‘Cá tra’ Hùng Vương còn lại gì khi hợp tác với THACO?
Từ một doanh nghiệp lớn một thời trên sàn chứng khoán, CTCP Hùng Vương hiện đang gặp không ít khó khăn và phải thoái vốn tại nhiều công ty con, công ty liên kết.

‘Cá tra’ Hùng Vương còn lại gì khi hợp tác với THACO?
Từ ‘bluechip’ một thời trên sàn trường chứng khoán Việt Nam với tham vọng các dự án M&A lớn...
Tiền thân CTCP Hùng Vương là Công ty TNHH Hùng Vương được thành lập và đi vào họat động sản xuất tại khu Công Nghiệp Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang năm 2003 với ngành nghề chính là chế biến cá tra fillet đông lạnh xuất khẩu.
Đến năm 2011, HVG đã trở thành doanh nghiệp chế biến cá da trơn xuất khẩu lớn nhất Việt Nam và là doanh nghiệp duy nhất có quy trình sản xuất khép kín từ sản xuất thức ăn chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu cá tra, basa. Đây cũng là đơn vị dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam.
Hiện tại, vốn điều lệ của công ty là 2.270 tỷ đồng. Công ty là một trong những doanh nghiệp chế biến cá da trơn xuất khẩu lớn nhất Việt Nam, sở hữu quy trình khép kín từ sản xuất thức ăn chăn nuôi - nuôi trồng - chế biến và xuất khẩu.
Trong năm 2013, Hùng Vương đã thực hiện một loạt các dự án M&A lớn với giá trị hàng trăm tỷ đồng nhằm mở rộng vùng nuôi, tăng cường đầu tư vào mảng chế biến thức ăn thủy sản, gia súc, gia cầm,…
Dữ liệu của Nhadautu.vn ghi nhận, Hùng Vương trong năm 2012 chỉ nắm 4 công ty liên kết (Công ty Địa ốc An Lạc, CTCP Thức ăn Chăn nuôi Việt Thắng, CTCP Nuôi Trồng Thủy sản Hùng Vương – Miền Tây, CTCP Câu lạc bộ Bóng đá Hùng Vương – An Giang) và 1 công ty liên doanh (Công ty TNHH Hùng Vương Mascato) với tổng tất cả giá trị đầu tư gần 381 tỷ đồng.
Đến cuối năm 2016, quy mô của tập đoàn đã lên đến 27 công ty con và công ty liên kết ở các nhóm hoạt động: Sản xuất con giống, nuôi trồng, sản xuất thức ăn, chăn nuôi heo, chế biến thủy sản, chế biến phụ phẩm, xuất khẩu.
HVG nắm giữ lượng lớn cổ phần tại nhiều công ty như nắm hơn 255,5 triệu cổ phiếu AGF (tỷ lệ 79,65%), nắm 90,38% vốn tại CTCP Thức ăn Chăn nuôi Việt Thắng (VTF), 54,28% vốn CTCP Thực phẩm Sao Ta (FMC),…
Đây được coi là tham vọng chiếm 25-30% tổng kim ngạch xuất khẩu ngành của HVG.
Ngoài ra, doanh nghiệp này cũng nắm hàng chục nhà máy chế biến thủy sản, các nhà máy chế biến thức ăn, cả ngàn hecta ao nuôi trồng thủy sản, nhiều kho lạnh và các bộ phận hỗ trợ khác.
Không những vậy, doanh nghiệp này còn lấn sân sang bất động sản và mở rộng các kênh phân phối sang cả nước ngoài, trong đó có Nga, với kế hoạch mua lại 50% hệ thống phân phối của Russian Fish - một công ty phân phối cá đứng đầu thị trường này.
Cùng với sự tăng trưởng mạnh của kết quả kinh doanh năm 2014 với doanh thu đạt 14.901 tỷ đồng, mức cao nhất tính từ năm 2011, thị giá cổ phiếu HVG cũng đạt mức đỉnh cao nhất trên TTCK khi chạm mốc 21.540 đồng/cổ phiếu trong phiên 7/10/2014 (tính theo mức giá điều chỉnh).
Tuy vậy, từ năm 2015 đến nay, câu chuyện của Hùng Vương đã khác xa.
... đến việc phải liên tục thoái vốn
Tham vọng là vậy, nhưng khi thị trường đi xuống, các khoản đầu tư không thể sinh lời như mong muốn, Hùng Vương nhanh chóng lâm vào cảnh ‘lao đao’.
Doanh thu thuần trong năm 2015 chỉ đạt 12,337 tỷ đồn, giảm 17,2% so với cùng kỳ năm 2014. LNST chỉ đạt hơn 141,5 tỷ đồng, giảm đến hơn 66,6%.
Công ty Chứng khoán Phú Hưng đánh giá, kết quả kinh doanh đi xuống trong năm này có thể giải thích do những khó khăn chung của ngành thủy sản trong năm 2015 khi giá bán cá tra sụt giảm và nhu cầu tiêu thụ ở các thị trường lớn của Việt Nam đều sụt giảm (giá trị xuất khẩu cá tra sang Mỹ giảm 6,3%, Châu Âu giảm 17,2%, Asean giảm 0,9%, Mexico giảm 16,8%...). Trong đó, Châu Âu là thị trường nhập khẩu cá tra lớn thứ 2 của Việt Nam, đóng góp 18% giá trị xuất khẩu, đứng sau Mỹ (đóng góp 20%) có mức sụt giảm mạnh.
Ngoài ra, những biến động tiền tệ trong năm 2015 không những khiến nhu cầu tiêu thụ tại thị trường Châu Âu suy giảm khi EUR mất giá khá nhiều so với USD khiến giá thủy sản Việt Nam trở nên đắt đỏ hơn mà việc nước đối thủ xuất khẩu phá giá đồng tiền như đồng rupiah (Indonesia) phá giá 42%, đồng ringgit (Malaysia) giảm 35%, đồng rupee (Ấn Độ) giảm 20%, đồng baht (Thái Lan) giảm 18%... trong khi VND giảm chưa tới 5% khiến cá tra Việt Nam chịu áp lực cạnh tranh lớn với các nước này.
Đi kèm với đó, việc M&A mạnh dù dẫn đến sự tăng trưởng của quy mô tài sản, nhưng cũng khiến nợ phải trả của HVG tăng với tốc độ nhanh không kém. Đây là hệ quả của tham vọng mở rộng qui mô quá nhanh của doanh nghiệp.
Lẽ hiển nhiên, nợ vay lớn dẫn đến chi phí lãi vay càng tăng và càng ‘ăn mòn’ khoản lợi nhuận gộp vốn đã ‘teo tóp’ của Hùng Vương.
Nếu năm 2016, doanh nghiệp này vẫn báo cáo kết quả LNST lãi 9,7 tỷ đồng thì năm 2017 đã báo lỗ hơn 705 tỷ đồng.
Năm 2018, doanh nghiệp lãi nhẹ 16,2 tỷ đồng, nhưng năm 2019 (niên độ 1/10 – 30/9) lại tiếp tục lỗ lớn 496,5 tỷ đồng.
Với kết quả kinh doanh không tích cực, cổ phiếu HVG của Hùng Vường tiếp tục bị HOSE duy trì diện kiểm soát. Ngoài ra, mã này cũng nằm trong diện kiểm soát đặc biệt do việc chậm công bố thông tin các báo cáo tài chính.
Từ bluechip một thời với giá cổ phiếu đạt đỉnh năm 2014, cũng là đỉnh giai đoạn tăng trưởng 5 năm sau M&A, thị giá HVG hiện đã giảm sút không phanh.

Diễn biến giá cổ phiếu HVG từ khi niêm yết đến nay
Vùng vẫy trong khó khăn, Hùng Vương tính đường thế nào?
Quẫy vùng trong khó khăn, Hùng Vương chấp nhận việc bán cổ phần tại nhiều doanh nghiệp. Tháng 2/2018, HVG đã bán lô đất tại 765 Hồng Bàng, thu về 370 tỷ đồng; hoàn tất bán lô đất tại 94 Phạm Đình Hổ trong tháng 3/2018 và thu về 190 tỷ đồng.
Đối với việc thoái vốn tại VTF, HVG đã thoái 47% vốn với giá gấp đôi giá vốn (giá vốn khoảng 7.000 đồng/cổ phiếu) cho công ty con của Vingroup, ước tính thu về 275 tỷ đồng. Trước khi thoái vốn, HVG nắm 90,38% vốn VTF.
Với mảng kho lạnh, HVG tiếp tục làm kho lạnh mới, sau khi làm xong thì bán 2 kho lạnh cũ với giá 250 tỷ đồng.
Đồng thời, công ty có kế hoạch bán bớt vùng nuôi. Ở thời điểm năm 2018 diện tích nuôi trồng của HVG khoảng hơn 1.200 ha.
Trước đó, công ty bán 54,28% vốn tại CTCP Thực phẩm Sao Ta với giá 23.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng thu về 487 tỷ đồng. Như vậy, HVG dự kiến sẽ thu về hơn 1.000 tỷ đồng.
Sang năm 2019, HVG tiếp tục bán ra tài sản. Hiện tại, công ty còn 7 công ty con (giảm 2 so với con số 9 đơn vị đầu kỳ), 7 công ty liên kết với tổng giá trị vào mức 730,5 tỷ đồng (riêng khoảng dự phòng ngốn đến 95 tỷ đồng). Trong đó, HVG đã bán ra 51% vốn tại Hùng Vương Sông Đốc, tương đương giá trị hơn 32 tỷ đồng.
Tính đến thời điểm 30/9/2019, tổng tài sản HVG giảm gần 600 tỷ về 6.904 tỷ đồng, nợ vay tiếp tục ở mức cao hơn 1.493 tỷ đồng, xấp xỉ mức vốn 1.667 tỷ.
Mới đây nhất, công ty cũng lên kế hoạch bán vốn tại công ty cá tra Agifish và thoái toàn bộ vốn tại Thủy sản Hùng Vương Bến Tre. Ngoài ra, vua cá tra quyết định bán 5 triệu cổ phiếu và sẽ sang nhượng lại cổ phần Hùng Vương Miền Tây.
Như Nhadautu.vn đã đưa tin, THACO vừa qua đã xác nhận sẽ ký kết hợp đồng hợp tác với CTCP Hùng Vương. Lễ ký kết dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 9/1, THACO sẽ hợp tác với Hùng Vương qua công ty con là THADI.
Thông tin chi tiết về hợp đồng chưa được tiết lộ, chỉ biết THACO sẽ đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi gồm thủy sản và chăn nuôi heo của Hùng Vương.
- Cùng chuyên mục
Động lực nào cho kế hoạch kinh doanh đột biến của Phát Đạt?
Phát Đạt sẽ đẩy mạnh bán hàng và cải thiện dòng tiền năm nay. 3 dự án trọng tâm gồm Quy Nhơn Iconic, La Pura và chuỗi căn hộ trung cấp Thuận An 1&2.
Tài chính - 11/06/2025 11:47
Viglacera sẽ tái cấu trúc toàn diện
Với việc được ĐHĐCĐ thường niên thông qua, mục tiêu chiến lược quan trọng Viglacera trong giai đoạn phát triển tiếp theo là trở thành tập đoàn kinh tế mạnh ở lĩnh vực vật liệu xây dựng và bất động sản.
Tài chính - 10/06/2025 17:13
Vì sao dòng tiền dồi dào nhưng VN-Index vẫn loanh quanh 1.300 điểm?
Dù thanh khoản thị trường chứng khoán cải thiện, song các chuyên gia nhìn nhận có nhiều yếu tố khiến VN-Index chỉ loanh quanh mốc 1.300 điểm.
Tài chính - 10/06/2025 11:57
Thị trường sắp có thêm công ty chứng khoán vốn trên vạn tỷ
Chứng khoán LPBank sẽ chào bán 878 triệu cổ phiếu để nâng vốn gấp 3 lên 12.668 tỷ đồng, lọt vào số ít các đơn vị có vốn trên vạn tỷ đồng.
Tài chính - 10/06/2025 11:47
Thị trường thực phẩm chức năng Việt Nam đang phát triển ra sao?
Với sự hiện diện của nhiều thương hiệu lớn trong nước và quốc tế cũng như sự mạnh tay trong việc triệt phá các đường dây thực phẩm chức năng giả, thị trường TPCN trong nước được kỳ sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới.
Tài chính - 10/06/2025 08:29
Đầu tư cổ phiếu nào khi áp lực bán gia tăng?
Áp lực bán hiện hữu, các đơn vị phân tích khuyến nghị nhà đầu tư chốt lời và chờ mua ở nhịp chỉnh với nhóm cổ phiếu có triển vọng kinh doanh quý II tốt.
Tài chính - 09/06/2025 14:59
Những dấu hỏi chờ giải đáp tại đại hội Chứng khoán TPS
Liên đới với nhóm Bamboo Capital sẽ là đề tài nóng được quan tâm tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2025 của Chứng khoán TPS.
Tài chính - 09/06/2025 06:45
Gia tăng áp lực đáo hạn trái phiếu
Sau giai đoạn lắng dịu, áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp đang nóng trở lại trong tháng 5/2025, với nhiều doanh nghiệp đã hoàn thành trả nợ gốc lẫn lãi. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp chậm trả, đặt dấu hỏi về khả năng thực hiện nghĩa vụ nợ.
Tài chính - 08/06/2025 09:00
Cuộc chơi mới của HAGL
Xử lý được 2 nút thắt nợ và lỗ lũy kế, HAGL mạnh dạn đề ra chiến lược dài hơn cho 5 năm, mở thêm 2 mảng mới trồng dâu tằm và cà phê chè.
Tài chính - 07/06/2025 06:45
Chứng khoán Việt cán mốc 10 triệu tài khoản
Việt Nam ghi nhận số lượng tài khoản chứng khoán tăng thêm nhiều trong tháng 4 và 5, thời điểm diễn ra biến cố thuế quan khiến thị trường biến động mạnh.
Tài chính - 06/06/2025 21:45
Nhiều doanh nghiệp địa ốc trả cổ tức cao
Việc chia cổ tức bằng tiền cao, kết hợp kỳ vọng vào sự hồi phục của nhóm ngành là động lực giúp nhiều mã cổ phiếu địa ốc tăng điểm tốt trong 1 tháng trở lại đây.
Tài chính - 06/06/2025 12:24
Bầu Đức khuyên giữ cổ phiếu HAGL thêm vài tháng nữa
Ông Đoàn Nguyên Đức cho biết nếu thực hiện được phương án phát hành cổ phiếu hoán đổi nợ, HAGL sẽ được miễn, giảm khoảng 1.400 tỷ nợ và ghi nhận lợi nhuận.
Tài chính - 06/06/2025 11:17
HHS thành công huy động 800 tỷ, tiến tới hợp nhất CRV
CRV sở hữu nhiều dự án lớn bước vào giai đoạn hái quả ngọt, việc hợp nhất được giới phân tích kỳ vọng sẽ giúp HHS cải thiện tài chính, ghi nhận doanh thu và lợi nhuận tương lai.
Tài chính - 06/06/2025 10:40
TPBank liên tục lọt top bảng xếp hạng uy tín trong nước và quốc tế
Tiên phong theo số hóa, TPBank liên tục lọt top 10 trong các bảng xếp hạng trong nước và quốc tế về ngân hàng uy tín và tốt nhất Việt Nam theo bình chọn của khách hàng.
Tài chính - 05/06/2025 14:52
Ngân hàng Việt đang quan tâm thế nào đến sinh trắc học?
Từ nhiều năm nay, công nghệ sinh trắc học của ngành tài chính ngân hàng đã đạt được nhiều thành tựu vượt bậc nhằm đảm bảo an toàn và bảo mật cho các giao dịch tài chính cá nhân. TIN MỚI
Tài chính - 05/06/2025 13:55
Lãnh đạo KIDO tiết lộ tham vọng lớn với bất động sản
Lãnh đạo KIDO đánh giá chính sách có nhiều tín hiệu lạc quan gỡ khó cho bất động sản, tạo thuận lợi cho tập đoàn phát triển dự án trên quỹ đất hiện hữu.
Tài chính - 05/06/2025 13:45
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 3 week ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 3 week ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago