Bộ trưởng Tài chính nói lý do đánh thuế nước giải khát có đường
Góp ý dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các đại biểu nhấn mạnh rằng, khi đề xuất đưa nước giải khát có đường vào diện chịu thuế, Chính phủ cần giải trình, làm rõ hơn về mục tiêu của chính sách là bảo vệ sức khỏe người dân hay chỉ là tăng thu ngân sách.
Chiều 27/11, Quốc hội tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Trong đó, nhiều các đại biểu quan tâm thảo luận việc bổ sung nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế.
Đánh thuế cần có lộ trình
Đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy (đoàn Bến Tre) đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo cân nhắc kỹ lưỡng việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường. Đại biểu lấy dẫn chứng, theo báo cáo đánh giá tác động của Bộ Tài chính, những năm gần đây, tỷ lệ tiêu thụ đồ uống có đường ở nước ta đã giảm mặc dù chưa cần phải áp dụng thuế…
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, không phải quốc gia nào áp thuế tiêu thụ đặc biệt lên nước giải khát có đường cũng đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì. Ví dụ điển hình như Brunei, Ấn độ, Chile, Phần Lan, Bỉ… là những quốc gia đã áp dụng thuế thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường nhiều năm nhưng tỷ lệ thừa cân béo phì vẫn tăng. Trong khi đó, các quốc gia không áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường như Nhật Bản hay Singapore lại có tỷ lệ thừa cân, béo phì thấp nhất.
Đáng chú ý, nếu chiếu theo tiêu chuẩn Việt Nam, thì nước dừa đóng hộp có thể được liệt vào nhóm chịu thuế thuế tiêu thụ đặc biệt. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hàng trăm doanh nghiệp chế biến dừa đang kiệt quệ sau COVID-19 của tỉnh Bến Tre; mà còn ảnh hưởng đến hơn 200.000 nông dân trồng dừa vì không tiêu thụ được trái dừa, nguy cơ phải đốn dừa trồng cây khác.
Đại biểu nhấn mạnh, hiện chưa đủ cơ sở khẳng định việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước dừa sẽ làm giảm bệnh thừa cân, béo phì, nhưng nếu áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước dừa có khả năng dẫn đến thất thu ngân sách của các địa phương có trồng dừa và thậm chí Trung ương còn phải hỗ trợ ngân sách cho các địa phương trồng dừa để khắc phục thiên tai do mất cây dừa.
Ngoài ra, việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường có thể làm giảm tiêu thụ đồ uống có đường nhưng không chắc có thể làm giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì và các bệnh không lây nhiễm khác.
Do vậy, đại biểu đề nghị cần đánh giá tác động kỹ lưỡng và toàn diện về tính hiệu quả của việc bổ sung mặt hàng nước giải khát có đường theo tiêu chuẩn Việt Nam vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để đảm bảo mục tiêu của chính sách là bảo vệ sức khỏe người dân.
Đại biểu Cầm Thị Mẫn (đoàn Thanh Hóa) thống nhất với việc bổ sung sản phẩm nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để góp phần định hướng tiêu dùng, mở rộng cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp và người tiêu dùng chuyển sang sản phẩm khác không có đường, góp phần hạn chế tình trạng thừa cân, béo phì và các bệnh không lây nhiễm.
Tuy nhiên, báo cáo nghiên cứu đánh giá tác động mới đây của CIEM có nêu, ngành nước giải khát chiếm 38% số lượng doanh nghiệp của ngành đồ uống. Đối với tác động về nguồn thu ngân sách, kết quả tính toán cho thấy, khi áp dụng thu thuế tiêu thụ đặc biệt 10% thì quy mô sản xuất của các doanh nghiệp bị co hẹp. Đồng thời việc áp thuế không chỉ tác động tới ngành nước giải khát, mà còn tác động tới 24 ngành khác trong quan hệ liên ngành. Hệ quả tác động tới toàn nền kinh tế, kéo theo sự sụt giảm về GDP.
Do đó, đại biểu cho rằng, cần phải cân đối mục tiêu định hướng hành vi của người tiêu dùng với việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này. Chính phủ cần giải trình rõ hơn về mục tiêu của chính sách thực chất là bảo vệ sức khỏe người dân hay chỉ là tăng thu ngân sách. Vì vậy, việc bổ sung chính sách cần cân nhắc kỹ lưỡng để triển khai thực hiện được thông suốt. Các doanh nghiệp có thời gian xây dựng chiến lược kinh doanh, kịp thời thích ứng.
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (đoàn Đà Nẵng) cũng nhất trí bổ sung nước giải khát có đường vào nhóm đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, vì đó là một biện pháp định hướng hành vi tiêu dùng, hạn chế lạm dụng chất có đường gây hại cho sức khỏe.
Tuy nhiên, theo đại biểu Thúy luật cần mở rộng đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là đồ uống có đường nói chung thay vì nước giải khát có đường. Vì ngay chính tờ trình của Chính phủ có đề cập đến nhiệm vụ đặt ra cho Chính phủ, Bộ Tài chính trong chiến lược dinh dưỡng quốc gia giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến 2045 theo Quyết định số 02 ngày 5/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần giai đoạn 2022-2025 theo Quyết định số 155 ngày 29/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ, đều là áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường.
"Tôi rất lo ngại về tác dụng ngược của đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường, vì có thể khiến người tiêu dùng hiểu lầm rằng chỉ có nước giải khát có đường mới không được khuyến khích sử dụng", đại biểu đoàn Đà Nẵng nói.
Trong khi đó, trên thực tế nhiều loại đồ uống có đường khác còn chứa hàm lượng đường cao hơn nước giải khát. Hơn nữa, khái niệm nước giải khát có đường theo tiêu chuẩn Việt Nam hẹp hơn nhiều do với khái niệm đồ uống có đường. Theo Tổ chức Y tế thế giới, đồ uống có đường là tất cả các loại đồ uống có bổ sung đường tự do trong quá trình sản xuất, pha chế và đường tự nhiên có sẵn trong thực phẩm.
Đồ uống có đường là nguồn cung cấp đường lớn nhất trong chế độ ăn, đóng góp 25% lượng đường tự do tiêu thụ ở người lớn và 40% lượng đường tự do tiêu thụ ở thanh thiếu niên. Đồ uống có đường cung cấp lượng calo rỗng, không có giá trị dinh dưỡng.
Việc lạm dụng đồ uống có đường gây nên tình trạng thừa cân, béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây bệnh không lây nhiễm như tim mạch, đái tháo đường ... tăng lượng đường nạp vào cơ thể cao hơn nhiều lần mức cần thiết. Do đó, Tổ chức Y tế thế giới và các nhóm công tác về sức khỏe khuyến nghị với Chính phủ các quốc gia áp dụng biện pháp đánh thuế vào đồ uống có đường để định hướng hành vi tiêu dùng.
Qua nghiên cứu hồ sơ dự án luật và tài liệu tham khảo, nữa đại biểu thấy nhiều quốc gia xác định đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là toàn bộ đồ uống có đường hoặc một số quốc gia xác định rõ một số đồ uống có đường cụ thể là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Từ phân tích trên, bà đề nghị luật nên quy định theo một trong hai hướng sau: áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường có hàm lượng đường trên 5g/100ml; liệt kê các nhóm đồ uống có đường thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc giao cho Chính phủ quy định cụ thể.
"Nhưng dù quy định theo hướng nào thì trong luật cũng cần ghi rõ là áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường chứ không chỉ giới hạn là nước giải khát có đường. Như vậy mới đúng với mục tiêu giải quyết vấn đề đặt ra tại điểm b trang 14 của Báo cáo số 257 ngày 13/10/2024. Đó là thực hiện chủ trương chiến lược của Đảng và Nhà nước về bảo vệ sức khỏe nhân dân, hạn chế tiêu dùng đối với một số mặt hàng có hại cho sức khỏe cộng đồng, trẻ em, phải áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường", đại biểu Thuý nói thêm.
Lý do đưa nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế
Giải trình ý kiến về thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng các đại biểu đồng tình rất cao việc đánh thuế nước giải khát có đường để đảm bảo sức khỏe cho người dân và cũng phù hợp với thông lệ quốc tế hiện nay.
Bộ trưởng Tài chính cho biết, theo tiêu chuẩn của Việt Nam với hàm lượng là 5g/100ml. Tiêu chuẩn của Việt Nam là do Chính phủ quy định. Vì vậy, khi Chính phủ quy định thì sẽ quy định loại nước giải khát nào không phải đánh thuế tiêu thụ đặc biệt, đại biểu Quốc hội lo nước dừa có phải đánh thuế tiêu thụ đặc biệt hay không, sữa hay là sản phẩm từ sữa, sản phẩm lỏng có lợi cho dinh dưỡng hay là nước hoa quả nguyên chất, ca cao,... những loại này không phải đánh thuế tiêu thụ đặc biệt, Chính phủ sẽ có quy định tại nghị định.
Tại sao chúng ta lại đánh thuế đối với nước giải khát có đường mà lại không đánh thuế đối với các chất đường rắn, Bộ trưởng Tài chính khẳng định là vì dạng lỏng theo Tổ chức Y tế thế giới và các tổ chức y tế đánh giá là dạng nước giải khát có đường lỏng thì sẽ hấp thụ vào gan rất nhanh, như vậy sẽ gây ra các bệnh, ví dụ như bệnh tiểu đường hoặc là các bệnh khác.
"Đối với loại đường thể rắn thì dung nạp sẽ chậm hơn và tác động sẽ chậm hơn, vì vậy được kiểm soát và ngăn ngừa tốt hơn. Cho nên, đánh thuế nước giải khát có đường là lý do như vậy", Bộ trưởng Tài chính nhấn mạnh.
- Cùng chuyên mục
Công an vào cuộc vụ đấu giá đất trả giá 30 tỷ đồng/m2 rồi bỏ ở Sóc Sơn
Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP.Hà Nội đã cử cán bộ về làm việc với huyện Sóc Sơn để xem xét vụ vụ khách hàng đấu giá đất trả giá 30 tỷ đồng/m2 rồi bỏ cuộc.
Pháp luật - 02/12/2024 17:27
Vụ Đại Ninh: Cựu Chủ nhiệm Văn phòng Chính Mai Tiến Dũng đối diện mức án 10 - 15 năm tù
Viện KSND tối cao truy tố ông Mai Tiến Dũng, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ"; Nguyễn Cao Trí, Tổng Giám đốc Công ty Sài Gòn Đại Ninh tội "Đưa hối lộ".
Pháp luật - 02/12/2024 15:42
Công an khám xét hàng loạt chi nhánh của Công ty GFDI trên cả nước
Công an đã hoàn tất việc khám xét tại các chi nhánh của Công ty TNHH MTV Tư vấn đầu tư GFDI (gọi tắt là Công ty GFDI) trên cả nước, qua đó thu giữ nhiều giấy tờ, tài liệu quan trọng .
Pháp luật - 02/12/2024 14:51
Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế nói về vụ trúng số không nhận được tiền
Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đã có buổi làm việc với Công ty TNHH Nhà nước MTV Xổ số kiền thiết tỉnh Thừa Thiên Huế liên quan đến sự việc một người dân trúng độc đắc 2 tỷ nhưng không nhận được tiền.
Pháp luật - 01/12/2024 18:09
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 12
Trong tháng 12/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: Quy định bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai, xác thực bằng số định danh mạng xã hội, mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại...
Pháp luật - 01/12/2024 06:00
Đại biểu Hà Nội: Kẻ xấu dễ dàng chiếm đoạt hệ thống của doanh nghiệp để đòi hàng chục triệu USD
Đại biểu đoàn TP. Hà Nội đề nghị, cần lưu ý hơn về an ninh mạng, bởi hiện nay kẻ xấu đã dễ dàng lấy cắp data của doanh nghiệp hoặc chiếm đoạt, đánh sập hệ thống để đòi tiền chuộc.
Pháp luật - 30/11/2024 17:03
Thí điểm cả nước được chuyển nhượng đất khác làm dự án nhà ở thương mại
Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Pháp luật - 30/11/2024 16:22
Báo cáo Công an vụ người đấu giá đất trả giá 30 tỷ đồng/m2 rồi bỏ ở Sóc Sơn
Phiên đấu giá đất Sóc Sơn có dấu hiệu "phá" khi có 1 người trả giá 30 tỷ đồng/m2 và nhiều người trả giá cao bất thường khi ở vòng thứ 5.
Pháp luật - 30/11/2024 14:34
Luật hóa 6 hành vi thao túng thị trường chứng khoán
Việc sửa đổi nhằm hướng tới hoàn thiện các quy định để tăng cường công tác giám sát và xử lý nghiêm các hành vi gian lận, lừa đảo trong hoạt động phát hành, chào bán chứng khoán
Pháp luật - 30/11/2024 07:34
Vụ Xuyên Việt Oil: Các cựu quan chức Bộ Công Thương, Tài chính nhận mức án nào?
Trong vụ án xảy ra tại Xuyên Việt Oil, cựu quan chức thuộc Bộ Công Thương nhận mức án cao nhất là 7 năm, thấp nhất là 3 năm; cựu quan chức Bộ Tài Chính cao nhất là 6 năm, thấp nhất là 2 năm.
Pháp luật - 29/11/2024 23:09
Đề nghị công an làm rõ dấu hiệu phá hoại đấu giá đất ở Sóc Sơn - Hà Nội
Ba lô đất đấu giá ở huyện Sóc Sơn (TP. Hà Nội) được trả lên tới 30 tỷ đồng/m², nhưng sau đó đồng loạt không trả giá ở vòng tiếp theo.
Pháp luật - 29/11/2024 22:17
Cựu Bí thư Bến Tre lĩnh án 28 năm tù
Cựu Bí thư Bến tre Lê Đức Thọ bị tuyên án 28 năm tù với 2 tội danh là "Nhận hối lộ" và "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi", phạt bổ sung mỗi tội danh 100 triệu đồng.
Pháp luật - 29/11/2024 14:00
Bà chủ Xuyên Việt Oil bị phạt 30 năm tù
Bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh (Chủ tịch Xuyên Việt Oil) bị phạt 19 năm tù về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí" và 11 năm tù về tội "Đưa hối lộ". Tổng hợp hình phạt là 30 năm tù.
Pháp luật - 29/11/2024 12:37
Vụ trúng số không lấy được tiền: Yêu cầu tòa can thiệp để lấy kết quả giám định
Trúng số nhưng không lấy được tiền, bà Ng hiện đang làm đơn gửi TAND TP. Huế đề nghị cơ quan này can thiệp để lấy kết quả giám định từ cơ quan Công an.
Pháp luật - 29/11/2024 12:27
Cẩn thận lừa đảo mạo danh Facebook, Apple
Người tiêu dùng Việt Nam hiện đang sử dụng quen thuộc các dịch vụ của Facebook, Apple. Kẻ gian đã lợi dụng điều này để gửi email lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài khoản khách hàng, nhất là khi đang vào thời điểm mua sắm cuối năm.
Pháp luật - 29/11/2024 09:58
Cá cược bóng đá 'chui' làm thất thoát hàng tỷ USD
GS.TSKH Nguyễn Mại cho biết, từ những điểm nghẽn pháp lý trong đặt cược thể thao tại Việt Nam đã có nhiều vụ cá cược bóng đá phi pháp làm thất thoát hàng tỷ USD, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp và làm thất thu ngân sách Nhà nước.
Pháp luật - 29/11/2024 06:17
- Đọc nhiều
-
1
Công nghiệp bán dẫn, chip điện tử - 'mạch máu' của nền kinh tế hiện đại
-
2
Chiều nay (28/11),VAFIE tổ chức hội thảo 'Góp ý sửa nghị định về đặt cược thể thao'
-
3
Quốc hội quyết đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hơn 1,7 triệu tỷ đồng
-
4
Đứng Top thế giới về tài sản số nhưng Việt Nam chưa có quy định rõ ràng
-
5
Đề nghị giảm sâu hoặc miễn thuế cho cơ quan báo chí
Đáng đọc
- Đáng đọc
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thị trường - Update 2 week ago
Tỷ phú muốn 'rót' tiền vào dự án của bà Trương Mỹ Lan là ai?
Đầu tư - Update 1 week ago
Đại gia Rolls Royce Ninh Bình vừa bị khởi tố là ai?
Tài chính - Update 4 week ago
Đại gia Nguyễn Cao Trí 'thao túng' cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ ra sao?
Pháp luật - Update 4 week ago