Các nhà đầu tư Mỹ cân nhắc trước trò chơi quyền lực của Trung Quốc tại Hong Kong

Nhàđầutư
Các nhà phân tích ở Hoa Kỳ cho rằng các tập đoàn lớn có thể rời Hong Kong và chuyển sang Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan hoặc Việt Nam bởi họ 'lo ngại sâu sắc về tương lai của Hong Kong'. "Nếu không cẩn thận, họ sẽ giết chết con ngỗng vàng tài chính", các nhà đầu tư Mỹ nói.
CHÍ THÀNH
24, Tháng 05, 2020 | 07:05

Nhàđầutư
Các nhà phân tích ở Hoa Kỳ cho rằng các tập đoàn lớn có thể rời Hong Kong và chuyển sang Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan hoặc Việt Nam bởi họ 'lo ngại sâu sắc về tương lai của Hong Kong'. "Nếu không cẩn thận, họ sẽ giết chết con ngỗng vàng tài chính", các nhà đầu tư Mỹ nói.

Tờ South China Morning Post (SMCP), một tờ báo thân Trung Quốc xuất bản tại Hong Kong dẫn lời các nhóm kinh doanh, các chuyên gia về an ninh và pháp lý ở Washington cho rằng việc thông qua tới đây Luật An ninh Hong Kong mới tại Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc (Quốc hội Trung Quốc) sẽ làm xói mòn danh tiếng và sức hấp dẫn của Hong Kong trước con mắt của các nhà đầu tư nước ngoài.

_0 1 a a Hongkong-SCMP

Vai trò trung tâm kinh doanh toàn cầu của Hong Kong liệu có bị thay đổi trước các động thái của Trung Quốc? Ảnh minh họa của AFP

"Nếu họ không cẩn thận, họ sẽ giết chết con ngỗng vàng tài chính", James Lewis, người đứng đầu chương trình công nghệ tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) nói.

"Tôi nghĩ họ có thể tính toán sai về điều này. Đúng là có một sự miễn cưỡng khi nhận ra chính trị và kinh tế được gắn kết với nhau trong vấn đề này, và rõ ràng là người ta tin tưởng vào thị trường Hong Kong hơn là vào thị trường của chính họ", ông Lewis nói về quyết định của các nhà lãnh đạo Trung Quốc và ông cho rằng: "Điều này sẽ khiến luồng đầu tư chuyển sang Singapore".

Tương tự như vậy, ông Derek Scissors, một chuyên gia về Trung Quốc của Viện Doanh nghiệp Mỹ, một tổ chức bảo thủ của Hoa Kỳ  cũng cho rằng dòng vốn đầu tư mạnh mẽ tới Hong Kong hiện nay sẽ 'sút giảm và chuyển hướng bởi các doanh nghiệp cũng như nhân viên của họ lo ngại sẽ đối mặt với nhiều nguy cơ khi Luật An ninh mới được áp đặt trong tương lai gần tại Hong Kong".

Nhiều doanh nghiệp khác của Hoa Kỳ khi được hỏi cũng cho biết những áp lực của Luật An ninh mới của Trung Quốc tại Hong Kong sẽ khiến họ buộc phải rời bỏ thành phố này.

"Điều này sẽ khiến các tổ chức đầu tư và các quỹ đầu tư tư nhân cân nhắc các thị trường lân cận. Như vậy, các dòng tiến lẽ ra chảy tới Hong Kong sẽ chảy sang các địa chỉ hưởng lợi mới như Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc và Việt Nam", ông Euan Rellie thuộc BDA Partners, một ngân hàng đầu tư chuyên biệt cho thị trường châu Á, nói.

"Bộ luật mới có thể có những tác động đáng kể về mặt tài chính và ngoại giao. Chúng tôi đã nhận thấy đồng đô la Hong Kong yếu đi rõ rệt trước đồng đô la Mỹ và tôi dự đoán thị trường chứng khoán Hong Kong sẽ sớm bị ảnh hưởng", ông Rellie cho biết.

Kurt Tong, người từng là Tổng lãnh sự Mỹ tại Hong Kong cho đến tháng 7 năm ngoái, thậm chí còn cho rằng kế hoạch rời bỏ Hong Kong sẽ không chỉ giới hạn ở các công ty nước ngoài.

"Tôi buộc phải nghĩ rằng các công ty quốc tế, và kể cả các công ty Hong Kong và các công ty Trung Quốc sẽ bắt đầu lập kế hoạch dự phòng để tái cân bằng với việc sử dụng Hong Kong của họ. Toàn bộ quan điểm cho rằng Hong Kong là địa điểm cho các công ty nước ngoài, các công ty Hong Kong và các công ty Trung Quốc cùng làm việc, có thể sẽ thay đổi", ông Tong-người hiện là đối tác trong The Asia Group, một công ty tư vấn kinh doanh có trụ sở tại Washington nói.

Ông này cũng cho biết thêm đây thực sự là một mối lo ngại lớn đối với việc định hướng tương lai cho Hong Kong đối với các công ty quốc tế và trong lúc mọi người đang chờ đợi xem các chi tiết trong bộ luật an ninh mới ra sao thì việc đẩy nhanh việc thực thi nó lại khiến nhiều người thêm lo ngại.

_0 1 a a bieutinhHK AP

Dân Hong Kong biểu tình chống lại luật dẫn độ của Trung Quốc vào tháng 11 năm ngoái. Ảnh AP

Trong khi đó, theo các nhà phân tích, điều ít rõ ràng hơn việc các doanh nghiệp có thể rời bỏ Hong Kong lại chính là việc Mỹ làm gì để tác động lên quyết định của Trung Quốc tới Hong Kong.

Mỹ có thể hủy bỏ các quy chế ưu đãi đầu tư và thương mại đối với Trung Quốc, chấm dứt chương trình miễn thị thực cho Hong Kong, và có thể áp dụng mức thuế quan trừng phạt lên tới 25% với thương mại từ Hong Kong, tương xứng với mức đã từng áp dụng trong chiến tranh thương mại với Trung Quốc.

Các nhà phân tích cho rằng nếu điều này được thực hiện thì nó sẽ khiến cư dân ở Hong Kong bị tổn thương nhiều hơn so với Trung Quốc, bởi Hong Kong hiện nay là một trong những địa chỉ ít ỏi trên thế giới còn giữ được mức thặng dư thương mại với Mỹ, mặc dù chỉ còn cỡ 2,3 tỷ USD vào năm 2018.

Hơn nữa, phần lớn các công ty hiện đang hoạt động ở Hong Kong đang tập trung vào việc nghe ngóng các hành động ở cấp cao, không còn hoạt động theo nguyên tắc và ở chế độ chờ, theo dõi từng động tĩnh đến từ Bắc Kinh.

"Nếu người ta chờ đợi một thời điểm để đưa ra quan điểm thì đó chính là lúc này. Các công ty có thể hy sinh các lợi ích trước những mất mát để chờ đợi xem họ sẽ đưa ra quyết sách lớn nào", đại diện một nhóm doanh nghiệp không muốn tiết lộ danh tính nói.

"Trừ khi họ nhìn thấy những người lính Trung Quốc trên đường phố ở Hong Kong thì họ mới có khả năng đưa ra các phản ứng với doanh nghiệp của họ. Bởi quyết định đầu tư với họ luôn là một quyết định dài hạn, họ khó có thể thay đổi quyết định này chỉ trong vòng một tuần lễ", người đại diện cho doanh nghiệp này nói thêm.

Tuy nhiên, ảnh hưởng lâu dài sẽ rất lớn khi mà Trung Quốc tiếp tục làm xói mòn nguyên tắc 'Một quốc gia, hai chế độ' bằng cách phá vỡ hệ thống luật pháp, tăng cường việc kiểm soát các luồng thông tin và biến Hong Kong thành phần 'không thể tách rời với Trung Quốc', một số đại diện doanh nghiệp nhận định.

_0 1 a a coTQ va HK

Trung Quốc luôn khẳng định Hong Kong là một bộ phận không thể tách rời với Trung Quốc. Ảnh China Plus

Nhìn từ quan điểm của Trung Quốc thì rõ ràng nước này từ lâu đã thể hiện sự sẵn sàng hy sinh lợi ích kinh tế ngắn hạn để đảm bào sự vững bền về mặt chính trị, nắm giữ vững chắc quyền lực của mình, theo các nhà phân tích.

Điều quan trọng đáng nhớ là tầm quan trọng ngày càng kém đi của Hong Kong. Tại thời điểm chuyển giao cho Trung Quốc, nền kinh tế của Hong Kong chiếm cỡ 18% quy mô của nền kinh tế Trung Quốc. Nhưng giờ nó chỉ còn khoảng 3,7%, theo các con số của Ngân hàng Thế giới.

Hơn thế nữa, cũng cần nhìn nhận chính sách hướng các công ty chuyển các hoạt động tài chính từ Hong Kong sang Thượng Hải, vốn được áp dụng lâu nay từ phía Trung Quốc.

"Trong quá khứ, người ta còn lo ngại về vấn đề độc lập của Hong Kong, nhưng giờ thì không còn nữa. Chả còn ai ở Hong Kong mà vì Hong Kong nữa, mà họ đều vì lợi ích của Trung Quốc", người đại diện cho nhóm doanh nghiệp nói trên cho biết.

Đồng quan điểm về điều này, chuyên gia về Trung Quốc, ông Derek Scissors cho biết quan điểm của mình về nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình: "Ông Tập có thể phá vỡ các thỏa thuận của Trung Quốc ngay cả khi quyền lực cai trị của Đảng không bị đe dọa. Những hành động từ Mỹ và các nước khác sẽ ít hơn, ở mức độ yếu ớt hơn trong lúc các hành động của Trung Quốc lại nhiều hơn, mạnh hơn sẽ kiến việc kết nối kinh doanh tới Trung Quốc ít có giá trị hơn".

Tuy nhiên, nhiều người cho rằng điều này có thể tránh được nếu Trung Quốc và Hong Kong xử lý sớm hơn sự mất mãn công khai.

Theo Scott Kennedy, một nhà phân tích doanh nghiệp và kinh tế chính trị của CSIS: "Họ có thể tránh được tất cả những điều này. Việc họ không muốn thỏa hiện, dù chỉ 1 ly đã khiến mọi việc điên rồ hơn và việc lo ngại về tương lai của Hong Kong quả là điều khó tránh khỏi.

Mặc dầu vậy, mọi người đều cho rằng dù tâm điểm đều dồn tất cả vào hành động của Bắc Kinh, và phản ứng của chính quyền của ông Donald Trump nhưng trên tất cả, vẫn phụ thuộc vào cách mà người dân Hong Kong phản ứng thế nào.

"Hiện giờ thì mọi ánh mắt đang đổ dồn vào Bắc Kinh nhưng đến đầu tháng 6, họ sẽ chuyển sang phía Hong Kong", ông Kennedy nói và cho biết thêm rằng phản ứng của Hoa Kỳ sẽ phụ thuộc một phần vào việc 'liệu đó có phải là một cái gì đó cực kỳ khẩn cấp hay không, hay sự kiên nhẫn có khi sẽ mang lại giá trị nào đó'. 

(Theo SCMP)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25030.00 25048.00 25348.00
EUR 26214.00 26319.00 27471.00
GBP 30655.00 30840.00 31767.00
HKD 3156.00 3169.00 3269.00
CHF 27071.00 27180.00 27992.00
JPY 159.45 160.09 167.24
AUD 15862.00 15926.00 16400.00
SGD 18109.00 18182.00 18699.00
THB 667.00 670.00 696.00
CAD 17920.00 17992.00 18500.00
NZD   14570.00 15049.00
KRW   17.26 18.81
DKK   3520.00 3646.00
SEK   2265.00 2349.00
NOK   2255.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ