Bitexco 'thâu tóm' Du lịch Hương Giang ra sao?

Nhàđầutư
Sau khi được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế sang tay hơn 60% cổ phần Du lịch Hương Giang, Bitexco đang sở hữu nhiều tài sản có giá trị lớn của như chuỗi khách sạn hạng sang có vị trí 'vàng' dọc theo đại lộ Lê Lợi và nằm cạnh sông Hương.
XUÂN TIÊN
15, Tháng 12, 2017 | 06:47

Nhàđầutư
Sau khi được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế sang tay hơn 60% cổ phần Du lịch Hương Giang, Bitexco đang sở hữu nhiều tài sản có giá trị lớn của như chuỗi khách sạn hạng sang có vị trí 'vàng' dọc theo đại lộ Lê Lợi và nằm cạnh sông Hương.

khach_san_saigon_morin

 Khách sạn Sài Gòn Morin nằm ở vị trí có 1-0-2 ở Huế

Âm thầm 10 năm chờ thời

Ngày 30/3/2016, Tập đoàn Bitexco và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ký kết chuyển nhượng 12,572 triệu cổ phần, tương đương 62,86% phần vốn nhà nước tại Công ty CP Du lịch Hương Giang. Bitexco qua đó nâng tỷ lệ sở hữu tại Hương Giang từ 7,62% lên 70,48%.

Tỷ lệ cổ phần chi phối giúp Bitexco sở hữu luôn một loạt khách sạn lớn và sang trọng nhất tại Huế như Hương Giang Resort & Spa, Sài Gòn Morin, Laresidence, Citadel cùng nhiều dự án quy nghỉ dưỡng quy mô lớn.

Gần 10 năm trước, đầu năm 2007, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tiến hành cổ phần hoá Công ty Du lịch Hương Giang, theo đó nhà nước sở hữu 12,572 triệu cổ phần, tương đương tỷ lệ 62,86%, bán đấu giá công khai 5,489 triệu cổ phần (27,45%) và bán cho nhà đầu tư chiến lược là 1,524 triệu cổ phần (7,62%).

Theo phương án cổ phần hoá phê duyệt ngày 30/3/2007, 3 nhà đầu tư chiến lược được lựa chọn gồm Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Việt; Công ty CP Đầu tư Đô thị Kang Long và Công ty TNHH Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Minh - thành viên của Tập đoàn Bitexco.

Sau nhiều lần thay đổi liên tục sau đó, phương án cuối cùng vào ngày 15/11/2007 đã rút gọn danh sách nhà đầu tư chiến lược, chỉ còn Công ty Bình Minh, hay chính là Tập đoàn Bitexco. Du lịch Hương Giang sau đó trở thành công ty cổ phần với sự tham gia của ông Vũ Quang Hội trong cơ cấu Hội đồng quản trị.

Với lợi thế nắm giữ một loạt khách sạn hàng đầu tại Huế, Công ty CP Du lịch Hương Giang ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực trong những năm đầu hoạt động, với doanh thu tăng từ 84,6 tỷ đồng năm 2010 lên 103,5 tỷ đồng năm 2011 hay 96,2 tỷ đồng năm 2012. Lợi nhuận sau thuế có những năm đạt mức khá như 8,8 tỷ đồng năm 2010; 9,7 tỷ đồng năm 2012.

Xoay chuyển lỗ thành lãi chỉ sau 1 năm

Tuy nhiên giai đoạn 2014 - nay Hương Giang lâm vào cảnh thua lỗ nặng nề. Năm 2014 lỗ sau thuế 13,7 tỷ đồng, năm 2015 lỗ 3,7 tỷ đồng, năm 2016 lỗ tiếp 7,7 tỷ đồng. Tổng tài sản giai đoạn 2010 - 2016 'ngót' 40% từ 389 tỷ đồng về còn 246 tỷ đồng.

Việc sở hữu nhiều khách sạn lớn nhưng kinh doanh đi xuống khiến không ít người Huế khó hiểu, nhất là khi Hương Giang thua lỗ đúng vào giai đoạn thoái vốn Nhà nước.

Điểm b, Khoản 4 Điều 38 Nghị định 91/2015 quy định thoả thuận trực tiếp với nhà đầu tư là phương thức cuối cùng, chỉ được thực hiện nếu đấu giá công khai hoặc đấu giá theo lô không thành công.

Báo cáo của Du lịch Hương Giang cho thấy UBND tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2015 đã xin được chủ trương không tiến hành chuyển giao vốn nhà nước tại doanh nghiệp này cho SCIC, dù SCIC trước đó đã có văn bản đề nghị được quản lý vốn nhà nước và cử người đại diện tại Du lịch Hương Giang.

Tập đoàn Bitexco được lựa chọn làm nhà đầu tư chiến lược mà không thông qua đấu giá.

Điểm b Khoản 4 Điều 38 Nghị định 91/2015 quy định đối với doanh nghiệp chưa đăng ký giao dịch trên sàn UpCOM thì thoái vốn nhà nước phải thực hiện thông qua đấu giá công khai, không thành công thì tiếp tục đấu giá cổ phần theo lô, cuối cùng mới bán thoả thuận trực tiếp với nhà đầu tư.

Giá trị thương vụ sang tay hơn 60% cổ phần giữa UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Bitexco không thấy tiết lộ, song với thực trạng kinh doanh thua lỗ của Du lịch Hương Giang (ít nhất là trên sổ sách), không khó để hình dung về một mức giá 'nhẹ nhàng', tính theo mệnh giá vào khoảng 126 tỷ đồng.

Screen Shot 2017-12-15 at 2.16.53 AM

 Nguồn: BCTC doanh nghiệp. Tổng tài sản tính đến cuối năm

Đổi lại, Bitexco được sở hữu nhiều tài sản có giá trị lớn của Du lịch Hương Giang như chuỗi khách sạn hạng sang có vị trí 'vàng' dọc theo đại lộ Lê Lợi và nằm cạnh sông Hương như Sài Gòn Morin (30 Lê Lợi), Hương Giang Resort & Spa (51 Lê Lợi), Laresidence (số 5 Lê Lợi), ngoài ra còn có khách sạn Citadel trên đường Trường Chinh. 

Ở diễn biến khác đáng chú ý, sau thời gian dài thua lỗ, năm 2017, Du lịch Hương Giang bất ngờ đặt kế hoạch doanh thu 159,5 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần năm 2016, lợi nhuận sau thuế từ âm 7,7 tỷ đồng năm ngoái lên 12,3 tỷ đồng, là mức cao nhất từ năm 2010 đến nay. 

Doanh nghiệp này trong năm nay cũng sẽ chuyển nhượng toàn bộ phần vốn tại dự án Khu nghỉ dưỡng nước khoáng nóng Mỹ An tại thôn Mỹ An, Phú Dương, Phú Vang cho Bitexco.

Trước đó, Bitexco và Du lịch Hương Giang đã thành lập liên doanh Công ty TNHH Đầu tư Du lịch Kinh Thành để thực hiện dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp trên diện tích 'vàng' 3 mặt tiền có diện tích 6.300 m2 tại 85 Nguyễn Chí Diễu, đối diện Hoàng Thành Huế.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26797.00 26905.00 28111.00
GBP 31196.00 31384.00 32369.00
HKD 3185.00 3198.00 3303.00
CHF 27497.00 27607.00 28478.00
JPY 161.56 162.21 169.75
AUD 16496.00 16562.00 17072.00
SGD 18454.00 18528.00 19086.00
THB 673.00 676.00 704.00
CAD 18212.00 18285.00 18832.00
NZD   15003.00 15512.00
KRW   17.91 19.60
DKK   3598.00 3733.00
SEK   2304.00 2394.00
NOK   2295.00 2386.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ