành phố có năng lực, uy tín, có sức cạnh tranh cao, từ đó tiến tới là thành phố kết nối toàn cầu.
Sự kiện - 28/03/2025 17:02
Brazil công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường
Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva thông báo Chính phủ Brazil quyết định gia nhập nhóm hơn 70 quốc gia đã công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.
Sự kiện - 28/03/2025 13:42
Chủ tịch Skoda: Việt Nam có rất nhiều lợi thế để tập đoàn hợp tác, đầu tư
Việt Nam có rất nhiều lợi thế để Tập đoàn Skoda Auto hợp tác, đầu tư, như hệ thống cảng biển, logistics, nguồn nhân lực dồi dào với tay nghề cao.
Sự kiện - 28/03/2025 07:05
- Đọc nhiều
-
1
Cổ đông lớn sẽ hỗ trợ Novaland thanh toán nợ khi cần thiết
-
2
Số phận nào cho 'siêu' dự án chống ngập ở TP.HCM?
-
3
CEO GELEX ví CADIVI như 'cô gái đẹp', đang tuyển chọn đối tác chiến lược để vươn tầm thế giới
-
4
Nhiều công ty, ngân hàng được dự báo có lãi quý I/2025 tăng mạnh
-
5
Ông Nguyễn Văn Tuấn nói về lý do rút khỏi HĐQT Gelex: 'Cổ đông lớn không nên tham gia điều hành doanh nghiệp'
Đáng đọc
- Đáng đọc
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 week ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 2 week ago
Điểm tên nhóm ngành hưởng lợi từ thương chiến
Đầu tư thông minh - Update 1 week ago
Khi nào cổ phiếu VNM đảo chiều?
Tài chính - Update 1 month ago