Các công ty lớn nhất thế giới ít đầu tư để hạn chế biến đổi khí hậu
Phần lớn các công ty lớn nhất thế giới hầu như không làm gì trong 5 năm qua để cắt giảm ô nhiễm, tác nhân đang làm trái đất nóng và gây ra biến đổi khí hậu mang đến những hậu quả thảm khốc cho con người.
Theo một báo cáo mới từ Tổ chức dữ liệu bền vững ESG Book, các công ty lớn có nhiều khả năng là thủ phạm gây ra hiện tượng độ nóng lên toàn cầu trong khi lại không tiết lộ lượng khí thải nhà kính của mình.

Thế giới đang đi chệch hướng để đạt được các mục tiêu về khí hậu. Trong khi đó, những công ty gây ô nhiễm lớn như Shell và BP đang chuyển trọng tâm trở lại nhiên liệu hóa thạch. Ảnh Robyn Beck/AFP/Getty Images
Nhà cung cấp dữ liệu bền vững hàng đầu thế giới nhận thấy rằng mới chỉ có 22% trong số 500 công ty đại chúng lớn nhất thế giới tính theo giá trị thị trường có các hành động phù hợp với Thỏa thuận Paris, nhằm hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp.
Đây cũng là mức tăng nhẹ từ con số 18% doanh nghiệp trong năm 2018.
Các nhà khoa học khí hậu coi mức tăng 1,5 độ nhiệt độ trung bình toàn cầu là một điểm bùng phát quan trọng, làm tăng lên khả năng lũ lụt nghiêm trọng, hạn hán, cháy rừng và gây thiếu lương thực trên phạm vi toàn cầu.
Gần một nửa, tương đương 45%, các công ty phải đối mặt với tình trạng nóng lên ít nhất 2,7 độ C, một mức độ nóng lên thảm khốc có thể khiến hàng tỷ người trên thế giới rơi vào tình trạng nóng bức nguy hiểm. Con số này giảm khá nhiều so với mức 61% trong năm 2018.
Daniel Klier, Giám đốc điều hành của ESG Book cho biết: "Dữ liệu của chúng tôi đưa ra một thông điệp rõ ràng: Chúng ta cần làm nhiều hơn nữa và nhanh chóng hơn nữa. Nếu không có sự thay đổi cơ bản trong cách vận hành của nền kinh tế toàn cầu, thì không biết những hậu quả tương lai sẽ như thế nào?".
Báo cáo này là báo cáo mới nhất trong chuỗi bằng chứng cho thấy thế giới đang đi chệch hướng để đạt được các mục tiêu về khí hậu. Trong lúc, các công ty gây ô nhiễm lớn như Shell và BP (BP) đang chuyển trọng tâm trở lại sản xuất nhiên liệu hóa thạch sau một năm bội thu lợi nhuận nhờ giá dầu và khí đốt tăng vọt.
Chậm tiến độ

Các mục tiêu hạn chế phát thải đang bị các công ty lớn nhất thế giới lờ đi. Minh họa nguồn City of Boulder
Trong phân tích của mình, ESG Book đã chỉ định 'điểm nhiệt độ' cho các công ty dựa trên dữ liệu phát thải được báo cáo công khai và các yếu tố như mục tiêu giảm phát thải để xác định mức độ đóng góp của các công ty cho các mục tiêu khí hậu toàn cầu.
Phân tích bao gồm các công ty có giá trị thị trường ít nhất là 10 tỷ USD ở Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Trung Quốc, Ấn Độ và Liên minh Châu Âu.
Phân tích cũng tính đến lượng khí thải trực tiếp từ các hoạt động cũng như lượng khí thải gián tiếp từ việc sử dụng các sản phẩm của các công ty. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các công ty dầu khí vì hầu hết lượng khí thải của họ được tạo ra từ việc đốt các sản phẩm của họ như xăng và nhiên liệu máy bay.
Tại Anh, Ấn Độ và EU, số lượng các công ty có mục tiêu giảm phát thải phù hợp với Thỏa thuận Paris hầu như không tăng kể từ năm 2018.
Tiến bộ ở Hoa Kỳ và Trung Quốc đã tốt hơn, mặc dù có nền tảng thấp hơn.
Tại Hoa Kỳ, 20% công ty có liên kết với các thỏa thuận Paris, tăng từ mức 11% vào năm 2018. Tại Trung Quốc, 12% có liên kết với Thỏa thuận Paris, so với chỉ 3% cách đây 5 năm.
"Điều đáng khích lệ là chúng tôi biết nên sử dụng đòn bẩy nào và nhiều công ty trong số này hiện đang hoạt động tích cực hơn nhiều. Nhưng như dữ liệu cho thấy, chúng ta không nhất thiết phải di chuyển đúng tốc độ", Klier nói với CNN.
Theo quan điểm của ông, cần có sự kết hợp giữa các chính sách nghiêm ngặt hơn của chính phủ, những thay đổi đối với hành vi của người tiêu dùng và những đột phá về công nghệ để mang lại một sự thay đổi có ý nghĩa trong quỹ đạo khí hậu hiện tại.
Ông nói, các nhà đầu tư, chẳng hạn như các quỹ hưu trí, cũng có vai trò quan trọng trong việc điều hướng nhiều vốn hơn vào các công nghệ tái tạo.
Có những dấu hiệu cho thấy dòng tiền này đang tăng tốc. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), lần đầu tiên số tiền đầu tư vào năng lượng mặt trời sẽ vượt qua mức đầu tư vào sản xuất dầu trong năm nay.
"Đối với mỗi USD đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch, khoảng 1,7 USD hiện đang được chuyển vào năng lượng sạch. Năm năm trước, tỷ lệ này là một đối một", Giám đốc điều hành IEA Fatih Birol cho biết trong một báo cáo vào tháng trước.
Tuy nhiên, hơn 1 nghìn tỷ USD dự kiến sẽ chảy vào dầu, khí đốt và than trong năm nay, cao hơn đáng kể so với mức phù hợp với việc thế giới đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, IEA cho biết.
Tổ chức Khí tượng Thế giới cho biết trong một báo cáo hồi tháng 5 rằng hiện có 66% khả năng nhiệt độ của hành tinh sẽ tăng lên trên 1,5 độ C trong ít nhất một năm trong 5 năm tới.
Tổ chức này cho biết, mặc dù đó chỉ là một sự vi phạm tạm thời, nhưng nó sẽ là tín hiệu rõ ràng nhất về mức độ biến đổi khí hậu đang tăng nhanh như thế nào, dẫn đến mực nước biển dâng nhanh, thời tiết khắc nghiệt hơn và sự sụp đổ của các hệ sinh thái quan trọng trên toàn thế giới.
- Cùng chuyên mục
'Cần bỏ thủ tục công bố hợp quy vì gây tốn kém cho doanh nghiệp'
Các đại biểu Quốc hội cho rằng, cần phải bãi bỏ toàn bộ các thủ tục về công bố hợp quy vì loại thủ tục này không phát huy hiệu quả trong thực tế, gây phiền hà, phát sinh chi phí cho doanh nghiệp.
Sự kiện - 10/05/2025 13:17
[Café Cuối tuần] Câu chuyện về các sắc thuế
Các sắc thuế, hóa ra, không chỉ là những con số khô khan, mà là câu chuyện về cuộc sống, công bằng, và những lựa chọn chính sách.
Sự kiện - 10/05/2025 10:24
'Trung Quốc sẵn sàng mở cửa thị trường tiêu dùng lớn thứ hai thế giới cho hàng hóa Việt Nam'
Trung Quốc sẽ đẩy nhanh hợp tác về đường sắt, kết nối giao thông, đẩy nhanh tiến độ xây dựng cửa khẩu thông minh, theo Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hà Vĩ.
Sự kiện - 10/05/2025 08:11
Hà Nội khai trương Trung tâm Báo chí Thủ đô
Trung tâm Báo chí Thủ đô Hà Nội hướng tới tích hợp các giải pháp công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo (AI) trong giám sát xu hướng, phân tích thông tin trên không gian mạng…
Sự kiện - 09/05/2025 17:24
Đại biểu Quốc hội: Cần đánh giá thận trọng việc đánh thuế nước ngọt
Một số ý kiến cho rằng việc đánh thuế nước ngọt có thể vô tình thúc đẩy tiêu dùng các sản phẩm đồ uống sản xuất thủ công không chính thức, vốn là những sản phẩm khó kiểm soát về chất lượng và an toàn thực phẩm.
Sự kiện - 09/05/2025 16:52
Sắp diễn ra chương trình 'Nhịp cầu kết nối Việt - Trung Hải Phòng 2025'
Chương trình "Nhịp cầu kết nối Việt - Trung Hải Phòng 2025" nhằm tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực.
Sự kiện - 09/05/2025 11:28
'Sắp xếp đơn vị hành chính ảnh hưởng lớn toàn bộ quy hoạch'
Việc sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ các quy hoạch của hệ thống quy hoạch quốc gia. Do đó cần sửa Luật Quy hoạch để phù hợp với thực tiễn.
Sự kiện - 09/05/2025 11:04
VAFIE ký thỏa thuận hợp tác cùng Viện Công nghệ năng lượng
Ngày 8/5, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) và Viện Công nghệ Năng lượng, Đại học Bách khoa Hà Nội (IET) đã ký kết thỏa thuận hợp tác 2 bên.
Sự kiện - 09/05/2025 09:02
Đề xuất rà soát chính sách thuế với các doanh nghiệp FDI xuất siêu sang Mỹ
75% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ là do các doanh nghiệp FDI thực hiện. Chính sách thuế quan đối ứng của Hoa Kỳ đang có nguy cơ làm dịch chuyển dòng vốn FDI của Việt Nam sang các quốc gia khác.
Sự kiện - 09/05/2025 07:39
Petrolimex vẫn hoạt động bình thường dù Tổng giám đốc Đào Nam Hải bị tạm đình chỉ chức vụ
Ngày 8/5, trao đổi với Nhadautu.vn, đại diện Petrolimex cho biết, Tập đoàn vẫn hoạt động bình thường dù ông Đào Nam Hải - Tổng giám đốc vừa bị Bộ Tài chính tạm đình chỉ chức vụ.
Sự kiện - 08/05/2025 12:09
'Cần kiến tạo đột phá thực chất để đạt tăng trưởng 2 con số'
Để đặt được mục tiêu tăng trưởng 2 con số là cần có những giải pháp đột phá thực chất, dựa trên nền tảng thể chế hiện đại, với động lực chủ yếu từ khu vực kinh tế tư nhân, khoa học - công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao.
Sự kiện - 08/05/2025 09:49
Doanh nghiệp mất cơ hội kinh doanh vì thủ tục chấp thuận đầu tư
Ông Nguyễn Hữu Thập, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Tuyên Quang cho biết, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đang là rào cản lớn đối với sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân. Thực tế, thủ tục này làm tăng thời gian khoảng từ 2-5 năm và chi phí chuẩn bị đầu tư, khiến doanh nghiệp mất cơ hội kinh doanh do chờ đợi phê duyệt.
Sự kiện - 08/05/2025 09:02
Bộ trưởng Công Thương họp với các doanh nghiệp tỷ USD trước thềm đàm phán với Mỹ
Các doanh nghiệp cho biết từ nay tới tháng 6/2025 sẽ tăng cường làm việc với các đối tác Mỹ để hiện thực hóa các thỏa thuận và biên bản ghi nhớ đã ký kết.
Sự kiện - 08/05/2025 08:14
Đại sứ Knapper: Chính sách thương mại mới của Mỹ 'không nhằm gây phương hại tới các nước đối tác'
Đại sứ Marc Knapper đánh giá cao các động thái chủ động, thiện chí, mang tính xây dựng của Việt Nam trong việc chuẩn bị đàm phán thương mại với Mỹ.
Sự kiện - 08/05/2025 06:56
Ủy ban Quốc hội Mỹ ủng hộ nỗ lực đàm phán thuế quan với Việt Nam
Ủy ban Đánh giá kinh tế và an ninh Mỹ - Trung Quốc (USCC) khẳng định Việt Nam là đối tác quan trọng của Mỹ trong khu vực.
Sự kiện - 07/05/2025 22:44
Tổng Bí thư Tô Lâm: Miễn viện phí toàn dân từ giai đoạn 2030-2035
Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu thực hiện tiến tới miễn viện phí toàn dân vào giai đoạn từ 2030-2035.
Sự kiện - 07/05/2025 13:20
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago