Các công ty trong nhóm Fortune 500 mong muốn giảm giá thành sản xuất linh kiện tại Việt Nam

Nhàđầutư
Theo Digitimes, trở ngại lớn nhất trong việc kêu gọi đầu tư vào Việt Nam từ các thương hiệu quốc tế chính là giá thành sản xuất linh kiện đang cao gấp 3 lần các quốc gia lân cận.
LIÊN THƯỢNG
23, Tháng 08, 2022 | 11:54

Nhàđầutư
Theo Digitimes, trở ngại lớn nhất trong việc kêu gọi đầu tư vào Việt Nam từ các thương hiệu quốc tế chính là giá thành sản xuất linh kiện đang cao gấp 3 lần các quốc gia lân cận.

8a2671d20153c30d9a42-1-1156

Tối ưu hóa chi phí, giảm giá thành sản xuất linh kiện sẽ giúp Việt Nam ghi điểm trong mắt các thương hiệu lớn quốc tế. Ảnh: Liên Thượng

Sức hút của thị trường trăm triệu dân

Cụ thể, trong bài viết về sự xuất hiện của các công ty nhóm Fortune 500 ở Việt Nam, nhật báo về ngành công nghiệp bán dẫn và điện tử nổi tiếng cho rằng, thị trường trăm triệu dân đang là điểm đến thu hút đầu tư của các thương hiệu lớn quốc tế.

Việc chuyển dịch hoạt động kinh doanh từ Trung Quốc sang Việt Nam của các thương hiệu hàng đầu quốc tế lĩnh vực sản xuất gia công của Việt Nam đã thu hút được 252 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và chiếm khoảng 60% tổng số các nước Đông Nam Á.

Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), đến hiện tại, có 34.898 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng giá trị 426,14 tỷ USD.

Đáng chú ý, Việt Nam đã thu hút 16,03 tỷ USD FDI trong 6 tháng đầu năm 2022, với 8,84 tỷ USD (chiếm 63%) đến từ lĩnh vực sản xuất chế biến công nghiệp.

Quốc gia trăm triệu dân này đã và đang thu hút khoản đầu tư liên tục từ các công ty trong danh sách Fortune 500 như Samsung, LG, Canon, Honda và Toyota. Mới nhất là sự xuất hiện của LEGO và Pandora với mức đầu tư lần lượt là 1 tỷ USD và 100 triệu USD cho 2 nhà máy tại Khu công nghiệp VSIP III (Bình Dương).

Phát biểu tại lễ ký trực tuyến giữa LEGO và VSIP hồi cuối năm rồi, ông Carsten Rasmussen, Giám đốc Vận hành của Tập đoàn LEGO cho biết, những kế hoạch của Chính phủ Việt Nam về đầu tư mở rộng cơ sở hạ tầng sản xuất năng lượng tái tạo và thúc đẩy hợp tác với các công ty đầu tư nước ngoài chất lượng cao là động lực để LEGO quyết định xây dựng nhà máy tại đây.

"Chúng tôi rất mong chờ được hợp tác với VSIP để xây dựng nhà máy hiện đại này, góp phần mang đến thêm hàng nghìn cơ hội việc làm mới cũng như gián tiếp hỗ trợ cho các doanh nghiệp và cộng đồng tại địa phương", ông Carsten Rasmussen cho hay.

Giá thành sản xuất linh kiện là thách thức

Sức hút là vậy, song, thị trường trăm triệu dân vẫn đối mặt với thách thức từ sự xuất hiện của các thương hiệu lớn quốc tế. Thách thức lớn nhất là giá thành sản xuất linh kiện cao gấp hai hay thậm chí, gấp ba lần các quốc gia lân cận.

Dẫn một số cuộc khảo sát về các công ty Mỹ do Phòng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc công bố vào tháng 5 năm nay, Digitimes cho biết, hơn một nửa số công ty này nói rằng họ sẽ giảm đầu tư tại Trung Quốc nếu các biện pháp kiểm soát Covid-19 của quốc gia này tiếp tục các biện pháp nghiêm ngặt trong suốt năm 2023.

Theo Savills, Việt Nam đang ở cửa ngõ của sự phát triển với nhiều tiềm năng để vươn xa hơn trong bản đồ thế giới. Tuy nhiên, ngành công nghiệp của Việt Nam cần nhìn vào bài học từ những nước khác trong khu vực và trên thế giới để tránh đi vào vết xe đổ và cần coi yếu tố xanh như là một điều kiện cần thiết trong phát triển công nghiệp.

Theo ông Dương Nguyên Bình, Văn phòng Hiệp hội Tự động hóa Việt Nam, các nhà đầu tư từ châu Âu, Mỹ và Nhật Bản, bao gồm Arevo, Fujikura Fiber Optics, Mabuchi Motor, Premo và Lixil, đang xem Việt Nam là trung gian trong việc cung cấp nguyên liệu thô và các sản phẩm khi chuỗi cung ứng toàn cầu tiếp tục đứt gãy do đại dịch.

Các công ty công nghệ nước ngoài đã mua hơn 400 bộ phận từ các nhà cung cấp Việt Nam để sử dụng trong các ngành công nghiệp của họ như điện, điện tử, máy móc chính xác, in 3D, robot và tự động hóa. Trong khi đó, các nhà sản xuất linh kiện điện tử tại Việt Nam cũng đang cố gắng mở rộng hoạt động kinh doanh.

Đơn cử như Haast Industry Việt Nam, công ty này đang đẩy nhanh việc xây dựng cơ sở sản xuất thứ hai và thứ ba vào cuối năm nay và năm 2023 để đáp ứng các đơn đặt hàng ngày càng tăng từ các đối tác.

Haast Industry là một trong 14 nhà cung cấp của Samsung Smart Factory tại Việt Nam. Công ty xây dựng cơ sở sản xuất đầu tiên vào năm 2019 và có thêm nhiều cơ hội kinh doanh mới khi Samsung chuyển từ Trung Quốc sang Đông Nam Á.

Các chuyên gia cho rằng, do thiếu kinh nghiệm và năng lực sản xuất nên giá thành sản xuất linh kiện tại Việt Nam cao gấp hai hoặc ba lần so với các quốc gia lân cận. Ngay cả khi có chương trình hợp tác, các nhà cung cấp linh kiện tại Việt Nam vẫn gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với các công ty Fortune 500 và buộc phải nhập khẩu hàng hóa.

Bên cạnh đó, khi chi phí vận tải, logistic tăng cao, chi phí sản xuất linh kiện sẽ tăng. Về lâu dài, nếu không cân bằng được bài toán chi phí sản xuất linh kiện sẽ gây ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư vào Việt Nam. Điều này dễ dẫn đến sự quay lưng của các thương hiệu lớn với thị trường trăm triệu dân.

Bà Lương Tú Anh, Tổng Giám đốc Công ty Nodex Asia, chuyên cung cấp nhân sự lao động chất lượng phân tích: “Người lao động Việt Nam chưa được đào tạo bài bản để đáp ứng tiêu chí mới của DN về trình độ, tay nghề.. trong khi hệ thống máy móc của DN đã được cải tiến, nâng cấp và tự động hoá; Chi phí sinh hoạt tại các thành phố lớn cao trong khi mức lương trả chưa đáp ứng được…”

Mới đây, Toyota Motor Việt Nam và Cục Công nghiệp Việt Nam đã ký biên bản hợp tác cập nhật kế hoạch tăng cường các ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam. Kể từ đó, Toyota đã kiểm tra các nhà cung cấp bằng cách gửi các chuyên gia đến các cơ sở, nhờ vậy đã giúp cải thiện sự hiệu quả của hoạt động sản xuất.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ