Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Làm cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành trong 2 năm là quá dài
Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng cho rằng, thời gian tối đa để làm cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành chỉ khoảng 1,5 năm và tiến độ 2 năm như kế hoạch là quá dài.
Sáng 17/6, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước).
Con đường chiến lược cả về chính trị và kinh tế
Tại nghị trường, đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) bày tỏ nhất trí với sự cần thiết của dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước). Ông cho rằng, đây là đoạn đường có ý nghĩa quan trọng trong kết nối đường cao tốc, kết nối huyết mạch vùng Tây và Đông Nam Bộ.
Về quy mô và dự án đầu tư, cơ quan hữu quan đã hết sức cầu thị, ngoài đầu tư từ ngân sách nhà nước, phải sử dụng từ phương thức đối tác công tư theo quy định và áp dụng cơ chế đặc thù cho đoạn đường này.
Tuy nhiên, đại biểu cho biết, đoạn cao tốc Chơn Thành - Đức Hòa hiện chỉ quy hoạch xây dựng đường cấp 3 đồng bằng, cần nghiên cứu, xem xét nâng cấp đoạn đường này cùng tuyến 4 làn xe như đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành.
"Theo quy hoạch, đường sẽ có 6 làn xe, tuy nhiên theo kế hoạch trước mắt, chúng ta sẽ xây dựng 4 làn xe do điều kiện còn hạn chế về nguồn vốn đầu tư, 2 làn xe còn lại sẽ tiếp tục giải phóng mặt bằng, phân kỳ để đầu tư tiếp khi có điều kiện", ông Hòa nói.
Về tác động của dự án tới đường giao thông BOT, đại biểu Hòa phân tích, theo báo cáo, hiện đã có 2 đường hiện hữu thực hiện BOT, giờ tiếp tục thực hiện theo phương thức BOT thì sẽ dẫn đến bất cập, gây ảnh hưởng đến 2 đường BOT đã hiện hữu. Do vậy, Chính phủ, Bộ GTVT cần nghiên cứu để đảm bảo công bằng, thuận lợi cho các đối tác đầu tư.
"Về phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư, đây là dự án rất quan trọng. Theo báo cáo, số người dân cần bồi hoàn lên tới 1299 hộ, diện tích đất cần giải tỏa cũng rất lớn. Đề nghị cơ quan soạn thảo, chính quyền địa phương cần quan tâm nghiên cứu để đảm bảo thực hiện tốt việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư", đại biểu Hòa kiến nghị.
Cùng quan điểm, đại biểu Điểu Huỳnh Sang (đoàn Bình Phước) nhấn mạnh, việc giải quyết điểm nghẽn về hạ tầng giao thông, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.
Đại biểu Điểu Huỳnh Sang cho rằng, dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) là nhằm cụ thể hóa chiến lược phát triển kinh- tế xã hội, đã được định hướng đầu tư tại các Nghị quyết số 23, Nghị quyết số 24 của Bộ Chính trị. Theo đại biểu, khi hệ thống giao thông phát triển sẽ là tiền đề tạo đà phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế- xã hội và đời sống của người dân ngày càng được nâng cao.
"Theo quy hoạch, dự án là trục giao thông có ý nghĩa rất quan trọng, kết nối vùng Tây Nguyên với vùng Đông Nam Bộ, vùng Tây Nam Bộ và thành phố Hồ Chí Minh. Việc đầu tư dự án cao tốc sẽ giải quyết được điểm nghẽn về hạ tầng giao thông, tạo không gian mới, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở khu vực vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ", đại biểu Sang đề xuất.
Đồng tình cao với chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước), đại biểu Phạm Văn Thịnh (đoàn Bắc Giang) khẳng định, đây là một con đường chiến lược cả về chính trị và kinh tế cũng như đồng tình cao với ý kiến của các đại biểu phát biểu trước đó.
Tuy nhiên, đại biểu Phạm Văn Thịnh có thêm ý kiến là về tính doanh thu của dự án. Theo đó, việc dự báo nhu cầu xe vận tải đi qua tuyến này mà theo báo cáo của Chính phủ và của Bộ Giao thông Vận tải có đề cập đến năm 2030, đoạn tuyến cao nhất từ IC1 đến IC3 mới có là 7600 xe đi qua trong/ngày đêm. "Tính ra như vậy là cả ngày chúng ta chỉ chưa đến 20 xe. Nếu tính bình quân cho 24 tiếng thì mỗi tiếng trên đường cao tốc không có đến một xe ô tô đi qua", đại biểu này nói.
Trường hợp thứ hai là tính đến thời kỳ thu hồi vốn là năm 2045 thì cao nhất là có 23.000 xe, tức là mỗi một ngày đêm cũng không quá 60 xe ô tô đi qua đây. Vì thế, đại biểu Phạm Văn Thịnh cho rằng, đây là những số liệu mà chúng ta cũng cần hết sức là cân nhắc, đánh giá kỹ lưỡng.
"2 năm để xây dựng cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành là quá dài"
Phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu tại phiên họp, Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng cho biết, ý kiến của các đại biểu Quốc hội đều đồng tình ủng hộ rất cao về sự cần thiết phải triển khai dự án đường cao tốc này để thúc đẩy liên kết vùng ở khu vực Tây Nguyên với Đông Nam Bộ và cả Tây Nam Bộ. Trong đó, nhiều đại biểu băn khoăn về tiến độ của dự án khi khởi công đầu năm 2025 thì hết năm 2026 liệu có hoàn thành?
Theo Bộ trưởng Giao thông vận tải thời điểm triển khai dự án đang có nhiều thuận lợi. "Theo tính toán dựa trên kinh nghiệm xây dựng đường cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 2 thì thời gian tối đa để làm cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành chỉ khoảng 1,5 năm. Vì thế với thời gian 2 năm như kế hoạch tôi cho là quá dài", Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói và cho rằng tiến độ này hoàn toàn khả thi và có thể thực hiện được.
Về tính khả thi đầu tư dự án theo phương thức PPP, Bộ trưởng Giao thông vận tải cho hay, đây là dự án tương đối hoàn chỉnh, được quy hoạch 6 làn xe, sẽ thi công xây dựng 4 làn xe hoàn chỉnh, phần vốn nhà nước hỗ trợ tham gia là 50%, sau khi mãn tải sẽ tiếp tục mở rộng thêm 2 làn xe trên đoạn tuyến này. Đây là dự án có thời gian hoàn vốn tương đối tốt so với các dự án trước đây, phù hợp với các nhà đầu tư, cũng được các ngân hàng đánh giá cao.
"Thường các dự án dễ gặp khó khăn khi nguồn vốn huy động từ các ngân hàng để đầu tư cho các dự án BOT chủ yếu là huy động ngắn hạn, trung và dài hạn thì tối đa là 5 năm. Với một dự án có thời gian hoàn vốn khoảng 18 đến 20 năm như dự án này, nhà đầu tư sẽ ưu tiên doanh thu để trả nợ ngân hàng, nên sẽ rất phù hợp và khả thi trong thu hút nhà đầu tư", Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói.
Về tác động của dự án đến các dự án BOT song hành trên quốc lộ 14, Bộ trưởng cho hay, khi hoàn thành toàn tuyến đường cao tốc Bắc Nam phía đông và một số tuyến ngang, không chỉ có 2 dự án BOT bị ảnh hưởng, mà còn ảnh hưởng đến các dự án khác.
Tác động này đã được Chính phủ lường trước và Chính phủ đã chỉ đạo Bộ GTVT trình phương án tháo gỡ, xử lý cho các dự án BOT bị ảnh hưởng, đặc biệt là do quá trình nhà nước đầu tư các dự án BOT đường cao tốc Bắc Nam phía Đông và các trục ngang, trong đó có dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước).
Theo Bộ trưởng GTVT, sau khi dự án đường cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành đi vào hoạt động, sẽ có thể tính toán được mức độ ảnh hưởng tới các dự án khác để có đề xuất cụ thể, có thể là kéo dài thời gian thu phí, hoặc bổ sung một phần ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các dự án bị ảnh hưởng.
- Cùng chuyên mục
Sẽ có sàn giao dịch tiền điện tử tại Trung tâm tài chính Việt Nam?
Bộ Kế hoạch & Đầu tư (KH&ĐT) đề xuất thử nghiệm có kiểm soát hoạt động fintech, gồm sàn giao dịch tài sản điện tử, tiền điện tử tại các Trung tâm tài chính.
Sự kiện - 09/01/2025 18:02
Việt Nam, Lào ký hiệp định mua bán điện than, thúc đẩy dự án cao tốc Hà Nội - Vientiane
Hai bên phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương năm 2025 tăng từ 10-15% so với năm 2024, hướng tới sớm đạt mục tiêu 5 tỷ USD.
Sự kiện - 09/01/2025 17:24
Đầu tư hơn 4.100 tỷ đồng xây dựng khu công nghiệp Yên Bình 3
Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Yên Bình 3, tỉnh Thái Nguyên do Tập đoàn BMK làm chủ đầu tư, có quy mô 295,34 ha được đầu tư với tổng nguồn vốn là 4.139,39 tỷ đồng.
Sự kiện - 09/01/2025 17:21
Nghiên cứu phương án huy động vốn đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ GTVT, Bộ KH&ĐT nghiên cứu phương án huy động vốn đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Sự kiện - 09/01/2025 09:15
Doanh nghiệp FDI duy nhất liên tục nằm trong Top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
Từ khi có mặt tại Việt Nam, Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên luôn là doanh nghiệp FDI duy nhất nằm trong Top 10 Bảng xếp hạng 500 doanh nghiêp lớn nhất Việt Nam (VNR500)
Sự kiện - 09/01/2025 07:55
Đề nghị Doosan Vina mở rộng sang lĩnh vực điện gió ngoài khơi ở Việt Nam
Tổng Giám đốc Doosan Vina mong muốn Chính phủ tạo điều kiện để công ty thúc đẩy các hoạt động hợp tác, đầu tư tại Việt Nam, trong đó lĩnh vực điện gió.
Sự kiện - 09/01/2025 05:53
Bổ nhiệm PGS.TS. Trần Thanh Giang giữ chức Phó Giám đốc Học viện Hành chính và Quản trị công
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã công bố quyết định bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo quản lý của Học viện Hành chính và Quản trị công.
Sự kiện - 08/01/2025 21:39
Bộ Y tế: Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 sẽ được đưa vào sử dụng trong năm 2025
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết , sẽ đưa hai dự án Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 vào hoạt động trong năm 2025.
Sự kiện - 08/01/2025 17:28
Thủ tướng 'chốt' tăng trưởng GDP 2025 ít nhất 8%
Nhấn mạnh một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phấn đấu tăng trưởng GDP ít nhất 8% hoặc cao hơn; tập trung làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống; xây dựng các chính sách tạo đột phá huy động các nguồn lực xã hội.
Sự kiện - 08/01/2025 14:24
TP.HCM còn hàng chục nghìn tỷ đồng chưa đưa được vào nền kinh tế
Kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ, giải quyết các tồn đọng, giúp giải phóng hàng chục nghìn tỷ đồng cho nền kinh tế 2025.
Sự kiện - 08/01/2025 14:23
VAFIE ký thỏa thuận hợp tác cùng BK Holdings
Ngày 8/1, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) và Công ty TNHH MTV Đầu tư và phát triển công nghệ Bách khoa Hà Nội (BK Holdings) đã ký kết thỏa thuận hợp tác 2 bên. Đồng thời, VAFIE cũng trao chứng nhận hội viên mới cho BK Holdings.
Sự kiện - 08/01/2025 14:14
Tổng Bí thư Tô Lâm: Thống nhất nhận thức và hành động, tiếp tục công cuộc đổi mới về kinh tế
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị cần thống nhất nhận thức và hành động về sự cấp bách phải tiếp tục tiến hành công cuộc đổi mới về kinh tế... vững vàng bước vào kỷ nguyên thịnh vượng, giàu mạnh và phát triển.
Sự kiện - 08/01/2025 13:58
Bí thư Lê Trường Lưu: Huế đặt mục tiêu tăng trưởng 10% trong năm 2025
Lãnh đạo TP. Huế đặt ra nhiều nhóm giải pháp cụ thể nhằm hiện thực hóa mục tiêu tốc độ tăng trưởng đạt hai con số ở mức 10% trong năm 2025.
Sự kiện - 08/01/2025 13:39
Ông Trần Sỹ Thanh: Hà Nội đang quyết liệt xử lý ô nhiễm môi trường
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, TP. Hà Nội đang quyết liệt thực hiện các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường.
Sự kiện - 08/01/2025 13:26
Hà Nội đề xuất Thủ tướng duyệt dự án 'hồi sinh' sông Tô Lịch khoảng 550 tỷ đồng
Hà Nội đề xuất Thủ tướng cho phép thành phố xây dựng công trình khẩn cấp cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 550 tỷ đồng.
Sự kiện - 08/01/2025 11:48
[Gặp gỡ thứ Tư] 'Ngân hàng Nhà nước có thể cân nhắc cho phép tỷ giá biến động linh hoạt hơn'
Để khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực có giá trị gia tăng cao, Việt Nam có thể tập trung vào việc nâng cao kỹ năng cho lực lượng lao động, củng cố hơn nữa môi trường kinh doanh và đầu tư vào cơ sở hạ tầng.
Sự kiện - 08/01/2025 08:00
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Phó Đức Nam - Mr.Pips, đằng sau sự hào nhoáng xa hoa tuổi 30
Pháp luật - Update 1 month ago
Doanh nhân Chu Lập Cơ - Từ đỉnh cao đến vực sâu
Pháp luật - Update 1 month ago
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thị trường - Update 1 month ago