Biên bản ghi nhớ, hợp đồng khác nhau như thế nào trong thương mại quốc tế?

Nhàđầutư
Biên bản ghi nhớ thường không có tính ràng buộc pháp lý trong khi hợp đồng là cam kết giữa hai hay nhiều pháp nhân và được pháp luật bảo hộ.
ANH MAI
29, Tháng 03, 2018 | 15:48

Nhàđầutư
Biên bản ghi nhớ thường không có tính ràng buộc pháp lý trong khi hợp đồng là cam kết giữa hai hay nhiều pháp nhân và được pháp luật bảo hộ.

Theo Wikipedia, Biên bản ghi nhớ (Memorandum of Understanding - MoU) là một thỏa thuận giữa hai bên (song phương) hoặc nhiều bên (đa phương). Biên bản ghi nhớ thể hiện sự hội tụ ý chí giữa các bên, cho thấy một đường lối hành động chung và thường được sử dụng trong trường hợp các bên hoặc không ngụ ý một cam kết pháp lý hoặc trong trường hợp các bên không thể tạo ra một thỏa thuận hợp pháp có thể thực thi được.

Trong thương mại quốc tế, Biên bản ghi nhớ (MoU) được xem là một hồ sơ, tài liệu hay công cụ không chính thức, làm cơ sở cho một hợp đồng trong tương lai (nếu có). Bản ghi nhớ giữa các công ty là một tài liệu của hợp đồng nhưng không ràng buộc các bên, ngoại trừ khi có các thỏa thuận giữ bí mật và phi cạnh tranh.

MoU thực chất là một tập hợp các điểm chính của một thỏa thuận giữa các bên trong quá trình đang đàm phán một hợp đồng. 

hop dong

 

Thời điểm lập Biên bản ghi nhớ là trước khi các bên thực hiện giao dịch chính hoặc trước khi các bên thoả thuận xong các nội dung của giao dịch chính. Thông thường MoU được coi là bước đầu tiên hướng tới việc hình thành bất kỳ hợp đồng pháp lý nào. Nó thậm chí còn giúp các bên đi đúng hướng để hoàn thành công việc.

Trong khi đó, hợp đồng (contract) hay thỏa thuận (agreement) là cam kết giữa hai hoặc nhiều pháp nhân để làm hay không làm một điều gì đó trong khuôn khổ pháp luật. Hợp đồng có tính ràng buộc và được pháp luật bảo hộ. Một hợp đồng phát sinh khi các bên đồng ý rằng có một thỏa thuận. Việc hình thành một hợp đồng nói chung đòi hỏi phải có một lời đề nghị, sự chấp nhận, xem xét, và một ý định chung để ràng buộc.

Hợp đồng thương mại quốc tế là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ thương mại quốc tế. Hợp đồng thương mại quốc tế có rất nhiều loại, chẳng hạn như hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hợp đồng cung ứng dịch vụ, hợp đồng chuyển giao công nghệ...

Nếu vi phạm hợp đồng hay không theo cam kết, hoặc xảy ra tranh chấp có thể giải quyết bằng trọng tài hoặc kiện ra tòa án và bên thua có thể sẽ chịu phí tổn.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ