Các Cienco đã được CPH thế nào? Bài cuối: Các Cienco làm ăn ra sao sau cổ phần hóa?
Sau cổ phần hóa, cổ đông chiến lược của các Cienco nhanh chóng rút vốn, thông tin gần như bị “bưng bít”. Đáng lẽ, sau IPO các Cienco phải nhanh chóng lên sàn công bố thông tin. Tuy nhiên sau 5 năm mới chỉ có Cienco4 lên sàn.

Nhóm Út "trọc" thâu tóm Cienco1
Năm 2014, Bộ Giao thông vận tải đã tiến hành IPO hàng loạt doanh nghiệp trực thuộc Bộ. Trong đó có loạt Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1, 4, 5, 6 và 8.
Trong đợt IPO năm 2014, chỉ có Cienco1 và 4 tỏ ra “đắt khách” khi cổ phiếu bán hết ngay từ lần đầu chào bán. Sức hấp dẫn của 2 tổng công ty này vượt trội so với các doanh nghiệp “họ” Cienco khác nhờ quy mô tài chính lớn, với doanh thu hàng năm đạt 4.000 - 5.000 tỷ đồng.
Còn các Cienco 5, 6 và 8 chỉ bán được cổ phiếu cho cổ đông chiến lược và lượng nhỏ ra công chúng. Tuy nhiên, sang năm 2015 – 2016, các tổng công ty này cũng đã IPO thành công.
Sau IPO, cổ đông chiến lược của các Cienco gần như thoái vốn toàn bộ. Cụ thể:
Tại Cienco1, 21,7 triệu cổ phiếu đã được bán hết cho 3 cổ đông chiến lược là: Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Yên Khánh, Hassyu - Nhật Bản và Công ty cổ phần FECON (7%) cùng mức giá 10.000 đồng/cổ phiếu.
Sau đó, các cổ đông chiến lược là Hassyu và FECON đã thoái vốn khỏi Cienco1. Lúc này, nhóm công ty liên quan đến Út “trọc” Đinh Ngọc Hệ đã thâu tóm đến 90% Cienco1.
Những năm qua, có khá ít thông tin về Cienco1 được công bố. Tình hình kinh doanh của doanh nghiệp này gần như không ai biết.
Tại Cienco4, tổng công ty đã bán 26,5% cổ phần cho 2 cổ đông chiến lược là Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Tuấn Lộc (16,5%) và Ngân hàng SHB (10%). Cũng trong năm 2014, Công ty Tuấn Lộc đã mua nốt 35% cổ phần của Nhà nước tại Cicenco4 với giá 14.062 đồng/cổ phần.
Thế nhưng, năm 2015, cả Tuấn Lộc và Ngân hàng SHS đều thoái vốn khỏi Cienco4. Sau nhiều lần thay đổi, đến tháng 12/2018, Cienco4 chính thức lên sàn Upcom với mã chứng khoán C4G.
Trở thành công ty đại chúng, Cienco4 buộc phải công bố thông tin. Theo Báo cáo tài chính hợp nhất 2018, tổng tài sản Cienco4 là 7.856 tỷ đồng, trong khi nợ phải trả là 6.735 tỷ đồng. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Cienco4 trong năm 2018 đạt 3.126 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ đạt hơn 136 tỷ đồng.
Tại Cienco5, Công ty cổ phần đầu tư Nam Trí và Công ty cổ phần Việt Phương là hai cổ đông chiến lược được mua 15,5% cổ phần. Trong đợt IPO lần đầu, Cienco5 chỉ phát hành thành công hơn 1,9 triệu cổ phần cho 8 nhà đầu tư (7 trong số này là cá nhân), trị giá hơn 19,2 tỷ đồng.
Năm 2015, Cienco5 đã bán trọn lô 10,18 triệu cổ phần tương ứng 23,18% vốn điều lệ cho Công ty cổ phần đầu tư Hải Phát. Trong những năm qua, thông tin về việc kinh doanh của Cienco5 khá ít. Chỉ biết rằng, tính đến hết năm 2017, Cienco5 có số nợ hơn 1.759 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn 649 tỷ đồng, nợ dài hạn hơn 1.109 tỷ đồng. Cienco 5 cũng bị các đơn vị khác nợ hơn 602 tỷ đồng.
Còn tại Cienco8, ba cổ đông chiến lược của Cienco8 là: Công ty cổ phần Cầu đường Long Biên góp 35 tỷ đồng (chiếm 10% tỷ lệ vốn điều lệ), Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Vinaconex - PVC góp 21 tỷ đồng (chiếm 6% tỷ lệ vốn điều lệ) và Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam góp 17.5 tỷ đồng (chiếm 5% tỷ lệ vốn điều lệ).
Ngày 6/5/2014, Cienco8 đã đưa ra đấu giá là hơn 10 triệu cổ phần với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần. Tuy nhiên, chỉ có 26 nhà đầu tư đăng ký đấu giá. Trong đợt này, Cienco8 chỉ bán được 37.000 cổ phần với giá bình quân 10.000/cổ phiếu. Tổng giá trị cổ phần bán được là 370 triệu đồng.
Đến tháng 8/2015, Cienco8 tiếp tục đưa hơn 19,1 triệu cổ phần ra đấu giá với giá khởi điểm 10.100 đồng/cp, đã có 2 nhà đầu tư đăng ký tham gia (gồm 1 tổ chức và 1 cá nhân đều là nhà đầu tư trong nước) nhưng tổng khối lượng đăng ký mua chỉ là 8.266.000 cổ phần tương đương 43,5% lượng cổ phiếu đấu giá.
Sau đó, nhóm cổ đông Tập đoàn Phúc Lộc cùng hai cá nhân là Lương Minh Tường và Đinh Thị Hương Giang đã nắm quyền kiểm soát Cienco8 với tỷ lệ 78,51%. Thông tin về hoạt động kinh doanh của Cienco8 dưới thời doanh nhân Lương Minh Tường gần như được “bảo mật”.
Có thể nói, hậu cổ phần hóa các Cienco, các cổ đông chiến lược đến và đi đều rất nhanh chóng. Việc tiếp cận thông tin là một điều rất khó khăn khi các tổng công ty đều “chần chừ” niêm yết.
Trong khi, theo Quyết định 51/2014/QĐ-TTg ngày 15/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định, các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa phải đưa cổ phiếu vào giao dịch trên UPCoM trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Tuy nhiên, sau 5 năm mới chỉ có Cienco4 lên sàn vào cuối năm 2018. Còn các doanh nghiệp họ Cienco khác vẫn chưa hẹn ngày công khai thông tin.
- Cùng chuyên mục
InvestingPro hợp tác cùng DFVN mở rộng kênh phân phối chứng chỉ quỹ
Sự kiện này không chỉ đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc mở rộng danh mục sản phẩm đầu tư tại InvestingPro mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư tiếp cận các sản phẩm quỹ mở do DFVN quản lý.
Đầu tư thông minh - 27/03/2025 17:03
Viện Lowy: Việt Nam không phải là 'cửa sau' của hàng hóa Trung Quốc
Trung Quốc đóng vai trò lớn trong việc Việt Nam gia tăng xuất khẩu sang Mỹ, nhưng bản thân Việt Nam và các đối tác khác trong chuỗi cung ứng còn ảnh hưởng nhiều hơn.
Đầu tư - 27/03/2025 16:52
Công nghệ cao là động lực tăng trưởng mới cho 25 năm tới
Trong bối cảnh Mỹ hạn chế công nghệ bán dẫn từ Trung Quốc, đại diện UOB cho rằng, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội lớn thu hút FDI vào lĩnh vực này - công nghệ cao sẽ chính là động lực tăng trưởng mới cho kinh tế Việt Nam giai đoạn 2025 - 2050.
Công nghệ - 27/03/2025 16:47
FPT thành lập Trung tâm R&D về chip bán dẫn ở Đà Nẵng
Trung tâm R&D về công nghệ cao và chip bán dẫn sẽ nghiên cứu phát triển 100% sản phẩm của FPT, kỳ vọng trung bình mỗi năm sẽ có 10 sản phẩm mới ra đời.
Đầu tư - 27/03/2025 13:48
Tập đoàn Trung Đông đề xuất đầu tư tổ hợp dịch vụ-sân golf 2,6 tỷ USD tại Bình Thuận
Tập đoàn PDSI đề xuất ý tưởng triển khai dự án Khu tổ hợp dịch vụ kết hợp sân golf có quy mô khoảng 425 ha.
Đầu tư - 27/03/2025 07:58
Lotte muốn xây đại siêu thị tại Thái Nguyên
Lotte mong muốn nhận được sự quan tâm hợp tác, giúp đỡ của tỉnh Thái Nguyên để Tập đoàn có thể đầu tư các dự án, trước mắt là siêu thị lớn tại địa phương.
Đầu tư - 27/03/2025 06:00
Quảng Ngãi chấp thuận chuyển nhượng đất nông nghiệp ở Lý Sơn để làm dự án du lịch
Tỉnh Quảng Ngãi chấp thuận cho CTCP Đầu tư Phát triển Anh Thu nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án Tổ hợp du lịch văn hóa di sản Lý Sơn tại huyện Lý Sơn.
Đầu tư - 26/03/2025 17:56
2 khu công nghiệp ở Quảng Ninh thu hút hơn 1,3 tỷ USD vốn FDI
Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong và Nam Tiền Phong là hai khu công nghiệp chiến lược trong kế hoạch phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ninh, với mục tiêu thu hút đầu tư mạnh mẽ và tạo ra nền tảng vững chắc cho sự phát triển công nghiệp bền vững.
Đầu tư - 26/03/2025 17:07
FPT muốn mở rộng hợp tác lĩnh vực bán dẫn ở Hàn Quốc
Lãnh đạo TP. Yongin, thành phố đang được chính phủ Hàn Quốc chú trọng đầu tư phát triển công nghệ, vừa có buổi gặp gỡ với doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc để bàn việc hợp tác đầu tư.
Công nghệ - 26/03/2025 17:02
Khu đô thị ven vịnh Cam Ranh được phép huy động vốn hơn 14.700 tỷ
Khu đô thị ven vịnh Cam Ranh (tại TP. Cam Ranh, Khánh Hòa) do liên danh CTCP Đầu tư Cam Ranh, CTCP Vinhomes, CTCP Giải pháp năng lượng VinES làm chủ đầu tư, đã đủ điều kiện huy động vốn.
Đầu tư - 26/03/2025 14:49
Cầu vượt hơn 1.500 tỷ qua sông Hương được thông xe kỹ thuật
Ngày 26/3, UBND TP. Huế đã tổ chức lễ thông xe kỹ thuật cầu vượt bắc qua sông Hương với tổng vốn đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng.
Đầu tư - 26/03/2025 14:19
Những 'con gà đẻ trứng vàng' của Singapore tại Việt Nam
Tại Việt Nam, những khoản đầu tư trực tiếp và gián tiếp đã và đang đem lại doanh thu lớn cho các doanh nghiệp Singapore.
Đầu tư - 26/03/2025 11:34
Bất động sản thành phố mới Thủ Đức: Hướng tới phân khúc cao cấp
Với định hướng trở thành trung tâm tài chính của cả nước và tương lai sẽ phát triển thành một trung tâm tài chính khu vực, thị trường bất động sản TP. Thủ Đức đang được định hình với những khu chung cư và trung tâm thương mại cao cấp…
Bất động sản - 26/03/2025 11:00
Doanh nghiệp nào đứng sau dự án chế biến cát hơn 2.100 tỷ ở Huế ?
Dự án nhà máy chế biến cát thạch anh công nghệ cao creanza do CTCP vật liệu công nghệ cao Creanza làm chủ đầu tư với quy mô 2.187 tỷ đồng.
Đầu tư - 26/03/2025 09:43
Mỹ mạnh tay về thuế quan thời Trump 2.0, Việt Nam có thể làm gì?
Giới quan sát nhận định Việt Nam có thể trở thành mục tiêu tiếp theo trong chính sách thuế quan của Washington, đồng thời đưa ra các khuyến nghị để tránh kịch bản bị áp thuế.
Đầu tư - 26/03/2025 09:39
Đạt Phương xây dựng nhà máy kính hoa siêu trắng đầu tiên ở Huế
Tập đoàn Đạt Phương khởi công Nhà máy kính hoa siêu trắng đầu tiên ở TP. Huế với có quy mô 12,18ha, tổng mức đầu tư 2.000 tỷ đồng.
Đầu tư - 25/03/2025 20:29
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 6 day ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 week ago
Điểm tên nhóm ngành hưởng lợi từ thương chiến
Đầu tư thông minh - Update 1 week ago
Khi nào cổ phiếu VNM đảo chiều?
Tài chính - Update 1 month ago