Bốn pháp nhân nắm 35,7% vốn VietABank

Nhàđầutư
Một báo cáo mới đây của Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) hé lộ tỷ lệ sở hữu của các cổ đông nội bộ và cổ đông lớn.
XUÂN TIÊN
20, Tháng 11, 2018 | 17:42

Nhàđầutư
Một báo cáo mới đây của Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) hé lộ tỷ lệ sở hữu của các cổ đông nội bộ và cổ đông lớn.

vietabank-nhadautu.vn

 

Theo đó, CTCP Tập đoàn Việt Phương vẫn là cổ đông lớn nhất, nắm 10,852% vốn VietABank, CTCP Rạng Đông xếp thứ hai với 9,339%, CTCP Đầu tư và Phát triển Hoà Bình và Văn phòng Thành uỷ TP.HCM theo sau với lần lượt 9,146% và 6,316%.

Tổng cộng, bốn pháp nhân trên sở hữu 35,653% vốn VietABank.

Trong khi đó, ngoại trừ Chủ tịch HĐQT Phương Hữu Việt (4,522%) và Thành viên HĐQT Trần Tiến Dũng (0,094%), các lãnh đạo khác trong HĐQT, Ban điều hành lẫn Ban kiểm soát nắm rất ít hoặc gần như không sở hữu cổ phần VietABank.

Như vậy, so với cuối năm 2015, tỷ lệ sở hữu của cổ đông lớn và cổ đông nội bộ của VietABank không thay đổi nhiều.

VietABank ra đời năm 2003 với sự hợp nhất Công ty Tài chính CP Sài Gòn và Ngân hàng TMCP Nông thôn Đà Nẵng. Thời điểm thành lập, Ban Tài chính Thành uỷ TP.HCM từng nắm tới 29,8% vốn VietABank.

Năm 2010, cùng áp lực tăng vốn lên 3.000 tỷ đồng, cơ cấu sở hữu VietABank có sự xáo trộn mạnh khi Tập đoàn Việt Phương và ông Phương Hữu Việt trở thành nhóm cổ đông lớn nhất; CTCP Đầu tư và Phát triển Hoà Bình - thành viên của Tập đoàn Vimedimex cũng tham gia vào VietABank trong thời gian này, theo sau là CTCP Rạng Đông - một tập đoàn lớn hoạt động trong lĩnh vực bất động sản và BOT ở Bình Thuận.

Ở một diễn biến khác, VietABank ngày 19/11 vừa có thông báo về việc lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về phương án tăng vốn điều lệ. Theo đó, VietABank dự kiến tăng vốn từ 3.500 tỷ đồng lên 4.200 tỷ đồng thông qua chào bán 70 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 100:20, giá bán dự kiến 10.000 đồng/ CP. Thời gian phát hành dự kiến Quý IV/2018. Mốc cụ thể sẽ được HĐQT VietABank quyết định khi được NHNN và UBCKNN chấp thuận.

Nguồn lực tăng thêm sẽ được sử dụng để mở rộng mạng lưới (35 tỷ đồng), mua sắm, nâng cấp tài sản cố định (55 tỷ đồng) và tăng cường năng lực tài chính (610 tỷ đồng).

Đáng chú ý, phương án tăng vốn sắp tới trình cổ đông khác biệt đáng kể so với phương án đã được ĐHĐCĐ VietABank năm 2018 thông qua, khi Đại hội hồi cuối tháng Tư chấp thuận cho ngân hàng này tăng vốn thêm 700 tỷ đồng thông qua: Hoặc (1) phát hành 35 triệu cổ phiếu trả cổ tức 10% và phát hành riêng lẻ 35 triệu cổ phần cho nhà đầu tư; hoặc (2) phát hành riêng lẻ 70 triệu cổ phần cho nhà đầu tư cả trong lẫn ngoài nước đủ năng lực tài chính.

Việc đưa ra phương án mới - chỉ phát hành cho cổ đông hiện hữu - dẫn tới giả thiết VietABank đã không tìm được nhà đầu tư, hoặc cổ đông hiện hữu không còn muốn sự tham gia của các cổ đông mới.

Dù sao việc tăng vốn vẫn rất cấp thiết với ngân hàng của Chủ tịch Phương Hữu Việt, sau hai lần tăng "hụt" vào các năm 2016, 2017. Với vốn điều lệ 3.500 tỷ đồng, Việt Á hiện là một trong những ngân hàng có quy mô bé nhất trong hệ thống. Nguồn lực hạn chế là nguyên nhân chính khiến những nhà băng nhỏ như VietABank đang rất "khó thở" trong cuộc chiến tranh giành thị phần trong lĩnh vực buôn tiền.

9 tháng đầu năm 2018, VietABank đạt doanh thu hợp nhất 3.165 tỷ đồng, lãi trước thuế 132,8 tỷ đồng, mới hoàn thành 42,5% kế hoạch cả năm (312 tỷ đồng). Tổng tài sản tới cuối kỳ là 63.295 tỷ đồng, tín dụng 35.528 tỷ đồng, huy động khách hàng 38.913 tỷ đồng.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ