11, Tháng 05, 2024 | 17:59

Các Bộ nói gì về dự thảo Quy hoạch điện VIII?

ĐÌNH VŨ
07:00 24/08/2022

Nhiều bộ, ngành đã có ý kiến góp ý với Quy hoạch điện VIII mà Bộ Công thương phụ trách xây dựng. Văn phòng Chính phủ đề nghị Bộ Công thương tiếp thu, thống nhất và hoàn thiện hồ sơ quy hoạch, trình Thủ tướng xem xét, ký ban hành trong tháng 8/2022.

dji-0429-copy

Một tổ hợp điện gió - điện mặt trời. Ảnh: Internet

Ngày 19/8, Văn phòng Chính phủ (VPCP) đã có báo cáo về Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) gửi Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ.

Theo báo cáo của VPCP, bản QHĐVIII hoàn thiện tháng 7/2022 đã có nhiều khác biệt lớn so với bản đã trình Chính phủ tháng 3/2021. Cụ thể, tổng công suất năm 2030 giảm 32.360MW so với phương án trước đó, trong đó nhiệt điện thanh giảm gần 6.000MW, điện khí LNG giảm 17.000MW, thuỷ điện tăng khoảng 4.000MW, điện mặt trời giảm 14.500MW, điện gió ngoài khơi tăng 4.000MW. Về tỷ trọng, vào năm 2030, nhiệt điện than có tỷ trọng trong cơ cấu nguồn điện không đổi, ở mức 25,7%, điện khí LNG giảm từ 21,6% xuống 15,3%, điện mặt trời tập trung giảm từ 12,3% xuống 5,,6%, điện gió tăng từ 10,1% lên 14,8%. Tương ứng, tổng vốn đầu tư cho ngành điện giảm khoảng 23,3 tỷ USD trong giai đoạn 2021-2030 so với phương án tháng 3/2021, trong đó nguồn điện giảm 18,2 tỷ USD và lưới điện giảm khoảng 5,1 tỷ USD.

Dự báo công suất cực đại vào năm 2025 vào khoảng 59.300-61.400MW, năm 2030 khoảng 86.500-93.300MW, năm 2045 khoảng 155.000-189.900MW.

Về quy hoạch nguồn điện, theo kịch bản phụ tải cao phục vụ điều hành, tổng công suất nguồn điện năm 2030 đạt 145.930MW, năm 2045 đạt 387.875MW (không tính điện mặt trời mái nhà và nguồn đồng phát), trong đó, nhiệt điện than 37.467 MW (25,7%) vào năm 2030 và giữ nguyên cho tới năm 2045 (9,7%); Nhiệt điện khí trong nước đạt 14.930 MW (10,2%) vào năm 2030 và giữ nguyên tới năm 2045 (3,8%); Nhiệt điện khí LNG nhập khẩu đạt 23.900 MW (16,4%) vào năm 2030 và đạt 31.400 MW (15,1%) vào năm 2035, sau đó giữ nguyên ở mức 31.400 MW (8,1%) đến năm 2045; Thuỷ điện đạt 28.936 MW (19,8%) vào năm 2030 và đạt 35.139 MW (9,1%) vào năm 2045; điện gió trên bờ đạt 16.121 MW (11%) vào năm 2030 và đạt 55.950 MW (14,4%) vào năm 2045; điện gió ngoài khơi đạt 7.000 MW (4,8%) vào năm 2030 và đạt 64.500 MW (16,6%) vào năm 2045; Điện mặt trời quy mô lớn giữ nguyên như hiện tại là 8.736 MW (6%) vào năm 2030 và đạt 75.987 MW (19,6%) vào năm 2045.

Tổng nhu cầu vốn đầu tư nguồn điện và lưới điện truyền tải 220-500 kV giai đoạn 2021-2030 theo kịch bản cơ sở khoảng 107,1 tỷ USD, trong đó nguồn điện là 91,8 tỷ USD, lưới điện là 15,3 tỷ USD và theo kịch bản cao điều hành khoảng 146,5 tỷ USD, trong đó: nguồn điện là 131,2 tỷ USD và lưới điện truyền tải là 15,3 tỷ USD.

Ước tính giá điện bình quân trong giai đoạn 2021-2030 ước tăng từ mức 7,9 Uscent/kWh vào năm 2020 lên mức 11,7-12,9 Uscent/kWh vào năm 2030. Tính chung toàn giai đoạn 2021-2045 giá điện ước tăng bình quân 2,1%/năm ở phương án phụ tải cơ sở và 2,5%/năm ở phương án phụ tải cao phục vụ điều hành.

Theo Bộ Công thương, QHĐVIII rà soát sau Hội nghị COP26 đã giảm 18GW nguồn nhiệt điện than, thay thế bằng 14GW điện nền sạch hơn là LNG, còn lại bù 12-15GW các nguồn năng lượng tái tạo. Vì vậy, nhu cầu nhập khẩu LNG tăng lên, đạt khoảng 14-18 tỷ m3 vào năm 2030 và khoảng 13-16 tỷ m3 vào năm 2045.

Bộ Công Thương cho biết, để thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26, Quy hoạch điện VIII đã loại bỏ 11 dự án điện than với tổng công suất 14.120 MW và 2 dự án nhiệt điện khí với tổng công suất 1.500 MW hiện có trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh.

Về công tác rà soát hiện trạng triển khai các dự án điện mặt trời có quy hoạch, hiện đã có 2.428 MW điện mặt trời có chủ trương đầu tư và được chấp thuận nhà đầu tư (trong tổng công suất 6.565 MW có quy hoạch) với tổng chi phí đã đầu tư ước tính khoảng 12.700 tỷ đồng. Bộ Công thương đề xuất, để tránh rủi ro về mặt pháp lý, tiếp tục cho phát triển các dự án này trong giai đoạn đến năm 2030.

Về cơ chế đối với các dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp, Bộ Công thương đề xuất cơ chế nhà đầu tư tiến hành đàm phán giá điện, hợp đồng mua bán điện với EVN trong khung giá phát điện và hướng dẫn do Bộ Công thương ban hành.

Cần xin ý kiến Bộ Chính trị về nhập khẩu LNG

Đồng ý với đề xuất của Bộ Công thương về việc cho tiếp tục triển khai các dự án điện mặt trời chậm giá FIT với tổng công suất 2.428,42MW, tuy nhiên Bộ Kế hoạch & Đầu tư nhấn mạnh cần làm rõ phương án giải toả công suất, giá mua bán điện sau khi cơ chế giá ưu đãi đã hết thời gian áp dụng. Đối với phần công suất điện mặt trời đã có quy hoạch (4.136,25MW), tuy nhiên chưa có quyết định chấp thuận nhà đầu tư, Bộ KHĐT đề nghị có tính toán cụ thể về tiến độ, cân đối nguồn điện nhằm đảm bảo an ninh năng lượng, cũng như thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP 26.

Đáng chú ý, Bộ KHĐT nhấn mạnh cần xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị về chỉ tiêu tổng công suất nguồn điện quy hoạch năm 2030, nhu cầu nhập khẩu LNG năm 2030 cao hơn trong Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị.

Đồng quan điểm, Bộ Xây dựng đánh giá QHĐVIII yêu cầu nhập khẩu LNG cao hơn Nghị quyết 55. Việc tính toán lại cơ cấu nguồn điện theo định hướng cam kết tại COP26 là cần thiết, tuy nhiên việc bổ sung tăng thêm nguồn LNG cần xem xét đến tính ổn định của quá trình nhập khẩu LNG và tuân thủ các quy định của Nghị quyết 55.

Hạn chế tối đa chuyển đổi đất lúa, đất rừng

Bộ Tài nguyên Môi trường đề nghị ưu tiên phát triển các công trình sử dụng nước đa mục tiêu, tham gia điều tiết, phục vụ phát triển KTXH; đề nghị bổ sung nội dung đánh giá ảnh hưởng của việc tăng tỷ trọng nguồn điện tái tạo đến vận hành các nhà máy thuỷ điện lớn; ngoài ra, QHĐVIII cần hạn chế tối đa việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa năng suất cao, rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên.

Không để nước ngoài lợi dụng

Góp ý cho dự thảo, Bộ Công an đề nghị có chế tài ràng buộc chủ đầu tư cam kết thực hiện đúng tiến độ nhằm đảm bảo quá trình thực hiện quy hoạch đúng tiến độ đề ra; cần ban hành cơ chế giá đối với các dự án điện gió, điện mặt trời đã được đưa vào quy hoạch, được chấp thuận chủ trương đầu tư và đang thực hiện, tuy nhiên cần đánh giá kỹ nhằm đảm bảo phù hợp với nhu cầu thực tế cũng như tính cạnh tranh, công bằng cho các nhà đầu tư, không để phía nước ngoài lợi dụng thâu tóm dự án hoặc tác động chính sách không có lợi cho quốc gia.

Làm rõ tác động nếu giữ lại 2.248MW điện mặt trời

Về phần mình, Bộ Tư pháp đề nghị Bộ Công thương đánh giá cụ thể về khả năng dẫn tới kiện tụng, đòi bồi thường nhà nước trong trường hợp giãn tiến độ 2.248,42MW điện mặt trời đã được chấp thuận chủ trương đầu tư và giao nhà đầu tư; Bộ Công thương nghiên cứu bổ sung các giải pháp khắc phục về tác động của việc vận hành với nguồn điện năng lượng tái tạo cao trường hợp được Thường trực Chính phủ thống nhất giữ lại trong giai đoạn đến năm 2030 đối với 2.248,42MW điện mặt trời nói trên.

Tuyệt đối tránh khiếu kiện

Văn phòng Chính phủ đề nghị Bộ Công thương đặc biệt lưu ý về việc chấm dứt 3 dự án nhiệt điện với tổng công suất 4.500MW đã giao cho nhà đầu tư nước ngoài nghiên cứu phát triển/ thực hiện theo hình thức BOT.

Về vấn đề tổng công suất nguồn điện và yêu cầu nhập khẩu LNG đến năm 2030 cao hơn Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị, VPCP đề nghị Bộ Công thương, Bộ KHĐT báo cáo Thường trực chính phủ rõ thêm về vấn đề này.

Về cơ chế đối với các dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp, VPCP nhấn mạnh Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã có chỉ đạo Bộ Công thương khẩn trương lấy ý kiến các đơn vị: Bộ KHĐT, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước, EVN và các cơ quan liên quan về vấn đề này. VPCP đề nghị Thường trực Chính phủ kết luận Bộ Công thương cùng các bộ, cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng nêu trên.

Theo VPCP, nếu được Thường trực Chính phủ thống nhất, đề nghị giao Bộ Công thương tiếp tục hoàn thiện QHĐVIII, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ký ban hành trong tháng 8/2022.

  • Cùng chuyên mục
Kết quả kiểm tra giá vé máy bay như thế nào?

Kết quả kiểm tra giá vé máy bay như thế nào?

11 khách hàng phản ánh tới Cục Hàng không về việc mua vé máy bay với mức giá cao "bất thường". Tuy nhiên, qua kiểm tra, Cục khẳng định không có trường hợp nào có tình trạng vé bán vượt khung giá quy định.

Sự kiện - 11/05/2024 17:10

Vì sao khách sạn có vị trí 'kim cương' ở Huế bị rao bán?

Vì sao khách sạn có vị trí 'kim cương' ở Huế bị rao bán?

Trung tâm đấu giá dịch vụ tài sản tỉnh Thừa Thiên Huế cùng với Cục Thi hành án dân sự tỉnh này vừa có thông báo đấu giá khách sạn Romance gồm quyền sử dụng đất, công trình xây dựng trên đất.

Tài chính - 11/05/2024 14:55

ESG 'nóng' hơn trong mùa đại hội đồng cổ đông 2024

ESG 'nóng' hơn trong mùa đại hội đồng cổ đông 2024

Mùa đại hội đồng cổ đông năm nay, có thêm nhiều doanh nghiệp đưa định hướng theo đuổi mục tiêu ESG (môi trường, xã hội và quản trị) vào chiến lược dài hạn.

Tài chính - 11/05/2024 14:54

Phó Thủ tướng: Chuyển ngay hồ sơ đến Bộ Công an nếu phát hiện vi phạm trong kinh doanh vàng

Phó Thủ tướng: Chuyển ngay hồ sơ đến Bộ Công an nếu phát hiện vi phạm trong kinh doanh vàng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng. Trường hợp phát hiện tình trạng đầu cơ, trục lợi, đẩy giá… trong kinh doanh vàng thì chuyển ngay hồ sơ đến Bộ Công an và các cơ quan chức năng để xử lý.

Sự kiện - 11/05/2024 12:00

Đông Nam Á như thỏi nam châm đang hút hàng chục tỷ USD đầu tư từ các 'đại gia' công nghệ thế giới

Đông Nam Á như thỏi nam châm đang hút hàng chục tỷ USD đầu tư từ các 'đại gia' công nghệ thế giới

Từ lâu được coi là vùng đất hứa cho lĩnh vực công nghệ, Đông Nam Á đang nhanh chóng nổi lên như một trung tâm hấp dẫn các 'đại gia' công nghệ thế giới. Các CEO của Apple Inc., Microsoft Corp. và Nvidia Corp. nằm trong số những ông lớn trong ngành đã đến khu vực này, cam kết đầu tư hàng tỷ USD.

Đầu tư - 11/05/2024 11:23

Đằng sau cuộc đua tăng vốn của công ty chứng khoán

Đằng sau cuộc đua tăng vốn của công ty chứng khoán

Tăng vốn đang là nhu cầu cấp thiết của các công ty chứng khoán để đáp ứng nhu cầu cho vay giao dịch ký quỹ (margin), kinh doanh nguồn, đồng thời đón đầu “cuộc chơi lớn” mang tên KRX và nâng hạng thị trường.

Tài chính - 11/05/2024 09:53

[Café Cuối tuần] Quản lý vàng miếng SJC: Khi mục tiêu 'phiêu' thực tế...

[Café Cuối tuần] Quản lý vàng miếng SJC: Khi mục tiêu 'phiêu' thực tế...

Những phiên đấu thầu vàng miếng SJC thất bại gần đây có thể được xem là một bài học đắt giá, một lời cảnh tỉnh cho các nhà hoạch định chính sách rằng, việc quản lý thị trường vàng cần phải được tiếp cận một cách toàn diện và sâu sắc hơn.

Sự kiện - 11/05/2024 09:00

Cú phá vỡ kỷ lục đấu giá của Jeff Bezos và xu hướng đầu tư vào nghệ thuật của các tỷ phú thế giới

Cú phá vỡ kỷ lục đấu giá của Jeff Bezos và xu hướng đầu tư vào nghệ thuật của các tỷ phú thế giới

Khi mối lo ngại về biến động của thị trường chứng khoán vẫn tồn tại, những cá nhân giàu nhất thế giới, bao gồm không chỉ tỷ phú Jeff Bezos mà cả ông trùm truyền thông Oprah Winfrey và nam diễn viên nổi tiếng Leonardo DiCaprio, đang chuyển dần sang nghệ thuật như một con đường đầu tư chiến lược, bài báo trên Benzinga viết.

Phong cách - 11/05/2024 08:57

Phát hiện thêm hơn 90.000 chứng chỉ IELTS cấp trái phép

Phát hiện thêm hơn 90.000 chứng chỉ IELTS cấp trái phép

Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) kết luận khoảng 90.400 chứng chỉ ngoại ngữ, gồm 45.679 chứng chỉ Aptis và 58.414 chứng chỉ IELTS do Hội đồng Anh cấp năm 2022 là sai quy định.

Pháp luật - 11/05/2024 08:53

Quảng Bình tìm nhà đầu tư dự án khu đô thị 466 tỷ

Quảng Bình tìm nhà đầu tư dự án khu đô thị 466 tỷ

Dự án Khu đô thị Hải Ninh 2 (thuộc xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) có diện tích khoảng 20,5 ha, với tổng mức đầu tư 466 tỷ đồng.

Đầu tư - 11/05/2024 08:47

Chuyên gia Mỹ giải thích lý do giá vé máy bay tăng vào mùa hè

Chuyên gia Mỹ giải thích lý do giá vé máy bay tăng vào mùa hè

Cho dù đó là do lạm phát, nhu cầu tăng cao hay các vấn đề phức tạp của hãng hàng không, chẳng hạn như thiếu nhân viên và máy bay, khách du lịch đã phải đối mặt với việc chi phí đi lại tăng lên trong một thời gian khá dài, Yahoo Finance viết.

Thị trường - 11/05/2024 08:18

Dự án phát triển hạ tầng du lịch Thừa Thiên Huế gặp khó do 'nghẽn' mặt bằng

Dự án phát triển hạ tầng du lịch Thừa Thiên Huế gặp khó do 'nghẽn' mặt bằng

Từng được gia hạn tiến độ, tuy nhiên đến nay các gói thầu của Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch Thừa Thiên Huế vẫn chưa thể thực hiện vì vướng phải mặt bằng.

Đầu tư - 11/05/2024 07:18

Đấu thầu dự án khu đô thị hơn 800 tỷ ở Thanh Hóa

Đấu thầu dự án khu đô thị hơn 800 tỷ ở Thanh Hóa

Dự án Khu dân cư mới OM42, OM43, OM44 tại thị trấn Rừng Thông, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) có diện tích sử dụng đất hơn 13,7 ha, với tổng vốn đầu tư khoảng 809 tỷ đồng.

Đầu tư - 11/05/2024 07:17

Địa ốc Kim Thi tiếp tục đăng ký dự án trăm tỷ ở Hải Dương

Địa ốc Kim Thi tiếp tục đăng ký dự án trăm tỷ ở Hải Dương

Từ năm 2023 đến nay, CTCP Địa ốc Kim Thi đã đăng ký thực hiện nhiều dự án bất động sản khắp cả nước với tổng giá trị hơn 3.000 tỷ đồng, mới đây, doanh nghiệp này lại tiếp tục "nhắm" dự án hơn 136 tỷ đồng ở Hải Dương.

Đầu tư - 11/05/2024 07:16

Triệt phá nhóm nhân viên ngân hàng làm giả giấy tờ, chiếm đoạt tiền tỷ

Triệt phá nhóm nhân viên ngân hàng làm giả giấy tờ, chiếm đoạt tiền tỷ

Các đối tượng khai, sau khi dùng giấy tờ giả để mở thành công thẻ tín dụng, họ đã chiếm đoạt tiền của ngân hàng, không thực hiện trả lãi và gốc theo quy định.

Pháp luật - 11/05/2024 07:15

Chủ tịch Hà Nội: Khu Công nghệ cao Hòa Lạc như 'một quận công nghệ xanh' của thành phố

Chủ tịch Hà Nội: Khu Công nghệ cao Hòa Lạc như 'một quận công nghệ xanh' của thành phố

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh khẳng định, chính quyền thành phố sẽ luôn đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Thủ đô nói chung và các tổ chức, doanh nghiệp trong Khu Công nghệ cao Hòa Lạc nói riêng.

Sự kiện - 11/05/2024 07:13