[Café cuối tuần] Bamboo Airways và tin đồn

Nhàđầutư
Ngay sau khi nhận chiếc Boeing 787-9 đầu tiên, trên mạng xã hội lan truyền thông tin thiếu kiểm chứng và đầy ác ý: Bamboo Airways thuê máy bay của một hãng hàng không Trung Quốc.
PHONG CẦM
28, Tháng 12, 2019 | 07:00

Nhàđầutư
Ngay sau khi nhận chiếc Boeing 787-9 đầu tiên, trên mạng xã hội lan truyền thông tin thiếu kiểm chứng và đầy ác ý: Bamboo Airways thuê máy bay của một hãng hàng không Trung Quốc.

Ngày 22/12 vừa qua, hãng hàng không Bamboo Airways thuộc Tập đoàn FLC của tỷ phú Trịnh Văn Quyết tổ chức lễ đón tàu bay Boeing 787-9 Dreamliner tại cảng hàng không quốc tế Nội Bài với sự chứng kiến của đại diện hãng sản xuất tàu bay Boeing và đông đảo báo giới.

CDBC9336-BD22-4955-9D72-1C244FA74016

Chiếc Boeing 787-9 mang tên "Ha Long Bay" vừa được Bamboo Airways tiếp nhận.

Được đặt tên riêng “Ha Long Bay”, đây là tàu bay thân rộng đầu tiên của Bamboo Airways cũng như của hàng không tư nhân Việt Nam và do vậy thu hút được sự quan tâm của đông đảo công chúng.

Một nhân tố khác khiến chiếc Ha Long Bay được chú ý là việc Bamboo Airways nhận tàu bay này từ Boeing sớm hơn 4 tháng so với kế hoạch. Theo thỏa thuận mà Tập đoàn FLC và Boeing ký kết ngày 25/6/2018, lịch bàn giao tàu bay là từ tháng 4/2020 đến hết năm 2021.

Ngay sau khi nhận chiếc Boeing 787-9 đầu tiên, trên mạng xã hội lan truyền thông tin Bamboo Airways thuê máy bay của một hãng hàng không Trung Quốc.

Dù thông tin chưa được kiểm chứng, nhưng tốc độ lan truyền đến chóng mặt khiến dư luận dậy sóng. Nhiều người còn rỉ tai nhau "đang có một âm mưu làm xấu hình ảnh hãng hàng không non trẻ Bamboo Airways".

Có thể nói từ khi Bamboo Airways ra đời đã trở thành một nhân tố mới mẻ, song dịch vụ và giá vé được nhiều người khen ngợi. Dù vậy, thật khó "làm dâu trăm họ" khi một luồng status trên mạng xã hội đang tìm cách bôi bẩn, chê bai, moi móc những thứ không đáng nói về hãng hàng không non trẻ này.

Khó chê về dịch vụ, ngay lập tức, một số người lại đưa tin Bamboo Airways thuê máy bay của một hãng hàng không Trung Quốc. Phản đối việc này, có nhà báo phải thốt lên rằng: "Cạnh tranh mà phải lợi dụng tâm lý bài Hoa của dân chúng, bịa đặt thông tin!".

Dư luận có quyền chê hoặc khen, yêu hoặc ghét. Việc dư luận lên tiếng nghi ngờ về việc Bamboo Airways thuê máy bay của GECAS (Mỹ) hay của CALC (Hồng Kông, Trung Quốc) cũng là dễ hiểu. Tuy nhiên, dưới góc độ khách hàng, nhiều người có lẽ sẽ không quan tâm nguồn gốc chiếc máy bay thuê ở đâu, vì thuê ở đâu thì nó vẫn đang còn rất mới và hãng sản xuất chính là Boeing của Mỹ. 

Thật may mắn là ngay lập tức, lãnh đạo Bamboo Airways ngay sau đó đã có phản hồi. Ông Đặng Tất Thắng - Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Giám đốc Bamboo Airways khẳng định: “Trong 4 chiếc Boeing 787-9 đầu tiên của hãng có 2 chiếc mới cứng, được giao trực tiếp từ nhà máy của Boeing ở Seattle và Charleston, Mỹ. Đây là hai chiếc thuộc thỏa thuận giữa Bamboo Airways và Boeing".

Ông Thắng cũng tiết lộ sẽ thuê hai tàu bay Boeing 787-9 từ một trong những công ty cho thuê tàu bay lớn nhất thế giới là GECAS.  GECAS thuộc tập đoàn General Electric (GE) - tập đoàn sản xuất động cơ tàu bay lớn nhất thế giới. Cả GECAS và GE đều là công ty đến từ Mỹ.

Ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch Tập đoàn FLC đồng thời là Chủ tịch Bamboo Airways cũng khẳng định: “Các bạn lấy thông tin từ đâu chúng tôi không quan tâm, nhưng chúng tôi khẳng định 2 chiếc máy bay Boeing 787-9 chúng tôi mua của Boeing, cụ thể là thoả thuận hợp tác giữa Tập đoàn FLC và Tập đoàn Boeing, thỏa thuận này được ký dưới sự chứng kiến của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump năm 2017”.

Theo ông Trịnh Văn Quyết, các thông tin đặt hàng của Bamboo với dòng máy bay Boeing 787-9 đã được đăng tải công khai trên website của Boeing. “Chúng tôi thuê của GECAS thuộc công ty cho thuê máy bay lớn nhất thế giới có trụ sở tại Mỹ”, ông Quyết nói với báo giới.

Về kế hoạch, trong tương lai, Bamboo dự kiến đội bay thân rộng bao gồm 12 máy bay Boeing 787-9 Dreamliner. Đến hết năm 2020 sẽ đóng vai trò chủ lực trên các đường bay trung và dài của Bamboo Airways như các đường bay xuyên lục địa kéo dài trên 5 tiếng đến Czech, Đức, Úc, Mỹ… hay đến các thị trường nguồn của Bamboo Airways tại Đông Bắc Á như Nhật Bản, Hàn Quốc…

Bamboo Airways cũng đặt mục tiêu giữ 30% thị phần hàng không nội địa vào năm 2020, mở rộng quy mô mạng bay lên 85 đường bay đến năm 2020, trong đó có 60 đường bay nội địa và 25 đường bay quốc tế.

Một chuyên gia kinh tế khi trao đổi với tác giả bài viết về những lời đồn ác ý khiến doanh nghiệp lao đao, trong đó có trường hợp của Bamboo Airways tuần qua, ông thẳng thắn: "Thương trường là chiến trường. Để trở thành thương hiệu mạnh, mang lại giá trị cho xã hội, Bamboo Airways phải biết vượt qua những tin đồn. Có như vậy mới trưởng thành và phát triển bền vững, góp phần phát triển ngành hàng không Việt Nam".

Có thể thấy, cạnh tranh bao giờ cũng tốt, nhân tố mới xuất hiện bao giờ cũng tốt. Cạnh tranh bình đẳng sẽ giúp nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm giá, có lợi cho người tiêu dùng. Không chỉ với lĩnh vực hàng không mà bất kỳ lĩnh vực nào cũng vậy. Đặc biệt là với nền kinh tế thị trường đang gia nhập sâu với khu vực và thế giới như hiện nay.

Phải khẳng định rằng, Vietnam Airlines là hãng hàng không mạnh, Vietjet cũng là hãng hàng không tốt. Nhưng chắc chắn, với người tiêu dùng, cần phải có thêm những hãng hàng không mới gia nhập thị trường như Bamboo Airways. Có như vậy, mới hạn chế được độc quyền hàng không, tăng tính cạnh tranh, nâng chất lượng dịch vụ, giảm giá vé... để người dân có thêm nhiều lựa chọn.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25030.00 25048.00 25348.00
EUR 26214.00 26319.00 27471.00
GBP 30655.00 30840.00 31767.00
HKD 3156.00 3169.00 3269.00
CHF 27071.00 27180.00 27992.00
JPY 159.45 160.09 167.24
AUD 15862.00 15926.00 16400.00
SGD 18109.00 18182.00 18699.00
THB 667.00 670.00 696.00
CAD 17920.00 17992.00 18500.00
NZD   14570.00 15049.00
KRW   17.26 18.81
DKK   3520.00 3646.00
SEK   2265.00 2349.00
NOK   2255.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ