Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Triển khai tốt Chính phủ điện tử sẽ phòng, chống được nạn tham nhũng vặt
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho rằng nếu triển khai tốt Chính phủ điện tử sẽ giúp phòng, chống được nạn tham nhũng vặt. Do đó, người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải gương mẫu trong cải cách, ứng dụng công nghệ thông tin.
Ngày 24/6, hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ (E-Cabinet) chính thức được khai trương đưa vào hoạt động. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đã có cuộc trao đổi với báo chí quanh vấn đề này.
Hệ thống E-Cabinet được coi là bước tiến lớn trong kế hoạch thực hiện Chính phủ điện tử. Xin Bộ trưởng cho biết những mục tiêu cụ thể của hệ thống này?
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Có thể nói, việc xây dựng Chính phủ điện tử tiến tới nền kinh tế số là nhiệm vụ rất quan tọng trong nhiệm kỳ Chính phủ này và được Thủ tướng rất quan tâm.
Ngày 19/8/2018 Thủ tướng đã quyết định thành lập Ủy ban quốc gia Chính phủ điện tử do Thủ tướng làm Chủ tịch, Phó Thủ tướng và các Bộ trưởng tham gia. Đây là quyết tâm rất cao của người đứng đầu Chính phủ. Văn phòng Chính phủ được giao một số nhiệm vụ cụ thể về xây dựng Chính phủ điện tử.
Chính phủ điện tử là khái niệm thôi chứ điện tử trong cả hệ thống Đảng, Quốc hội, Nhà nước nữa. Tháng 2/2019 đã có chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Chính phủ. Văn phòng Chính phủ xây dựng chương trình và quyết tâm trong tháng 6/2019 sẽ khai trương hệ thống họp và xử lý công việc Chính phủ E-Cabinet.
Việc này rất quan trọng, thực hiện được sẽ thể hiện sự đổi mới là Chính phủ hành động, kiến tạo, đưa ra dịch vụ mang tính phục vụ người dân và doanh nghiệp. E-Cabinet thể hiện mục tiêu của Chính phủ.
Chúng ta đang sử dụng giấy tờ truyền thống. Hệ thống này tiến tới Chính phủ không giấy tờ. Mục tiêu thứ hai là đưa ra lộ trình cụ thể như giảm thời gian họp Chính phủ. Năm 2019 sẽ giảm khoảng 30% thời gian phiên họp Chính phủ, cắt giảm 100% vào cuối năm 2019.
Trong phiên họp Chính phủ, thay vì xử lý hồ sơ giấym chúng ta sẽ xử lý trên mạng điện tử, ứng dụng trên nền điện tử. Ý nghĩa của nó là tạo ra sự thông tin, kết nối, trao đổi với nhau. Trước phiên họp có thể trao đổi minh bạch, công khai, tạo dữ liệu mở, truy cập hồ sơ, tài liệu, đưa ra quan điểm hoạc biểu quyết.
Cho dù, thành viên Chính phủ đi vắng không thể tham dự phiên họp Chính phủ vẫn có thể phát biểu ý kiến và tham gia biểu quyết. Họp Chính phủ sẽ tiết kiệm về thời gian, chi phí, minh bạch mọi thông tin trao đổi. Trước khi vào phiên họp thì trao đổi về những thông tin còn ý kiến khác nhau, giảm nhiều thời gian. Đó là việc rất tốt.
Thủ tướng và Bộ trưởng cũng từng nhiều lần nhấn mạnh việc cán bộ phải từ bỏ lợi ích cục bộ, đặc quyền đặc lợi, từ bỏ thói quen xử lý hồ sơ trên giấy tờ. Nhưng, thực tế thay đổi tư duy là điều không đơn giản. Vậy, chúng ta đã có những biện pháp gì để khắc phục tâm lý này trong đội ngũ cán bộ, công chức?
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Đây là yêu cầu rất cao. Cải cách này thay đổi hẳn tư tưởng, tư duy, cách nghĩ và cách làm. Thay vì như trước đây cứ phải gặp người dân, doanh nghiệp và yêu cầu họ nộp từng hồ sơ, họ phải đi lại nhiều lần thì nay ta làm trên nền điện tử hết.
Đây cũng là khó khăn rất lớn. Khó khăn này chính là rào cản về tư tưởng và cách làm quan. Khách quan là về công nghệ thông tin thì trình độ của chúng ta còn có mức độ. Chúng ta tiếp xúc với cái mới, thay đổi với công nghệ thông tin thì chưa nhuần nhuyễn, tinh thông.
Do đó, cán bộ công chức tiếp xúc với công nghệ thông tin người ta rất ngại và nếu gặp trường hợp mà phần mềm ứng dụng không thân thiện thì tạo cho anh em băn khoăn và ngại.
Thứ hai là truyền thống vẫn muốn gặp trực tiếp trong cả tư tưởng liên quan đến lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm, lôi kéo lợi ích. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nói là chúng ta phải phòng chống tham nhũng vặt.
Chính tham nhũng vặt rất nguy hiểm, tạo ra sức ỳ rất lớn và tạo ra rào càn kinh khủng, liên quan đến nhiều vấn đề như khởi nghiệp doanh nghiệp, chi phí chính thức và phi chính thức. Nếu làm tốt Chính phủ điện tử thì có thể cải cách điều này.
Muốn làm tốt, chúng ta phải thiết kế quy trình rất chặt chẽ. Ngay từng nội bộ, từng cơ quan, vai trò của người đứng đầu rất quan trọng. Chúng ta phải có mẫu mực trong cải cách, rồi phải có quy trình thủ tục thật ngắn gọn, từ đó sẽ ứng dụng công nghệ thông tin để theo chương trình đó.
Ba là cần có truyền thông đầy đủ, rất tốt để hiểu rõ vấn đề liên quan đến mục tiêu nhiệm vụ, yêu cầu của cải cách. Thủ tướng từng nói: "Nếu ta cải cách tốt, cắt giảm điều kiện kinh doanh và thủ tục hành chính, tạo ra sân chơi bình đẳng thì đây cũng chính là dư địa tăng trưởng".
Nhưng cái quan trọng nhất, chúng ta phải vượt qua được tư tưởng, đó là trước nay chúng ta làm nhưng không muốn ai kiểm tra, giám sát. Chúng ta làm thế này tạo ra sự minh bạch, công khai, tất cả đều lưu vết trong quá trình xử lý. Đồng thời chậm trễ trong quá trình nào đó, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp sẽ được giảm bớt.
Công tác này luôn có sự giám sát, kiểm tra, xây dựng thanh công cụ, chỉ số đánh giá sự hài lòng của người dân doanh nghiệp cũng như chất lượng cán bộ công chức trong thực thi công vụ.
Trong xây dựng Chính phủ điện tử nói chung, xây dựng hệ thống E-Cabinet nói riêng, Văn phòng Chính phủ cho biết hoàn toàn không dùng tiền ngân sách mà thuê lại dịch vụ từ doanh nghiệp. Vậy, các doanh nghiệp được lựa chọn thực hiện việc này dựa trên những tiêu chuẩn nào?
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Đúng, đây là cái mới. Chính phủ điện tử chúng ta triển khai từ năm 2000 nhưng cách tiếp cận này là rất mới của Thủ tướng. Văn phòng Chính phủ cũng tham mưu quyết liệt cái này.
Được giao một số nhiệm vụ trong xây dựng Chính phủ điện tử nhưng Văn phòng Chính phủ không làm chủ đầu tư, không lập dự án để xin tiền ngân sách.
Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt là đưa ra các đầu bài, đưa ra các yêu cầu, nhiệm vụ rồi lựa chọn những doanh nghiệp lớn có khả năng, tiềm năng về công nghệ, có hạ tầng, có đội ngũ kỹ thuật cao, tiếp cận được nền Chính phủ điện tử của các nước tiên tiến.
Dựa vào các doanh nghiệp lớn, có điều kiện, các chuyên gia trong và ngoài nước tham gia cùng, Văn phòng Chính phủ là cơ quan tập hợp lực lượng và điều phối vấn đề này. Trên cơ sở đầu bài như vậy, Văn phòng Chính phủ được Thủ tướng giao cho ký hợp đồng với doanh nghiệp thuê trọn gói.
Trọn gói là anh phải xây dựng được thủ tục đầu tư theo quy định, đảm bảo thiết kế về quy trình thủ tục hành chính, về kỹ thuật, đặc biệt là liên quan vấn đề bảo mật an toàn thông tin hệ thống dữ liệu. Đó là điều quan trọng nhất.
Tất cả việc này doanh nghiệp phải đầu tư, như đầu tư đường truyền, các thiết bị, 24/24h luôn có hệ thống hoạt động bình thường, không để xảy ra sự cố hay có mất mát, lỗ hổng; luôn có những phương án bảo vệ, dự trữ, khi dữ liệu đầy hay máy chủ có vấn đề thì phải có phương án dự phòng.
Như vậy, chúng ta có phương án rất chặt chẽ yêu cầu nhà đầu tư, doanh nghiệp thực hiện theo đầu bài ta đưa ra. Khi thiết kế 1 hệ thống, chúng tôi đều tranh thủ ý kiến chuyên gia trong nước và nước ngoài.
Vừa rồi, Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ đi nghiên cứu ở một số nước như Estonia, Pháp, Nga, Hàn Quốc … tới đây sẽ đi Nhật tiếp. Chúng ta lắng nghe và tiếp thu những thành công của họ, lắng nghe ý kiến chuyên gia thì sản phẩm ta đưa ra sẽ phù hợp với khu vực và xu thế phát triển. Trước khi đưa vào thực thi phải có đánh giá của hội đồng chuyên giao trong và ngoài nước.
Chúng ta có sự giám sát và doanh nghiệp phải chịu sự giám sát của các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước. Doanh nghiệp phải có trách nhiệm tuân thủ pháp luật, đặc biệt là quản lý cơ sở dữ liệu. Đây là tài sản vô giá của uqốc gia và ta phải có trách nhiệm chia sẻ, kết nối thông tin.
Chúng ta cũng đang xay dựng thể chế liên quan đến kết nối dữ liệu, chia sẻ dữ liệu, bảo mật thông tin cá nhân; phải có quy định rất chặt chẽ; bảo vệ thông tin cá nhân và bảo mật quốc gia là nhiệm vụ quan trọng mà doanh nghiệp phải đáp ứng yêu cầu.
Trong việc ký hợp đồng với doanh nghiệp, Chính phủ đưa ra những ràng buộc hay chế tài gì cụ thể để doanh nghiệp phải đảm bảo vận hành hệ thống hiệu quả, cũng như đảm bảo tuyệt đối tính an toàn của thông tin trên hệ thống không thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Đầu bài ra thế nào thì hợp đồng với doanh nghiệp cũng phải ký đúng như thế. Ta phải tạo mọi nguồn lực để huy động hoạt động xã hội hóa từ các doanh nghiệp ngoài nhà nước. Doanh nghiệp nhỏ nhưng giỏi, ví dụ có doanh nghiệp viết phầm mềm tốt, quản trị tốt, bảo mật cũng làm rất tốt. Vậy, doanh nghiệp nhỏ mà giỏi đó sẽ hợp tác với doanh nghiệp lớn, là trụ cột để tạo ra sản phẩm hoàn hảo hơn.
Trang ràng buộc thì yêu cầu phải tuân thủ, thực thi pháp luật. Chúng tôi luôn nhắc đảm bảo an toàn hệ thống, nghĩa là phải đảm bảo 24/24h hệ thống được đảm bảo an toàn tuyệt đối. Đặc biệt về an toàn dữ liệu thông tin.
Bộ trưởng từng nói phải tự từ bỏ quyền lực, lợi ích của mình. Cảm giác ấy có dễ chịu không thưa ông?
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Nói như vậy nhưng không dễ chịu cũng phải làm, xác định vì đất nước. Ta cải cách mà không dám làm như vậy thì chẳng ai dám làm.
Ngay như, Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng đi kiểm tra cũng phải va đập, làm tốt thì khen, chuyển đến Thủ tướng để khen. Nhưng, bộ, ngành, địa phương làm không tốt thì phải nói, mà nói ra thì động chạm vì liên quan đến lợi ích của người này, nhóm này, có báo chí thì người dân sẽ đọc và bình luận.
Chúng tôi không nói thì không được, né tránh không nói thì khác gì mình a dua với người ta. Chúng tôi chấp nhận thôi. Thủ tướng giao thì phải làm, còn thích thì không ai thấy thích. Mỗi lần làm được cho đất nước cái gì thì đó là cái tốt, chẳng có gì sợ.
Cắt của người ta mang về nhà mình mới sợ, còn cắt của người ta mà mang lại cho đất nước thì không có gì. Có phải mang về cho tôi, mang về cho vợ con nhà tôi chia nhau thì không được.
Ngay từ bản thân nếu không vượt qua sẽ không làm được gì, làm cũng phải xử lý từng bước, phải thay đổi chuyển động cả hệ thống chứ 1 người không làm được gì. Người đứng đầu mà không kiên quyết thì không thay được bên dưới.
- Cùng chuyên mục
Tổng Bí thư: Tập trung thực hiện cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị
Ngày 19/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.
Sự kiện - 19/11/2024 20:56
Hà Nội thông qua quy định thời hạn đảm nhiệm một số vị trí việc làm
HĐND TP. Hà Nội vừa thông qua quy định hợp đồng có thời hạn đảm nhiệm một số vị trí việc làm thuộc nhóm nghiệp vụ chuyên ngành, nghiệp vụ chuyên môn.
Sự kiện - 19/11/2024 19:31
Chủ tịch UBND cấp xã ở Hà Nội được ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính
Những nội dung về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính của Chủ tịch UBND cấp xã, cho các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng vừa được HĐND TP. Hà Nội thông qua sẽ góp phần cho địa phương, đơn vị giải quyết đã giảm thời gian, khâu trung gian, phục vụ kịp thời các người dân, doanh nghiệp.
Sự kiện - 19/11/2024 15:55
Hà Nội trao thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ chi thường xuyên
HĐND TP. Hà Nội đã thông qua quy định về thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí chi thường xuyên ngân sách thành phố để thực hiện mua sắm.
Sự kiện - 19/11/2024 14:58
Hà Nội chuyển cán bộ làm việc cấp xã thành cán bộ thuộc biên chế hành chính
HĐND TP. Hà Nội đã thông qua quy định việc chuyển cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn thành cán bộ, công chức thuộc biên chế hành chính.
Sự kiện - 19/11/2024 14:24
Hà Nội chi thêm hơn 37 tỷ đồng hỗ trợ sau bão số 3
Sáng 19/11, tại kỳ họp chuyên đề, HĐND TP. Hà Nội đã thông qua Nghị quyết hỗ trợ khôi phục sản xuất đối với một số cây trồng, vật nuôi bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão năm 2024.
Sự kiện - 19/11/2024 14:22
Hà Nội thông qua quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn
HĐND TP. Hà Nội đã thông qua quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND thành phố.
Sự kiện - 19/11/2024 14:19
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ lãnh đạo Trung Quốc, Mỹ tại Hội nghị G20
Thủ tướng Chính phủ khẳng định Việt Nam luôn mong muốn tăng cường hơn nữa hợp tác với các nước và các tổ chức quốc tế, đưa quan hệ phát triển lên tầm cao mới, thực chất và đi vào chiều sâu.
Sự kiện - 19/11/2024 11:58
Điểm nghẽn đầu tư theo hình thức PPP và kiến nghị giải pháp khắc phục
Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) là một phương thức đầu tư mới trong nền kinh tế thị trường nước ta, được Nhà nước hết sức quan tâm. Tuy nhiên, số lượng các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư sau ngày Luật PPP có hiệu lực, trong đó có các dự án hạ tầng giao thông không những không tăng mà còn giảm đi một cách đáng kể.
Sự kiện - 19/11/2024 11:12
Làm gì để nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật?
Vấn đề nổi lên hiện nay là làm thế nào để các luật, chính sách mới có thể được đưa nhanh vào đời sống kinh tế- xã hội, được thực thi nghiêm chỉnh trong các cấp, các ngành, trở thành động lực tăng trưởng kinh tế - xã hội theo kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, doanh nghiệp số, xã hội số.
Sự kiện - 19/11/2024 11:09
Hà Nội yêu cầu bảo đảm cấp điện an toàn trong chung cư
UBND TP. Hà Nội yêu cầu các sở, ngành, địa phương bảo đảm cấp điện an toàn, ổn định tại các chung cư, nhà cao tầng, khu đất dịch vụ, khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố
Sự kiện - 19/11/2024 10:49
Hà Nội quyết nghị nhiều vấn đề quan trọng để triển khai Luật Thủ đô
HĐND TP. Hà Nội đã khai mạc kỳ họp thứ 19 xem xét, ban hành 11 nghị quyết quy phạm pháp luật để triển khai, thi hành Luật Thủ đô.
Sự kiện - 19/11/2024 10:06
Ông Trần Thanh Mẫn làm Trưởng ban chỉ đạo sắp xếp bộ máy tinh gọn của Quốc hội
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm Trưởng ban chỉ đạo sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả tại các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội.
Sự kiện - 19/11/2024 06:43
'Việt Nam xây nhà rất nhanh nhưng quên mất phần móng'
Ngày 19/11, dưới sự chỉ đạo của Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE), Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức Tọa đàm "Tháo gỡ điểm nghẽn pháp lý đối với đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và bất động sản".
Sự kiện - 19/11/2024 06:40
Hôm nay (19/11), HĐND TP. Hà Nội tổ chức kỳ họp chuyên đề
Ngày 19/11, HĐND TP. Hà Nội tổ chức kỳ họp chuyên đề xem xét, ban hành các nội dung triển khai, thi hành Luật Thủ đô năm 2024.
Sự kiện - 19/11/2024 06:23
Ông Hoàng Nghĩa Hiếu giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Nghệ An
Ông Hoàng Nghĩa Hiếu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy vừa được bầu giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Sự kiện - 18/11/2024 17:03
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thị trường - Update 4 day ago
Tỷ phú muốn 'rót' tiền vào dự án của bà Trương Mỹ Lan là ai?
Đầu tư - Update 13 h ago
Đại gia Rolls Royce Ninh Bình vừa bị khởi tố là ai?
Tài chính - Update 2 week ago
Đại gia Nguyễn Cao Trí 'thao túng' cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ ra sao?
Pháp luật - Update 2 week ago