Bỏ quy định cho phép chỉ định thầu dự án BT, BOT

Nhàđầutư
Dù thuật ngữ "chỉ định thầu" không còn trong Nghị định mới hướng dẫn thực hiện PPP, song chiểu theo Điều 22 Luật Đấu thầu 2013, các dự án vẫn có thể được chỉ định thầu trong một số trường hợp đặc biệt, như mang tính cấp bách, đảm bảo bí mật nhà nước...
XUÂN TIÊN
11, Tháng 05, 2018 | 07:05

Nhàđầutư
Dù thuật ngữ "chỉ định thầu" không còn trong Nghị định mới hướng dẫn thực hiện PPP, song chiểu theo Điều 22 Luật Đấu thầu 2013, các dự án vẫn có thể được chỉ định thầu trong một số trường hợp đặc biệt, như mang tính cấp bách, đảm bảo bí mật nhà nước...

chi-dinh-thau-bot

 Phần lớn các dự án BOT, BT vừa qua đều được chỉ định thầu, gây bức xúc trong dư luận

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 63/2018/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) thay thế cho Nghị định 15/2015.

Nghị định 63 có nhiều thay đổi đáng chú ý so với văn bản tiền nhiệm. 

Đáng kể nhất là bỏ quy định cho phép đấu thầu hoặc chỉ định thầu dự án PPP, thay vào đó, Điều 37 Nghị định 63 quy định việc lựa chọn nhà đầu tư được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu. 

Dù thuật ngữ "chỉ định thầu" không còn trong Nghị định mới hướng dẫn thực hiện PPP, song chiểu theo Điều 22 Luật Đấu thầu 2013, các dự án vẫn có thể được chỉ định thầu trong một số trường hợp đặc biệt, như mang tính cấp bách, đảm bảo bí mật nhà nước...

Ngoài ra, còn có nội dung sửa đổi tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong dự án PPP, được quy định là tối thiểu 20% đối với dự án có tổng vốn đầu tư dưới 1.500 tỷ đồng (trước là 15%). Với dự án có tổng vốn vượt quá 1.500 tỷ đồng thì xác định theo nguyên tắc: tỷ lệ vốn chủ sở hữu không được thấp hơn 20% đối với phần vốn đến 1.500 tỷ đồng (trước đây là 15%) và tối thiểu 10% với phần vốn từ trên 1.500 tỷ đồng (giữ nguyên).

Dù đã có điều chỉnh, song dễ thấy sự thay đổi là không nhiều, đặc biệt đối với các dự án quy mô lớn. Vốn chủ sở hữu tối thiểu của nhà đầu tư sẽ tăng thêm đúng 75 tỷ đồng, là kết quả của phép tính (20%-15%) x 1.500 tỷ đồng.

Ví dụ, đối với một dự án có tổng mức đầu tư 5.000 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu tối thiểu của nhà đầu tư theo Nghị định 15 là 15% x 1.500 + 10% x 3.500 = 575 tỷ đồng, vốn yêu cầu theo nghị định mới là 20% x 1.500 + 10% x 3.500 = 650 tỷ đồng.

Bên cạnh vốn và cách thức lựa chọn nhà đầu tư, Nghị định 63 cũng có những quy định mới về thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.

Theo đó, Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia (1). Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư các dự án sau đây: Dự án nhóm A sử dụng vốn ngân sách trung ương từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 300 tỷ đồng trong tổng vốn đầu tư của dự án; dự án nhóm A áp dụng loại hợp đồng BT (2).

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư dự án không thuộc các trường hợp (1), (2) nêu trên của bộ, ngành mình.

Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư các dự án sau đây: Dự án nhóm A không thuộc trường hợp quy định tại (2) nêu trên; dự án nhóm B sử dụng vốn đầu tư công; dự án nhóm B áp dụng loại hợp đồng BT (3).

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án không thuộc các trường hợp quy định tại (1), (2), (3) nêu trên của địa phương mình.

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 19/6/2018.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24620.00 24635.00 24955.00
EUR 26213.00 26318.00 27483.00
GBP 30653.00 30838.00 31788.00
HKD 3106.00 3118.00 3219.00
CHF 26966.00 27074.00 27917.00
JPY 159.88 160.52 167.96
AUD 15849.00 15913.00 16399.00
SGD 18033.00 18105.00 18641.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17979.00 18051.00 18585.00
NZD   14568.00 15057.00
KRW   17.62 19.22
DKK   3520.00 3650.00
SEK   2273.00 2361.00
NOK   2239.00 2327.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ