Bluechips 'hụt hơi', VN-Index giảm 21 điểm

Nhàđầutư
Áp lực bán gia tăng tại các nhóm ngành lớn về cuối phiên, đặc biệt là bất động sản và xây dựng đã đẩy chỉ số chính kết phiên tại mức giá thấp nhất.
NHẬT HUỲNH
07, Tháng 04, 2022 | 15:29

Nhàđầutư
Áp lực bán gia tăng tại các nhóm ngành lớn về cuối phiên, đặc biệt là bất động sản và xây dựng đã đẩy chỉ số chính kết phiên tại mức giá thấp nhất.

Empty

Nhà đầu tư trở nên thận trọng hơn về xu hướng thị trường. Ảnh Trọng Hiếu.

Mở đầu phiên giao dịch ngày 7/4, VN-Index chủ yếu rung lắc ở vùng giá dưới tham chiếu khi nhóm ngân hàng nỗ lực gồng gánh thị trường còn cổ phiếu bất động sản, xây dựng chịu áp lực bán mạnh. Diễn biến sau đó càng thêm tiêu cực hơn khi nhóm ngân hàng dần hạ nhiệt và phân hóa, sắc xanh le lói của một số mã thuộc nhóm này đã không đủ sức để vực dậy thị trường. Sang đến phiên chiều, đặc biệt về khoảng thời gian cuối phiên, áp lực bán bị đẩy lên mức cao và khiến hàng loạt nhóm ngành cổ phiếu lao dốc. 

Tại sàn HoSE, rổ VN30 ghi nhận 24 cổ phiếu đỏ lửa, áp đảo so với 6 mã tăng. Trong đó, VJC dẫn đầu chiều giảm với biên độ 2,8% còn 137.000 đồng/CP. Tương tự, đà giảm tại các mã trụ khác như MWG, SAB, PNJ, MSN, NVL, VCB và bộ đôi VHM và VIC cũng là những lực cản mạnh của thị trường. Diễn biến này đẩy VN30-Index giảm 15,15 điểm, xuống mức 1.541,96 điểm, thanh khoản đạt 10.640 tỷ đồng, tương đương 39% thanh khoản sàn HoSE. Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ cũng bị bán mạnh và chịu áp lực điều chỉnh, VNSmallCap và VNMidcap lần lượt giảm 1,82% và 1,76%.

VN-Index chốt phiên 7/4 giảm 20,55 điểm xuống 1.502,35 điểm với 372 mã giảm và 89 mã tăng. Ở các chỉ số thị trường khác, HNX-Index giảm 5,22 điểm (1,17%) xuống 441,61 điểm, còn UpCOM-Index giảm 1,03 điểm (0,88%) về 115,81 điểm. Tính tổng trên 3 sàn có 744 mã giảm (31 mã sàn) và 269 mã tăng với tổng thanh khoản ở mức 32.190 tỷ đồng, giảm 10% so với phiên hôm qua.

Hầu hết các nhóm ngành đều chịu áp lực điều chỉnh trong phiên hôm nay, đặc biệt là nhóm bất động sản với hàng loạt mã lớn giảm điểm như NVL (-2%), VHM (-1,7%), VIC (-1,2%), cùng các mã nhỏ và vừa khác là L14, CEO, DIG, DXG, KHG, G36,…giảm hơn 3%. Nhóm bất động sản khu công nghiệp cũng nối dài đà giảm với TIP, VGC, KBC, ITA, BCM, D2D,…giảm hơn 2%. Tương tự nhóm xây dựng với DPG, HBC, CTD, C4G, FCN, VCG, PC1 giảm hơn 2%.

Về phần mình, nhóm chứng khoán sau phiên tăng khá tốt hôm qua đã chững lại khi hầu hết đều kết phiên trong sắc đỏ với biên độ giảm khá lớn, điển hình như PHS, APS, SHS, TVS, BVS, VIX, APG giảm hơn 3%. Bên cạnh đó, nhóm ngân hàng sau thời gian gồng gánh thị trường trong phiên sáng đã hạ nhiệt, chỉ còn một số mã tăng nhẹ như MBB, ACB, NVB.

Sắc đỏ cũng phủ sóng lên các cổ phiếu thép với TLH, NKG, HSG, TIS, HPG, SMC giảm quanh mức 2%, nhóm than có HLC, NBC, THT, TDN, CTS, TCD giảm khá, nhóm logictics có HAH giảm sàn, còn STG, VOS, SGP, VSC, GMD giảm hơn 2%, nhóm nhựa cũng tiêu cực với PLP, RDP, HCD, AAA giảm hơn 4%.

Trong bối cảnh đó, nhóm phân bón trở thành điểm sáng khi giữ được đà tăng tốt với DPM tăng 4,2%, DCM tăng 3,9%, BFC tăng 3%, và TSC thậm chí còn tăng trần 6,8%.

Giao dịch của khối ngoại là điểm trừ khi họ đẩy mạnh bán ròng hơn 520 tỷ đồng trên sàn HoSE, nhóm này tập trung xả VHM (87,7 tỷ đồng), HPG (85 tỷ đồng), STB (72 tỷ đồng). Trên TTCK phái sinh, cả 4 HĐTL đều duy trì basis âm từ 7,5 đến 11,4 điểm càng cho thấy giới đầu tư đang có phần thận trọng về xu hướng thị trường.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ