Các Cienco đã được CPH ra sao? Bài 3: Toan tính của Hải Phát tại Cienco5
Chịu chi, bỏ hơn 202 tỷ đồng để mua trọn lô 10,18 triệu cổ phần Cienco 5, Hải Phát tiếp tục thâu tóm 15,5% cổ phần của Công ty Nam Trí để trở thành cổ đông lớn nhằm nắm quyền kiểm soát tại đây. Thế nhưng, các toan tính của Hải Phát lại không trở thành hiện thực.

Hải Phát thâu tóm cổ phần Cienco5 với mục đích tiếp cận Cienco5 Land - Chủ đầu tư dự án bất động sản Thanh Hà rộng 400ha
Toan tính của Hải Phát
Năm 2014, Bộ Giao thông vận tải tiến hành cổ phần hóa hàng loạt doanh nghiệp họ Cienco, Tổng công ty Xây dựng Công trình Giao thông 5 (Cienco5) là một trong những doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa.
Ngày 24/3/2014, Cienco5 đã tổ chức bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO). Theo kế hoạch ban đầu, doanh nghiệp dự kiến IPO 14,2 triệu cổ phần, tương đương 32,38% vốn điều lệ. Tuy nhiên, kết thúc đợt chào bán, Cienco 5 chỉ phát hành thành công hơn 1,9 triệu cổ phần cho 8 nhà đầu tư (7 trong số này là cá nhân), trị giá hơn 19,2 tỷ đồng.
Lúc này, Cienco5 có 3 cổ đông lớn là Bộ Giao thông vận tải nắm 63,18% Công ty cổ phần đầu tư Nam Trí nắm giữ 15,5%, Công ty cổ phần Việt Phương nắm 15,5%. Nhóm cổ đông nhỏ lẻ khác nắm số cổ phần còn lại.
Cuối năm 2015, Cienco5 tiếp tục đưa 10,18 triệu cổ phần tương ứng 23,18% vốn điều lệ công ty ra đấu giá với mức giá khởi điểm 10.010 đồng/cp. Trong đợt này, 3 nhà đầu tư gồm Công ty cổ phần đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (CII), Công ty cổ phần đầu tư Nam Trí và Công ty cổ phần đầu tư Hải Phát đã tham gia đấu giá.
Kết quả, Công ty Hải Phát đã mua cả lô 23,18% cổ phần của Cienco5, trị giá hơn 202 tỷ đồng và đăng ký trong sổ đăng ký cổ đông vào 25/3/2016. Lúc này, vốn nhà nước giảm xuống còn 40% cổ phần.
Sở dĩ, Hải Phát sẵn sàng trả giá gấp đôi để thâu tóm trọn lô cổ phần của Cienco5, là do Cienco5 sở hữu dự án bất động sản Thanh Hà, Hà Đông, quy mô gần 400ha.
Ngay khi mới trúng đấu giá lô cổ phần này và chưa hoàn thành thủ tục để chính thức trở thành cổ đông của Cienco5, ngày 11/3/2016, Công ty Hải Phát đã cùng các cổ đông khác thực hiện việc sửa đổi điều lệ của Cienco5, với các thay đổi quan trọng là tăng số lượng thành viên HĐQT từ 5 người lên 7 người; thay đổi tỷ lệ biểu quyết thông qua nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông từ 75% xuống còn 51%. Hai thay đổi này được cho là từng bước để nhóm cổ đông mới kiểm soát Cienco5.
Quyết tâm kiểm soát Cienco5 của cổ đông Hải Phát còn thể hiện ở lần sửa đổi điều lệ thứ hai, diễn ra ngày 4/4/2016, loại bỏ quy định thời hạn 5 năm không được chuyển nhượng cổ phần của cổ đông chiến lược ra khỏi điều lệ. Động thái này được thực hiện để dọn đường cho việc Công ty Hải Phát mua lại 15,5% cổ phần của Công ty Nam Trí – nhà đầu tư chiến lược của Cienco5.
Sau khi thâu tóm lại lô cổ phần của Công ty Nam Trí, Công ty Hải Phát của ông Đỗ Quý Hải nắm 38,7% vốn điều lệ của Cienco5. Cộng với số cổ phần 15,5% của Công ty Việt Phương, nhóm cổ đông này đã trở thành cổ đông lớn, kiểm soát Cienco5 và lấn át cổ đông nhà nước chỉ còn 40%. Ngày 28/4/2016, nhóm cổ đông này đã tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông bất thường, bầu thêm 3 thành viên HĐQT là đại diện của các cổ đông này, chính thức kiểm soát HĐQT Cienco5.
Tuy nhiên, hành động trên của nhóm cổ đông Hải Phát bất thành do vi phạm Luật Doanh nghiệp, Nghị định 59/2011/NĐ-CP của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần và cả điều lệ công ty.
Với cách làm trái pháp luật để thâu tóm quyền lực tại Cienco5, nhóm cổ đông của Công ty Hải Phát đối diện với những rắc rối pháp lý khó vượt qua khi đã có ý kiến từ phía cơ quan chức năng của Bộ Giao thông vận tải, yêu cầu “hoàn trả” tình trạng Cienco5 về trước thời điểm ngày 11/3/2016. Đây là hậu quả tất yếu, có thể dự báo trước và sẽ là nguyên nhân đẩy Cienco5 rơi vào vòng xoáy tranh chấp.
Không những vây, toan tính của Hải Phát khi chi hàng trăm tỷ đồng thâu tóm cổ phần của Cienco5 là tiếp cận Công ty cổ phần phát triển địa ốc Cienco5 (Cienco5 Land) – doanh nghiệp sở hữu dự án bất động sản Thanh Hà. Tuy nhiên, toan tính này của Hải Phát đã hoàn toàn thất bại. Bởi, năm 2009, Cienco5 Land tăng vốn điều lệ lên 100 tỷ đồng nhưng thời điểm này, Cienco5 không đầu tư thêm vốn vào công ty con này mà lại thực hiện thoái vốn xuống còn 5 tỷ đồng, tương đương với 5% cổ phần. Năm 2010 đến nay, Cienco5 Land tiếp tục tăng vốn lên 200 tỷ đồng nhưng vốn của Cienco5 tại đấy vẫn chỉ giữ ở mức 5%.
Có thể thấy, những toan tính của Hải Phát khi thâu tóm cổ phần tại Cienco5 hồi cuối năm 2015 và đầu năm 2016 đã hoàn toàn thất bại.
Tại buổi Roadshow trước thềm Hải Phát lên sàn, ban lãnh đạo công ty này cho biết, hiện cổ đông công ty và người có liên quan đang sở hữu 60% cổ phần của Cienco5, dự kiến sẽ nâng sở hữu lên 100% trong thời gian tới.
Họ Thân tại Cienco5 Land
Sau cổ phần hóa, tính đến hết năm 2017, Cienco5 có số nợ hơn 1.759 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn 649 tỷ đồng, nợ dài hạn hơn 1.109 tỷ đồng. Cienco 5 cũng bị các đơn vị khác nợ hơn 602 tỷ đồng. Cienco 5 lý giải, các khoản nợ này chủ yếu tới từ vay ngân hàng để thi công các dự án đầu tư công, như: Cầu Cửa Đại, cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, La Sơn - Lăng Cô… nhưng chưa được thanh toán.
Trong lịch sử, Cienco 5 từng rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng do hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu lớn gây ra nguy cơ đẩy tổng công ty trực thuộc Bộ Giao thông vận tải này đến bờ vực phá sản.
Nhiều dự án bị đình trệ và đến nay vẫn bỏ hoang như: dự án Tổ hợp văn phòng, khách sạn và căn hộ cao cấp tại lô HH1 khu đô thị Mễ Trì Hạ, xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm; hàng trăm biệt thự bỏ hoang tại dự án Khu đô thị Cienco5 Mê Linh.
Một điểm đáng chú ý trong quá trình cổ phần hóa Cienco5, đó là Công ty Nam Trí là cổ đông chiến lược. Theo điều lệ của Cienco5 thì cổ đông chiến lược phải sau 5 năm mới được bán cổ phần. Tuy nhiên, Công ty Nam Trí lại nhanh chóng bán cổ phần cho Hải Phát, khiến cho nhiều người đồn đoán rằng Nam Trí là “đồng minh” của Hải Phát.
Tuy nhiên, công ty này vốn do vợ chồng ông Thân Đức Nghiêm Huân và bà Nguyễn Thị Cát Tiên làm chủ. Hiện nay ông Huân vẫn là thành viên HĐQT của Cienco5.
Ngoài ra, ông Thân Đức Nghiêm Huân và một số cá nhân họ Thân như: Thân Đức Tiết, Thân Thục Quyên, Thân Thị Xí, Thân Thị Mỹ Sương từng sở hữu 58,41% cổ phần tại Cienco5 Land.
Nếu Nam Trí là đồng minh của Hải Phát thì có lẽ dự án bất động sản Thanh Hà có lẽ đã về tay doanh nghiệp của ông Đỗ Quý Hải.
(Còn tiếp)
- Cùng chuyên mục
Bidiphar lý giải việc chậm tiến độ dự án thuốc vô trùng 840 tỷ
Dự án Nhà máy sản xuất thuốc vô trùng thể tích nhỏ với tổng vốn đầu tư 840 tỷ đồng đang trong quá trình xây dựng, mua sắm trang thiết bị. Lãnh đạo Bidiphar cho rằng, việc dự án đang chậm là cần thiết để đảm bảo chất lượng, tránh thất thoát…
Đầu tư - 08/05/2025 06:10
Nhiều dự án nhà ở xã hội tại Quảng Nam 'mắc cạn' vì mặt bằng
Thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) có đến 14 khu đất và dự án nhà ở xã hội, song phần lớn đang "mắc cạn" ở khâu giải phóng mặt bằng hoặc dở dang.
Đầu tư - 07/05/2025 15:50
Bất động sản Việt Nam vẫn có thể đứng vững ở nhiệm kỳ 2 của ông Trump
Theo chuyên gia, bất chấp những bất ổn đang diễn ra, thị trường bất động sản Việt Nam nói riêng và khu vực Châu Á Thái Bình Dương nói chung vẫn duy trì sự kiên cường.
Đầu tư - 07/05/2025 14:38
Sumitomo được 'bật đèn xanh' xây khu công nghiệp 116 triệu USD
Với dự án sắp được triển khai ở Thanh Hóa, tập đoàn Nhật Bản sẽ mở rộng danh mục bất động sản công nghiệp lên con số 4 trong bối cảnh vốn FDI tiếp tục đổ vào Việt Nam.
Đầu tư - 07/05/2025 09:36
Quảng Nam có thêm khu công nghiệp hơn 1.433 tỷ đồng
Khu công nghiệp cơ khí ô tô Chu Lai Trường Hải mở rộng có quy mô 114,78ha, với tổng vốn đầu tư hơn 1.433 tỷ đồng; hoạt động theo mô hình khu công nghiệp chuyên ngành cơ khí.
Đầu tư - 07/05/2025 08:52
Nghệ An chủ động tiếp cận, kết nối các nhà đầu tư lớn
Nghệ An sẽ chủ động tiếp cận, kết nối các nhà đầu tư lớn, các doanh nghiệp FDI để kịp thời thu hút dòng vốn đầu tư mới.
Đầu tư - 07/05/2025 08:51
Quý đầu năm 'kém sắc' của các ông lớn xăng dầu
Giá xăng dầu thế giới lao dốc mạnh trong quý đầu năm trước chính sách thuế của Mỹ và xung đột Nga – Ukraina. Lợi nhuận BSR, Petrolimex hay PV OIL đều giảm mạnh.
Đầu tư thông minh - 07/05/2025 07:00
Mục tiêu tăng trưởng của Quảng Trị gặp thách thức bởi các dự án điện gió chậm tiến độ
Các dự án điện gió chậm tiến độ ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của Quảng Trị, ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng ở mức 8% của năm 2025, và hai con số trong các năm tiếp theo.
Đầu tư - 07/05/2025 07:00
Bất chấp 'cú sốc' thuế quan, Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
Trước lo ngại thuế quan Mỹ, số liệu thống kê cho thấy nhà đầu tư nước ngoài vẫn đăng ký đầu tư mới 2,84 tỷ USD vào Việt Nam trong tháng 4/2025; vốn thực hiện lên tới 1,78 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ.
Đầu tư thông minh - 07/05/2025 07:00
Nhiều 'ông lớn' bắt tay làm mạng Blockchain của người Việt
Không chỉ là một công nghệ, mạng Blockchain "make in Việt Nam" sẽ là hạ tầng số phi tập trung cho dữ liệu công, dịch vụ công, tài chính số và các ứng dụng công nghệ sổ cái phân tán (DLT) cho kinh tế số Việt Nam.
Công nghệ - 06/05/2025 14:16
Khu vực FDI tiếp tục xuất siêu, giúp Việt Nam đạt thặng dư thương mại 3,8 tỷ USD trong 4 tháng
Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu bốn tháng đầu năm 2025, nhóm hàng công nghiệp chế biến đạt 123,71 tỷ USD, chiếm tới 88,2%.
Đầu tư - 06/05/2025 14:10
Đà Nẵng 'chạy nước rút' giải phóng mặt bằng cho siêu dự án Làng Vân
Cơ quan chức năng sẽ cưỡng chế thu hồi đất theo quy định để làm dự án Khu phức hợp du lịch và đô thị nghỉ dưỡng Làng Vân với các hộ dân quá thời gian thông báo thực hiện đối thoại giải tỏa.
Đầu tư - 06/05/2025 14:10
Bắc Ninh chắc ngôi đầu về thu hút FDI
Vốn FDI thực hiện tại Việt Nam bốn tháng đầu năm 2025 ước đạt 6,74 tỷ USD, cao nhất trong vòng 5 năm qua.
Đầu tư - 06/05/2025 11:58
Đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản: Khi đề xuất xa rời thực tế?
Bộ Tài chính đề xuất đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản trong dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân. Ngay sau đó, đề xuất này đã vấp phải những ý kiến phản biện của giới chuyên gia nếu áp dụng thực tế.
Đầu tư - 06/05/2025 10:53
Sumitomo bán 50% vốn công ty sở hữu Nhà máy nhiệt điện Vân Phong 1
Thông tin về bên nhận chuyển nhượng cũng như giá trị của thương vụ này không được Sumitomo công bố do các điều khoản bảo mật.
Đầu tư - 06/05/2025 06:35
Muốn mua nhà ở xã hội tại Bình Định, người ngoại tỉnh phải đáp ứng gì?
Để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội tại Bình Định, các đối tượng đang đăng ký thường trú nơi khác phải đang làm việc tại tỉnh và thời gian làm việc tại địa phương từ 1 năm trở lên.
Đầu tư - 06/05/2025 06:00
- Đọc nhiều
-
1
Petrolimex làm ăn ra sao dưới thời CEO Đào Nam Hải?
-
2
Đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản: Khi đề xuất xa rời thực tế?
-
3
Phu nhân Chủ tịch City Auto muốn chi trăm tỷ mua 6 triệu cổ phiếu
-
4
Hà Nội khan hiếm biệt thự, nhà liền kề giá dưới 20 tỷ đồng
-
5
Cổ phiếu giảm mạnh, điều gì đang diễn ra ở Bảo hiểm PJICO?
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago