Cả thế giới đang rút khỏi thương mại tự do?
Tại cuộc họp thượng đỉnh các nước G7 vừa qua tại Biarritz (Pháp), các nhà lãnh đạo lại tiếp tục "đãi bôi" về việc tái cơ cấu Tổ chức Thương mại Thế giới WTO.
Nhưng với nỗ lực do Mỹ dẫn đầu làm suy yếu WTO, kịch bản rất có thể xảy ra là xuất hiện một trật tự thế giới mới trong đó các thỏa thuận thương mại sẽ thay thế luật lệ về thương mại và sức mạnh thô bạo về chính trị sẽ quyết định cách phân xử những tranh chấp.
Vào những năm 1980, chính quyền của tổng thống Mỹ Ronald Reagan đã ép Nhật Bản phải đồng ý "tự nguyện" kiềm chế xuất khẩu, đặc biệt là mặt hàng ô tô nhằm giảm thâm hụt thương mại của Mỹ và bảo vệ các công ty của nước này khỏi sự cạnh tranh của Nhật.
Tới năm 1994, thâm hụt thương mại không giảm nhưng những nhà sản xuất xe hơi của Mỹ đã trở nên cạnh tranh hơn vì vậy những lệnh kiềm chế được ngừng lại. Năm sau, WTO được thành lập và sự "tình nguyện" kiềm chế thiếu công bằng là phạm luật.
Kể từ đó, Nhật Bản - đất nước mà thương mại chiếm tới 35% GDP, trở thành người bảo vệ trung thành cho những luật lệ thương mại đa phương. Nhưng điều này có thể sẽ thay đổi để đáp ứng sự leo thang tấn công của tổng thống Trump vào hệ thống thương mại dựa trên nền tảng luật lệ.

Tranh biếm họa về việc tổng thống Mỹ Donald Trump đang tìm cách hủy hoại WTO.
Gần đây, Nhật Bản đã đồng ý đàm phán một thỏa thuận thương mại ưu đãi với Mỹ. Điều này có thể thách thức một trong những trụ cột của hệ thống thương mại đa phương: bổn phận của tối huệ quốc (MFN: most favored nation), một nước đưa ra những sự nhượng bộ hay đặc quyền cho một nước khác trong một thỏa thuận thương mại sẽ phải mở rộng những đặc quyền này với tất cả các thành viên WTO. Lần này, Nhật Bản lại tiếp tục hành động một cách "tình nguyện" dưới áp lực mạnh mẽ từ phía Mỹ.
Theo thông tin báo chí, ông Trump đã đưa ra lựa chọn khắc nghiệt với Nhật: mở rộng thị trường vốn đang được bảo vệ rất chặt chẽ của nước này với những sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu của Mỹ, hay phải đối mặt với việc Mỹ gia tăng áp thuế vào mặt hàng ô tô và các sản phẩm công nghiệp khác.
Giành được sự tiếp cận với thị trường nông nghiệp của Nhật Bản sẽ là sự hoàn ứng với những quan ngại về "an ninh quốc gia" của ông Trump với các sản phẩm nhập khẩu của Toytota và Honda - sự biện minh cho phép tổng thống Mỹ phá vỡ những luật lệ của WTO bằng phương thức áp thuế của mình.
Theo bổn phận tối huệ quốc, những sự nhượng bộ được đưa ra trong một thỏa thuận cần phải được mở rộng tới tất cả những thành viên còn lại của WTO. Đây không phải là trường hợp Mỹ và Nhật tạo ra một khu vực tự do thương mại (FTA) để không phải áp dụng bổn phận tối huệ quốc.
Bởi khi coi nó là FTA sẽ cần phải loại bỏ hết các bổn phận và luật lệ giới hạn với "hầu hết các hoạt động thương mại" - tức là không ít hơn 90% những giao dịch thương mại song phương. Thỏa thuận thương mại sắp có giữa Mỹ với Nhật Bản không đáp ứng tiêu chuẩn này.
Chính quyền của tổng thống Trump sẽ không nhụt chí. Trong thế giới của những hoạt động thương mại bị chế ngự mà ông Trump đang kéo mọi người vào, những thỏa thuận đàm phán của riêng ông sẽ gây ra nhiều vấn đề hơn là những luật lệ và tiêu chuẩn đa phương.

Thỏa thuận của Mỹ và Nhật không phải để tạo ra khu vực tự do thương mại FTA, vì vậy 2 nước không thể tránh khỏi bổn phận tối huệ quốc được quy định bởi WTO.
Với lý do an ninh quốc gia, ông Trump có thể muốn thao túng cả hệ thống, tuyên bố rằng thỏa thuận song phương là bước đầu tiên trong tiến trình tạo ra một khu vực tự do thương mại toàn diện. Ngay cả vậy, về phương diện luật lệ, điều này cũng không thể loại trừ hai nước khỏi bổn phận tối huệ quốc.
Không chủ ý nhưng Liên Hợp Quốc có lẽ đã đóng thêm chiếc đinh nữa vào "chiếc quan tài" cho WTO với "Công ước LHQ về các thỏa thuận giải quyết quốc tế thông qua hòa giải". Mặc dù WTO đã có một cơ chế giải quyết tranh chấp đáng tin cậy, công ước trên đang mở ra cho nhiều nước thông qua hơn, và để cung cấp một "phương pháp thay thế hiệu quả" để giải quyết các tranh chấp thương mại.
Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO từ lâu đã được coi là một viên đá quý trên chiếc vương miện. Cơ chế này có quyền phán quyết cưỡng chế đối với những tranh chấp nảy sinh trong những thỏa thuận được bảo vệ, các thành viên phải tuân theo "báo cáo hội thẩm" (những kiến nghị được đưa ra bởi 3 chuyên gia độc lập).
Sự phản đối những báo cáo này sẽ được 7 thành viên của cơ quan phúc thẩm (Appellate Body) xem xét. Cơ quan này có thể tán thành, sửa đổi hay thay đổi hoàn toàn những điều bên hội thẩm tìm ra. Khi đã được Ban giải quyết tranh chấp (Dispute Settlement Body) chấp nhận, các báo cáo của cơ quan phúc thẩm phải được tất cả các bên tham gia tranh chấp thừa nhận.
Nhờ có ông Trump, hệ thống trên hiện đang cận kề với cái chết. Chính quyền của ông đang ngăn chặn sự thay thế các thành viên của cơ quan phúc thẩm khi nhiệm kỳ của họ kết thúc, tuyên bố họ đã vượt quá thẩm quyền của mình.
Cơ quan phúc thẩm hiện chỉ còn 3 thành viên, con số tối thiểu cần thiết để thông qua những phán quyết. Trừ phi Mỹ thay đổi đường lối vào giữa tháng 12, khi nhiệm kỳ của 2 trọng tài kết thúc, cơ quan phúc thẩm sẽ mất đi hiệu lực. Ở điểm này, khi một nước không đồng ý với báo cáo hội thẩm, họ có thể khiến những phán quyết này bị chìm vào quên lãng chỉ bằng cách đưa ra kháng cáo.

Các lãnh đạo G7 tại Biarritz, Pháp
Công ước mới của Liên Hợp Quốc về các thỏa thuận giải quyết quốc tế thông qua hòa giải nhắm tới việc lấp đi lỗ hổng mà cơ quan phúc thẩm WTO bỏ sót. Nhưng những nhà điều đình không thể đưa ra luật hay áp các giải pháp, họ chỉ có thể giúp các bên đạt được thỏa thuận.
Việc gìn giữ cơ chế hòa giải tranh chấp của WTO sẽ là một phương thức hữu ích để duy trì hệ thống thương mại đa phương. Thay thế nó bằng một phương phức yếu hơn có thể sẽ đem lại những hiệu ứng ngược lại.
Chắc chắn rằng, Mỹ không đơn phương hủy hoại WTO, dù họ rõ ràng đã có hành động thúc đẩy mạnh mẽ những nước khác thách thức tổ chức này. Một nhóm các nền kinh tế đang phát triển không khoan nhượng, đặc biệt là Cuba, Ấn Độ, Nam Phi và Venezuela cũng góp phần của mình vào trong hành động đó.
Làm ngơ những tác động tiêu cực của chính sách nội địa với viễn cảnh kinh tế của mình, nhưng nước này tuyên bố WTO đang có chính sách thiên lệch đối với các nước đang phát triển. Vì thế, họ muốn quy định mọi cải tổ WTO phải có những kết quả tốt đẹp đối với mình.
Khi làm vậy, họ đang tiếp tay cho nỗ lực của ông Trump phá hủy một hệ thống dựa trên nền tảng luật pháp đã cung cấp khả năng dự đoán cho các nhà đầu tư, đồng thời mở ra sự thịnh vượng cho rất nhiều nước đang phát triển.
Ngay cả Nhật Bản cũng đã tạo ra những thách thức riêng của mình đối với thương mại tự do. Vào tháng trước, có vẻ lấy cảm hứng từ ông Trump, Nhật đã áp dụng chính sách kiểm soát chặt chẽ hơn vào những mặt hàng hóa chất mà Hàn Quốc nhập khẩu để sản xuất chất bán dẫn (sản phẩm xuất khẩu nhiều nhât của Hàn Quốc), với lý do quan ngại về an ninh quốc gia.
Sau đó, Nhật đã loại Hàn Quốc khỏi "danh sách trắng" những đối tác thương mại đáng tin cậy, đẩy Hàn Quốc phải hạ cấp Nhật Bản trong danh sách về đối tác thương mại của mình và rút khỏi hiệp ước chia sẻ thông tin tình báo quân sự.
Tại cuộc họp thượng đỉnh các nước G7 tại Biarritz vào cuối tháng 8, các nhà lãnh đạo lại tiếp tục "đãi bôi" về việc tái cơ cấu Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Nhưng có rất ít hy vọng họ sẽ theo đuổi điều này. Thay vào đó, chúng ta có thể sẽ bị đưa vào một trật tự thế giới mới, trong đó các thỏa thuận thương mại sẽ thay thế luật lệ về thương mại và sức mạnh thô bạo về chính trị sẽ quyết định cách phân xử những tranh chấp.
- Cùng chuyên mục
Đề nghị Bộ Công an tiếp nhận sai phạm tại KCN Thốt Nốt
Trung tâm xây dựng hạ tầng khu công nghiệp (KCN) Thốt Nốt chưa được UBND TP. Cần Thơ cho thuê đất tại KCN Thốt Nốt (giai đoạn 3), chưa đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp nhưng đã ký hợp đồng cho thuê lại đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê cho 2 doanh nghiệp, với diện tích 7,01 ha.
Sự kiện - 08/05/2025 06:59
Đại sứ Knapper: Chính sách thương mại mới của Mỹ 'không nhằm gây phương hại tới các nước đối tác'
Đại sứ Marc Knapper đánh giá cao các động thái chủ động, thiện chí, mang tính xây dựng của Việt Nam trong việc chuẩn bị đàm phán thương mại với Mỹ.
Sự kiện - 08/05/2025 06:56
Ủy ban Quốc hội Mỹ ủng hộ nỗ lực đàm phán thuế quan với Việt Nam
Ủy ban Đánh giá kinh tế và an ninh Mỹ - Trung Quốc (USCC) khẳng định Việt Nam là đối tác quan trọng của Mỹ trong khu vực.
Sự kiện - 07/05/2025 22:44
Tổng Bí thư Tô Lâm: Miễn viện phí toàn dân từ giai đoạn 2030-2035
Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu thực hiện tiến tới miễn viện phí toàn dân vào giai đoạn từ 2030-2035.
Sự kiện - 07/05/2025 13:20
Ông Hoàng Nam làm quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị
Ông Hoàng Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị được giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 5/5/2025 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021-2026.
Sự kiện - 07/05/2025 11:45
[Gặp gỡ thứ Tư] 'Nghị quyết về kinh tế tư nhân cần cách thực thi khác truyền thống'
Lần đầu tiên Nghị quyết 68-NQ/TW đã đưa ra những quan điểm đột phá về vị trí, vai trò của khu vực kinh tế tư nhân. Điều này đòi hỏi cần có cách thực thi rất khác để khu vực kinh tế được xem là "một động lực quan trọng nhất" của nền kinh tế phát huy được sứ mệnh của mình.
Sự kiện - 07/05/2025 11:14
Ấn Độ tấn công Pakistan vì vụ giết du khách Kashmir
Ấn Độ đã tấn công Pakistan và khu vực Kashmir của Pakistan vào sáng thứ Tư với ít nhất tám người chết được báo cáo cho đến nay trong khi Pakistan gọi vụ tấn công là "hành động chiến tranh trắng trợn", theo Reuters.
Sự kiện - 07/05/2025 08:23
Gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số triển khai tới đâu?
Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc NHNN cho biết, đối với gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số, hiện có 4 ngân hàng thương mại nhà nước đăng ký mỗi ngân hàng 60.000 tỷ đồng; 12 ngân hàng tư nhân quy mô lớn đăng ký mỗi ngân hàng 20.000 tỷ đồng; 5 ngân hàng tư nhân quy mô nhỏ hơn đăng ký 4.000 tỷ đồng.
Sự kiện - 07/05/2025 06:00
Điều gì khiến đăng ký doanh nghiệp mới bùng nổ đầu năm 2025?
Lãnh đạo Bộ Tài chính thông tin những tác nhân, yếu tố dẫn đến sự bùng nổ trong đăng ký doanh nghiệp mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong những tháng đầu năm 2025.
Sự kiện - 06/05/2025 19:08
Bộ Y tế nói lộ trình miễn viện phí cho người dân
Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết, chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về tiến tới miễn phí cho người dân không chỉ là định hướng mang tính chiến lược lâu dài mà là mục tiêu toàn ngành y tế quyết tâm thực hiện.
Sự kiện - 06/05/2025 17:11
Thủ tướng: Kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP cao dù gặp thách thức từ thuế quan Mỹ
Thủ tướng yêu cầu tập trung thực hiện các giải pháp ứng phó chính sách thuế đối ứng của Mỹ, trong đó có chuẩn bị kỹ phương án, đàm phán hiệu quả với Mỹ.
Sự kiện - 06/05/2025 15:36
Nhiều doanh nghiệp lớn của Mỹ, EU tiếp tục đầu tư ở Việt Nam
Việc nhiều doanh nghiệp lớn của các nền kinh tế lớn tiếp tục đầu tư mới, mở rộng đầu tư cho thấy vị trí quan trọng của Việt Nam trong các chuỗi cung ứng toàn cầu.
Sự kiện - 06/05/2025 13:50
'Doanh nghiệp là động lực chính thúc đẩy đổi mới sáng tạo'
Ủy ban KH,CN&MT của Quốc hội thấy rằng, doanh nghiệp là động lực chính thúc đẩy đổi mới sáng tạo, cung cấp nguồn lực tài chính, nhân lực cho các hoạt động R&D.
Sự kiện - 06/05/2025 13:15
Công bố PCI 2024: Lần đầu tiên Hải Phòng giữ vị trí quán quân
Với số điểm 74,84, lần đầu tiên Hải Phòng vươn lên vị trí quán quân trong Bảng xếp hạng Chỉ số Năng lực Cạnh tranh Cấp tỉnh (PCI).
Sự kiện - 06/05/2025 13:13
Tháo điểm nghẽn thể chế kinh tế tư nhân - từ Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị đến sửa đổi Hiến pháp
Ngày 4/5/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ kinh tế tư nhân trong giai đoạn mới. Đây là lần đầu tiên, một văn kiện từ cấp lãnh đạo cao nhất của Đảng khẳng định khu vực kinh tế tư nhân là "một bộ phận quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân".
Sự kiện - 06/05/2025 10:59
Chủ tịch Quốc hội: Từ ngày 6/5 lấy ý kiến Nhân dân về sửa Hiến pháp
Chủ tịch Quốc hội yêu cầu bắt đầu từ ngày 6/5 sẽ tổ chức công bố lấy ý kiến Nhân dân về toàn văn dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Sự kiện - 06/05/2025 06:45
- Đọc nhiều
-
1
Đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản: Khi đề xuất xa rời thực tế?
-
2
Petrolimex làm ăn ra sao dưới thời CEO Đào Nam Hải?
-
3
Phu nhân Chủ tịch City Auto muốn chi trăm tỷ mua 6 triệu cổ phiếu
-
4
Hà Nội khan hiếm biệt thự, nhà liền kề giá dưới 20 tỷ đồng
-
5
Cổ phiếu giảm mạnh, điều gì đang diễn ra ở Bảo hiểm PJICO?
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago