'Bắt sóng' mùa đại hội cổ đông

Nhàđầutư
Các chuyên gia nhận định thị trường đang tạo lập một nền giá cho nhịp phục hồi ngắn và trung hạn trước kỳ đại hội cổ đông tháng ba và tháng tư.
KHÁNH AN
23, Tháng 03, 2022 | 07:00

Nhàđầutư
Các chuyên gia nhận định thị trường đang tạo lập một nền giá cho nhịp phục hồi ngắn và trung hạn trước kỳ đại hội cổ đông tháng ba và tháng tư.

ncnch

Các chuyên gia trao đổi tại Talkshow Phố Tài chính tối 21/3. Ảnh: VTV8

Tại Talkshow Phố Tài chính tối ngày 21/3, ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc Nghiên cứu khách hàng cá nhân, CTCK MB và ông Hồ Quốc Tuấn, giảng viên cao cấp, Đại học Bristol đánh giá, mùa đại hội cổ đông năm nay sẽ diễn ra tương đối sôi động, đặc biệt những nhóm ngành trụ cột như ngân hàng, bất động sản, chứng khoán, thép, dầu khí…sẽ được nhà đầu tư chú ý nhiều nhất.

Theo ông, cổ đông của những nhóm ngành nào sẽ đón nhận tin vui từ mùa đại hội năm nay?

Ông Trần Hoàng Sơn: Trong mùa đại hội cổ đông, có thể sẽ có niềm vui đối với cổ đông của nhóm ngân hàng. Chúng ta biết rằng hai năm vừa qua khi nền kinh tế khó khăn, nhà đầu tư rất quan ngại về việc nợ xấu gia tăng, chính vì vậy cổ phiếu ngân hàng trong thời điểm giữa năm 2021 đã có giai đoạn điều chỉnh khá sâu.

Tuy nhiên trải qua năm 2021, nhiều ngân hàng đã tăng trích lập dự phòng, nên áp lực xử lý nợ xấu năm nay sẽ giảm đi rất nhiều, cộng với việc nền kinh tế phục hồi thì tăng trưởng của các ngân hàng sẽ được cao hơn. Bên cạnh đó, cổ đông của nhóm chứng khoán cũng sẽ đón nhận những thông tin tích cực khi thời gian vừa qua đã có nhiều đơn vị đưa ra kế hoạch tăng vốn và nền thanh khoản năm nay đang ở mức cao so với mặt bằng chung của hai năm vừa rồi.

Ngoài ra, những nhóm có thể tiếp tục đón nhận thông tin tích cực như cảng biển, logistic hay nhóm liên quan đến hàng hóa ví dụ như thép, phân bón, cao su. 

Ông Hồ Quốc Tuấn: Hầu hết các doanh nghiệp đang cho thấy sự hồi phục khá mạnh, đặc biệt như hàng không, khu vực du lịch và ngân hàng. Tuy nhiên nhiều ngành đã bắt đầu cảm nhận được sức ép của lạm phát, cộng thêm xung đột hiện nay ở Ukraine đã dẫn đến nhiều bất ổn đối với giá dầu, giá nguyên liệu chung. Từ đó khiến nhà đầu tư nhìn vào không chỉ lợi nhuận tăng lên sau khi mở cửa mà còn nhìn vào hai quý tới sẽ như thế nào.

Như vậy, các kế hoạch kinh doanh sẽ là một trong những điều mà các cổ đông quan tâm rất nhiều, nhất là câu hỏi ban lãnh đạo doanh nghiệp dự báo và đối phó, đưa ra các kịch bản kinh doanh thế nào trong bối cảnh lạm phát có nguy cơ tăng cao. 

Liệu dòng tiền có sớm quay trở lại nhóm ngân hàng, bất động sản hay chứng khoán?

Ông Trần Hoàng Sơn: Tôi cho rằng điều này hoàn toàn xoay vòng theo xu hướng dòng tiền, nhà đầu tư nước ngoài trong những thời gian trước đã bán ròng rất nhiều và tập trung vào VN30, đặc biệt là những cổ phiếu liên quan đến ngân hàng, bất động sản. Chính vì vậy đã có một nhịp điều chỉnh và dòng tiền sau khi chốt lời ở những nhóm đó xong đã quay trở lại những nhóm cổ phiếu đang được hưởng lợi về giá hàng hóa như thép, dầu khí, phân bón rồi đến thuỷ sản dệt may và những sự luân chuyển đó diễn ra rất nhanh.

Việc liên tục luân chuyển này thể hiện sự nhanh nhạy của nhà đầu tư và đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân trong nước để ứng phó với những thông tin biến động trong suốt tháng vừa qua. 

Hiện tại, khi bước vào mùa đại hội cổ đông thì có vẻ như dòng tiền lại bắt đầu quay trở lại nhóm ngân hàng. Ngoài ra một số cổ phiếu ở nhóm chứng khoán cũng tăng khả quan. Hay nhóm vật liệu xây dựng khi kỳ vọng gói giải ngân đầu tư công, đó là những nhóm ngành tốt mà tôi cho rằng dòng tiền có thể sớm quay lại. 

Fed mới đây đã bắt đầu tăng lãi suất, theo ông diễn biến này có làm thay đổi kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp trong năm nay không?

Ông Hồ Quốc Tuấn: Dự kiến FED tăng lãi suất 6 lần sắp tới có vẻ nhiều nhưng về số tuyệt đối chỉ khoảng 2%. Cho nên chúng ta vẫn còn dư địa lớn. 

Theo tôi, dòng vốn vào Việt Nam sắp tới sẽ tương đối ổn định, tăng trưởng kinh tế chúng ta được kỳ vọng khá tốt, khoảng 6% - 6,5% và lạm phát vẫn được kỳ vọng duy trì kiểm soát ở mức 4 - 5%. Dù vậy, cần lưu ý rằng xung đột Nga - Ukraine vẫn là biến số khó lường và trong kịch bản tiêu cực, tăng trưởng có thể giảm về 5%, thậm chí thấp hơn. Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp như vậy thì dòng tiền vẫn sẽ chạy vào những cổ phiếu được nhà đầu tư kỳ vọng trong bất kỳ tình huống nào cũng sẽ tăng trưởng tốt, ví dụ như những ngân hàng có chi phí vốn thấp, chỉ cần kinh tế tăng trưởng 4-5% vẫn tạo ra lợi nhuận tốt.

Ông Trần Hoàng Sơn: Có thể thấy rằng, mặt bằng lãi suất mới chỉ nhích lên và FED cũng đang cố gắng giảm bớt dòng tiền vào nền kinh tế. Dòng tiền đầu cơ ở những thị trường nóng, thị trường mới nổi cũng sẽ giảm nhiệt, rút bớt đi và tập trung quay trở lại đầu tư an toàn hơn, đầu tư trực tiếp vào sản xuất. Đây sẽ là những yếu tố ảnh hưởng đến các nước, trong đó có cả Việt Nam.

Ngoài ra, căng thẳng chính trị giữa Ukraine và Nga trong thời gian vừa qua đã tạo ra một nhịp bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài từ 7/3 cho đến nay. Tuy nhiên áp lực bán ròng đó đã tạm chấm dứt và dòng tiền của nhà đầu tư cá nhân trong nước vẫn rất dồi dào. Từ đó có thể thấy rằng, không cần quá lo ngại về dòng tiền ngoại, quan trọng là tốc độ tăng trưởng của Việt Nam có đạt được kỳ vọng hay không, doanh nghiệp có phục hồi được lợi nhuận tốt như nhà đầu tư kỳ vọng hay không. 

Vậy thị trường sẽ diễn biến như thế nào trong thời gian tới?

Ông Hồ Quốc Tuấn: Tôi nghĩ trong giai đoạn hai quý đầu tiên của năm 2022, Việt Nam vẫn sẽ tăng trưởng khả quan, bởi chúng ta mở cửa và hầu như khởi động lại rất nhiều thứ ở mặt bằng rất thấp. Ẩn số sẽ nằm ở quý 3 và quý 4, tùy thuộc vào các diễn biến mới khó lường từ cuộc khủng hoảng tại Ukraine. Tôi kỳ vọng sẽ có một sự chững lại của việc rút vốn ra khỏi thị trường mới nổi và sau đó dòng vốn đầu tư sẽ quay ngược trở lại khi nhận ra những nền kinh tế như Thái Lan, Việt Nam được hưởng lợi từ mở cửa kinh tế. 

Ông Trần Hoàng Sơn: Chúng tôi nhận thấy rằng trong 3 tháng đầu năm nay, thanh khoản đã cao hơn so với cùng kỳ của năm 2021. Bên cạnh đó, trong khi nhiều thị trường khác điều chỉnh 15%, thậm chí đến 20%, thì tại Việt Nam, VN-Index gần như chỉ điều chỉnh nhẹ khoảng 6%, đây là một diễn biến tích cực và thị trường đang tạo lập một nền giá cho nhịp phục hồi ngắn và trung hạn trước kỳ đại hội cổ đông tháng ba và tháng tư. Về mặt trung và dài hạn, thị trường chứng khoán vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn với nhà đầu tư.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25154.00 25454.00
EUR 26614.00 26721.00 27913.00
GBP 31079.00 31267.00 32238.00
HKD 3175.00 3188.00 3293.00
CHF 27119.00 27228.00 28070.00
JPY 158.64 159.28 166.53
AUD 16228.00 16293.00 16792.00
SGD 18282.00 18355.00 18898.00
THB 667.00 670.00 698.00
CAD 18119.00 18192.00 18728.00
NZD   14762.00 15261.00
KRW   17.57 19.19
DKK   3574.00 3706.00
SEK   2277.00 2364.00
NOK   2253.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ