Bỏ ngang Harvard về làm CEO Uber, nay rời Uber, Đặng Việt Dũng sẽ đi đâu về đâu?
32 tuổi, học dở thạc sỹ ở Harvard thì bỏ ngang về Việt Nam điều hành Uber, nay ông Đặng Việt Dũng từ nhiệm trong lúc Uber liên tiếp gặp khó khăn.
Đầu tháng 10 năm nay, Uber Việt Nam xác nhận, ông Đặng Việt Dũng đã chính thức không còn giữa vị trí kể từ 1/10 sau 3 năm gắn bó. Cách đây khoảng 3 tháng, CEO kiêm đồng sáng lập Uber - Travis Kalanick cũng đã quyết định từ chức sau những bê bối và áp lực của các nhà đầu tư.
Trùng hợp là cả Travis Kalanick và Đặng Việt Dũng đều bỏ ngang việc học tại Harvard để thực hiện tham vọng tại Uber.
Từng là “con cưng” của ngành công nghệ, startup giá trị nhất thế giới này đang trải qua giai đoạn sóng gió nhất kể từ khi thành lập. Uber đang vướng vào hàng loạt những thách thức về lãnh đạo.
"Gót chân Achilles" của Uber
Tuy không còn là người đứng đầu của công ty có giá trị lên đến 70 tỷ USD, Kalanick sẽ vẫn là thành viên của ban lãnh đạo. Có thể trong tương lai, Travis Kalanick sẽ còn quay lại dẫn dắt Uber, như cách Steve Jobs quay lại để tạo dựng Apple thành một đế chế. Tuy nhiên, sự ra đi của Travis đã cho thấy những vấn đề trong quản trị và lãnh đạo tại startup 8 năm tuổi này.
Uber đã gặp rất nhiều khó khăn trong vài tháng qua. Mọi chuyện bắt đầu vào tháng 2 khi một nữ nhân viên đăng bài blog cáo buộc các hành vi phân biệt giới tính trong ban quản lý của công ty. Nhiều vụ bê bối khác cũng lần lượt được đưa ra ánh sáng.
Chỉ trong vài tháng ngắn ngủi, Uber đã chia tay hàng chục lãnh đạo hàng đầu của công ty và sa thải khoảng chục người có liên quan đến bê bối phân biệt giới tính trong đội ngũ nhân viên của mình.
Tasha Eurich – nhà tâm lý học tổ chức, nhà nghiên cứu, tác giả cuốn "Bankable Leadership" nhận định, văn hóa “giành chiến thắng bằng mọi giá” đã giúp Uber đạt được thành công ban đầu, nhưng nó cũng trở thành “gót chân Achilles” khi công ty phát triển ngày càng lớn mạnh.
Tỷ phú Mark Cuban nhận xét về cựu CEO Uber trên tờ The New York Times rằng: "Điểm mạnh nhất chúng ta có thể thấy được từ Travis, đó là anh ấy sẽ vượt qua mọi bức tường để hoàn thành các mục tiêu của mình. Còn điểm yếu lớn nhất của Travis, là anh ấy sẽ vượt qua mọi bức tường để hoàn thành các mục tiêu của mình”.

Travis Kalanick - cựu CEO kiêm đồng sáng lập Uber.
Cũng theo một cuộc phỏng vấn nhanh 50 cựu nhân viên, nhà đầu tư và những người từng làm việc, tiếp xúc với Travis Kalanick, thì họ đều ghi nhận rằng, vị giám đốc 41 tuổi này thực sự gặp vấn đề về chiến thắng. Theo đó, Travis luôn muốn chiến thắng ở bất cứ thứ gì ông đặt tâm trí vào, và sẽ tìm ra cách để chiến thắng bằng bất cứ giá nào.
Văn hóa Uber nổi tiếng hiếu thắng và hung hãn. Những thứ như “dẫm chân nhau”, “luôn chen lấn”… nằm trong danh sách 14 “giá trị văn hóa” công ty. Đây không phải một điều ngẫu nhiên. Như nhiều startup khác, Uber ra đời và phải chống chọi với một thị trường rộng lớn. Họ chọn cách bỏ qua các quy tắc được xem là lỗi thời và tự đặt ra luật chơi riêng.
Công ty khởi nghiệp được định giá gần 70 tỷ USD, hiện có mặt ở hơn 70 quốc gia, cho phép các chi nhánh quyền tự quyết định về những thay đổi để thích nghi với thị trường địa phương và mở rộng nhanh nhất có thể.
Uber được cho là thường bỏ qua luật lệ địa phương để theo đuổi tăng trưởng. Trong khi bị cáo buộc vi phạm luật giao thông ở Hàn Quốc và Pháp, ở Mỹ, Uber đã chống lại giới chức bang California bằng cách đưa những chiếc xe tự lái ra đường phố San Francisco dù chưa được cấp phép. Bên cạnh đó là những cáo buộc rằng văn hóa doanh nghiệp của Uber bị “ô nhiễm” bởi quấy rối tình dục.
Năm ngoái, Uber đã thua lỗ hơn 3 tỷ USD. Công ty cũng “đầu hàng” trong cuộc chiến đắt đỏ tại 2 thị trường lớn là Trung Quốc và Nga, sau đó ngừng hoạt động ở Macau trước những áp lực từ cơ quan quản lý.
Đâu là "Gót chân Achilles" của Uber Việt Nam?
Thời điểm ông Đặng Việt Dũng từ nhiệm vị trí CEO Uber Việt Nam đúng vào lúc có tin Uber bị Cục thuế TP. HCM quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, truy thu gần 67 tỷ đồng tiền thuế và nhiều tin đồn Uber Việt Nam đóng cửa.
Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46), Bộ Công an từng đề nghị Tổng cục Thuế cung cấp văn bản liên quan đến việc thu thuế của Uber và Grab.
Cùng với đó, Sở Giao thông Vận tải TP. HCM đề nghị Uber, Grab tạm ngưng kết nối thêm xe mới và cáo buộc "thất thoát ngân sách".
Quyết liệt hơn, Hiệp hội Taxi Hà Nội kiến nghị dừng ngay thí điểm Uber, Grab tại Việt Nam trong tháng 9. Đơn vị này đề nghị ban hành ngay văn bản yêu cầu các địa phương dừng cấp phù hiệu xe tham gia thí điểm (hiện đã tăng đến 50.000 xe chỉ trong 18 tháng). Theo tính toán của hiệp hội này, mỗi ngày Uber đã chuyển ra nước ngoài khoảng 10 tỷ đồng.
Hiện tại, ứng dụng Uber tại Việt Nam vẫn hoạt động bình thường và việc đặt xe không gặp trở ngại nào.
Nhiều hãng taxi truyền thống đang phải vật lộn để cạnh tranh, tồn tại khi Uber và Grab nhanh chóng mở rộng thị trường trong bối cảnh lượng xe Uber, Grab đã vượt 50.000 chiếc trên toàn quốc. Trong đó, tính đến cuối tháng 8/2017, Uber có khoảng 4 triệu người dùng Việt Nam.
Sinh năm 1985, ông Đặng Việt Dũng đã có 3 năm điều hành Uber Việt Nam. Ông Dũng từng bỏ Đại học Bách Khoa để theo đuổi tấm bằng Cử nhân của Amherst College in Massachusetts, ra trường được làm việc cho những công ty hàng đầu thế giới, sau đó anh tiếp tục chương trình thạc sỹ của Trường Kinh doanh Harvard.

Ông Đặng Việt Dũng từ nhiệm vị trí CEO Uber Việt Nam từ 1/10.
Sau một năm (vào năm 2014), Đặng Việt Dũng bỏ ngang việc học ở Harvard để về Việt Nam vào ghế CEO của Uber.
Chức danh CEO tại Việt Nam của Đặng Việt Dũng buộc anh này và ban lãnh đạo phải làm việc và thuyết phục nhiều cơ quan Chính phủ Việt Nam bao gồm Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công Thương, thậm chí cả UB Kinh tế của Quốc hội.
Khi đồng sáng lập Uber - Travis Kalanick được đánh giá là "hiếu chiến" và "độc tài" thì CEO Uber Việt Nam - Đặng Việt Dũng cũng từng thừa nhận mình là một "kẻ ngạo mạn".
Uber Việt Nam cũng như Uber toàn cầu đang phải đối diện với nhiều tranh cãi về mô hình kinh doanh, về giá cước thấp giả tạo, về việc họ tiêu diệt việc làm của các hãng taxi.
Hiện Uber vẫn cứng đầu khi không chịu thành lập công ty tại Việt Nam. Đây là một điểm yếu "chết người" của Uber khi mà có các thông tin về doanh nghiệp công nghệ trốn thuế thì Uber là một trong số các hãng được nêu ở vị trí đầu tiên. Điều này vô tình làm thương hiệu/hình ảnh của Uber xấu xí hơn tại Việt Nam và các doanh nghiệp taxi truyền thống hay các đối thủ không dại gì mà bỏ qua hình ảnh xấu xí này mà chỉ trích Uber.
Có ý kiến cho rằng, dù tuổi trẻ, tài năng, trở thành CEO của một hãng công nghệ tầm cỡ khi mới ở độ tuổi 30, nhưng có lẽ những yêu cầu và áp lực từ công việc này chắc chắn không đem lại cảm giác thảm đỏ cho một du sinh đang học dở dang tại một trường danh tiếng thế giới.
Do đó, việc Đặng Việt Dũng ra đi trong lúc Uber Việt Nam trong tình cảnh hiện nay, cũng không phải là chuyện khó hiểu bởi bằng cấp từ trường danh tiếng nào có thể cứu vãn việc kinh doanh tồi tệ nếu không có kinh nghiệm và năng lực thực sự.
Hiện Uber chưa có thông tin chính thức về việc ai sẽ là người thay thế vị trí CEO của ông Đặng Việt Dũng. Và khi rời bỏ chức vụ lãnh đạo Uber Việt Nam sau ba năm gắn bó, vị CEO trẻ 31 tuổi này liệu sẽ tiếp tục "nhảy việc" sang lĩnh vực mới hay tiếp tục tình yêu với một startup công nghệ vận tải khác, như cách mà anh từng "nhảy trường" trong quá khứ.
Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng, Uber không phải là một startup "bình thường". Nó là “vua kỳ lân” (unicorn, biểu tượng khởi nghiệp xuất sắc). Uber được tôn sùng vì được định giá cao nhất trong giới startup và sở hữu tham vọng thay đổi ngành vận tải vô tiền khoáng hậu. Thành bại của Uber vẫn chưa thể nói trước.
- Cùng chuyên mục
Giữa bức tranh tươi sáng, khu đô thị sinh thái ở Đà Nẵng vẫn 'ngủ im'
Trong bối cảnh nhiều dự án bất động sản ở Đà Nẵng được tháo gỡ và triển khai thi công trở lại, thì dự án Khu đô thị sinh thái Quan Nam - Thủy Tú (Golden Hills City) vẫn "ngủ im" do gặp vướng mắc.
Bất động sản - 03/04/2025 11:25
Đà Nẵng hấp dẫn nguồn vốn công nghệ
Đà Nẵng đang trở thành điểm sáng thu hút đầu tư trong lĩnh vực công nghệ, chip bán dẫn, với sự hiện diện của các tập đoàn lớn như Synopsys, Marvell, FPT…
Đầu tư - 03/04/2025 06:45
'Ông lớn' FDI muốn 'rót tiền' vào năng lượng tái tạo ở Bình Định
Các dự án năng lượng tái tạo ở Bình Định nhận được sự quan tâm của các "ông lớn" FDI để khai thác tiềm năng to lớn về điện gió ở địa phương này.
Đầu tư - 02/04/2025 18:42
Chuyên gia chứng khoán: 'Rủi ro thuế quan đang bị thổi phồng quá mức'
Các chuyên gia cho rằng với tâm lý e ngại từ thông tin chính sách Thuế đối ứng, dòng tiền nhiều khả năng sẽ đi ngang và chờ đợi. Thị trường sẽ tích cực hơn trong tuần giao dịch 7-11/4.
Đầu tư - 02/04/2025 15:58
Mua cổ phiếu nào trong tháng 4?
Nhà đầu tư được khuyến nghị nên ưu tiên lựa chọn những cổ phiếu đang có định giá hợp lý và tình hình tài chính lành mạnh, lợi nhuận kỳ vọng tăng trưởng cao trong quý I cũng như cả năm 2025.
Đầu tư thông minh - 02/04/2025 15:26
Bình Định sắp có bệnh viện đa khoa quốc tế hơn 600 tỷ
Dự án Bệnh viện đa khoa quốc tế Nhơn Bình (tại TP. Quy Nhơn, Bình Định) có diện tích khoảng 1,16ha, tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 600 tỷ đồng.
Đầu tư - 02/04/2025 14:40
'Sóng' nhà đất trước thông tin sáp nhập chỉ là nhất thời
Việc môi giới, giới đầu tư lợi dụng thông tin sáp nhập tỉnh, thành để đẩy giá nhà đất lên cao như trong thời gian qua chỉ là câu chuyện nhất thời, các nhà đầu tư hiện nay rất thông minh, không dễ để "sập bẫy".
Đầu tư - 02/04/2025 14:18
3 thách thức lớn để phổ cập AI trong bất động sản công nghiệp
Trí tuệ nhân tạo (AI) được đánh giá là yếu tố thiết yếu trong tương lai của thị trường bất động sản công nghiệp. Tuy nhiên, lĩnh vực này còn những thách thức lớn như nguồn điện ở thị trường cấp 1, chi phí đầu tư lớn và nguồn nhân lực ứng dụng được AI còn hạn chế.
Đầu tư - 02/04/2025 12:05
Quảng Bình cho ACV thuê gần 30.000m2 đất để làm loạt dự án
ACV sẽ dùng gần 30.000m2 đất để xây dựng nhà ga hành khách T2, mở rộng sân đỗ máy bay cảng hàng không Đồng Hới, tổng mức đầu tư hai dự án hơn 1.800 tỷ đồng.
Đầu tư - 02/04/2025 10:24
Trước sáp nhập, bức tranh kinh tế của Quảng Nam và Đà Nẵng ra sao?
Đà Nẵng và Quảng Nam là những điểm đến hấp dẫn của dòng vốn FDI trong những năm qua. Đến nay, Quảng Nam thu hút 201 dự án FDI với 6,36 tỷ USD; còn Đà Nẵng là 1.021 dự án với hơn 4,573 tỷ USD.
Đầu tư - 01/04/2025 14:37
Cần cơ chế thu hút nhân tài cho Trung tâm Tài chính quốc tế TP.HCM
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng, Trung tâm Tài chính quốc tế TP.HCM cần có bản sắc riêng, pháp lý riêng, tập trung thu hút nhân tài vào các lĩnh vực thế mạnh như AI, fintech...
Đầu tư - 01/04/2025 14:27
Hành lang chính sách thông thoáng là cơ hội cho doanh nghiệp hạ tầng bứt phá
Hành lang chính sách thông thoáng, các Nghị định hướng dẫn Luật PPP sửa đổi cũng được Chính phủ nghiên cứu điều chỉnh theo hướng thủ tục cởi mở hơn nhằm thu hút các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, những vướng mắc kéo dài trong hợp tác công - tư đang được tích cực tháo gỡ, tạo động lực mới cho doanh nghiệp hạ tầng bứt phá.
Đầu tư - 01/04/2025 13:01
Loạt doanh nghiệp bất động sản đón tin vui về pháp lý
Nhiều dự án được phê duyệt giá đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạo điều kiện cho doanh nghiệp sớm đưa vào kinh doanh, giải quyết vấn đề khan hiếm nguồn cung nhà ở vừa túi tiền.
Đầu tư - 01/04/2025 10:54
Hút vốn FDI tạo 'bàn đạp' cho Việt Nam trở thành công xưởng công nghệ cao
Thu hút đầu tư FDI không chỉ đem lại sự phát triển kinh tế bền vững, còn tạo "bàn đạp" cho Việt Nam trở thành công xưởng công nghệ cao của khu vực, kéo theo đó là sự phát triển các khu công nghiệp sinh thái, thông minh.
Đầu tư - 01/04/2025 10:05
Quảng Ninh, Hải Phòng thu hút các nhà đầu tư Vương quốc Bỉ
Quảng Ninh và Hải Phòng đang trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư quốc tế, đặc biệt là từ Vương quốc Bỉ. Với vị trí chiến lược, tài nguyên phong phú và môi trường đầu tư ngày càng cải thiện, hai địa phương này không chỉ thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp mà còn là trung tâm phát triển hạ tầng, dịch vụ và công nghiệp.
Đầu tư - 01/04/2025 06:36
Quỹ Nhà ở quốc gia giúp người lao động hiện thực hóa giấc mơ an cư
Quỹ nhà ở quốc gia được đánh giá là giải pháp cần thiết để đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người thu nhập thấp và trung bình. Tuy nhiên, để phát triển và đảm bảo hiệu quả lâu dài của mô hình này, cần có nghiên cứu thực tiễn, phù hợp với đặc thù của thị trường cũng như nguồn lực tài chính.
Đầu tư - 31/03/2025 14:08
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 week ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 2 week ago
Điểm tên nhóm ngành hưởng lợi từ thương chiến
Đầu tư thông minh - Update 2 week ago
Khi nào cổ phiếu VNM đảo chiều?
Tài chính - Update 1 month ago