Bình Thuận 'tiền nhiều nhưng không tiêu'

Nhàđầutư
7 tháng đầu năm 2020, tỉnh Bình Thuận mới giải ngân được 42% vốn đầu tư công. Trong khi đó, lãnh đạo tỉnh đang chật vật làm sao có thể giải ngân được số vốn đầu tư còn lại trong 4 tháng cuối năm.
GIA HUY
01, Tháng 09, 2020 | 09:39

Nhàđầutư
7 tháng đầu năm 2020, tỉnh Bình Thuận mới giải ngân được 42% vốn đầu tư công. Trong khi đó, lãnh đạo tỉnh đang chật vật làm sao có thể giải ngân được số vốn đầu tư còn lại trong 4 tháng cuối năm.

118533293_304604277434523_3692999223726044682_n

 

Tiền có mà không biết tiêu

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận vừa đưa ra báo cáo cho biết, tới tháng 7/2020, toàn tỉnh mới giải ngân được 42% vốn đầu tư công cho các dự án trọng điểm của tỉnh.

Cũng theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư thì tới đầu tháng 8/2020, mới có 6 đơn vị được phân bổ vốn đầu tư công, tỷ lệ giải ngân vốn đạt 50%. Trong khi đó, có tới 9 chủ đầu tư và UBND các huyện có tiến độ giải ngân thấp, chỉ đạt 30% trở xuống. Lý do được nhiều doanh nghiệp, địa phương, sở ngành và các ban quản lý dự án đưa ra để giải thích cho việc giải ngân vốn đầu tư công chậm là vì dịch COVID-19.

Ngoài ra, báo cáo cũng điểm danh nhiều đơn vị giải ngân vốn chậm như Ban quản lý đầu tư dự án Công trình công nghiệp tỉnh Bình Thuận; Sở Văn hóa - Thể thao và du lịch; Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường; Sở Y tế, Sở Lao động thương binh và Xã hội; Ban quản lý dự án Công trình phát triển nông thôn; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND huyện Phú Quý, huyện Tuy Phong.

Tuy nhiên, theo lãnh đạo Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận, nguyên nhân của việc vốn đầu tư công giải ngân chậm bởi nhiều nguyên nhân chứ không chỉ vì COVID-19. Đơn cử như công tác phối hợp giữa cấp quyết định đầu tư, các sở, ngành liên quan, chủ đầu tư, địa phương chưa chặt chẽ dẫn tới các khâu lập thử tục đầu tư, bồi thường, giải phóng mặt bằng còn ách tắc.

Việc phối hợp giải quyết thủ tục hành chính chưa “ăn khớp” giữa các cơ quan hữu trách về đầu tư công khiến thời gian triển khai các dự án kéo dài, ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân và hiệu quả từng đồng vốn ngân sách…

Một vướng mắc khác mà theo Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận đưa ra đó là sự lúng túng trong áp dụng các quy định pháp luật về đầu tư vào thực tiễn tại các địa phương. Cụ thể, tỉnh đang chờ hướng dẫn từ Trung ương về việc sử dụng vốn đầu tư công cho bồi thường, giiari phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch. Liên qun đến nội dung về dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư tại Nghị định số 40/2020/NĐ-CP, Bình Thuận đang chờ hướng dẫn chi tiết về tỷ lệ, cách tính chi phí lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư…

Đẩy mạnh biện pháp tiêu tiền

Trước tình trạng giải ngân quá chậm như hiện nay của tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Nguyễn Ngọc Hải có văn bản chỉ đạo cơ quan hữu trách tăng cường công tác quản lý nhà nước về vốn, thủ tục đầu tư. Các dự án ngoài ngân sách nhà nước cũng được rà soát để kịp thơi tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình, dự án.

“Các đơn vị được giao làm chủ đầu tư dự án phải xây dựng kế hoạch chi tiết và giải pháp tháo gỡ vắng mắc, đôn đốc các nhà thầu đảy nhanh tến độ thi công các công trình có vốn đầu tư công”, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận chỉ đạo.

Được biết, trong cuộc họp về giải ngân vốn đầu tư công hồi tháng 3/2020, Chủ tịch UBNd tỉnh Bình Thuận cũng đã đặt ra mục tiêu đến cuối tháng 6/2020, vốn đầu tư công toàn tỉnh phải giải ngân được 50% kế hoạch đề ra. Đến cuối tháng 9 là 60% và kết thúc năm 2020 là 100% vốn đầu tư công phải giải ngân xong.

Đặc biệt, trong cuộc họp này ông Hải đã thúc các đơn vị phải cam kết tiến độ giải ngân của từng dự án. Trường hợp giải ngân không đạt tiến độ theo cam kết sẽ xem xét điều chuyển vốn cho dự án có tiến độ giải ngân tốt, có nhu cầu bỏ sung vốn.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ