Bất ổn quản trị tại Tôn Hoa Sen không đơn giản?

Nhàđầutư
Trên thực tế, việc mua đi bán lại hàng hóa với cùng một đơn vị sẽ làm tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp, nhưng thực chất số tiền này đều nằm hết tại hàng tồn kho. Tại Tôn Hoa Sen, diễn biến này đang gây tranh cãi nhà đầu tư.
NHÂN HÀ
09, Tháng 06, 2018 | 10:19

Nhàđầutư
Trên thực tế, việc mua đi bán lại hàng hóa với cùng một đơn vị sẽ làm tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp, nhưng thực chất số tiền này đều nằm hết tại hàng tồn kho. Tại Tôn Hoa Sen, diễn biến này đang gây tranh cãi nhà đầu tư.

Cổ phiếu HSG của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen thời gian này được nhà đầu tư nhắc đến với những cái lắc đầu ‘ngao ngán’. Giá cổ phiếu liên tục đi xuống và chưa có dấu hiệu tạo đáy.Từ một ông lớn trong ngành tôn thép, HSG đang bị nhiều nhà đầu tư ‘ghẻ lạnh’.

Vì sao vậy? Sau khoảng thời gian gần 1 năm đi tìm đỉnh cao (3/2016 – 6/2017), giá cổ phiếu HSG liên tục bứt phá. Từ mức chỉ khoảng 10.000 đồng/CP, cổ phiếu HSG đã leo lên mốc hơn 32.000 đồng/CP. Tuy nhiên sau khi thiết lập mốc đỉnh lịch sử kể từ khi giao dịch trên thị trường chứng khoán đến nay thì cổ phiếu này đã bộc lộ nhiều sự yếu kém và liên tục lao dốc. Thành quả đi lên của khoảng thời gian kể trên đã dần biến mất cũng chỉ sau 1 năm.

Kể từ mức đỉnh 32.570 đồng/CP (6/6/2017) giá cổ phiếu HSG hiện tại chỉ còn 11.650 đồng/CP, tương ứng giảm đến 64,2%. Cú đi xuống theo chiều thẳng đứng của HSG đã khiến cả nhà đầu tư ngắn hạn, trung hạn thậm chí các nhà đầu tư giá trị phải ôm hận nhìn tài khoản sụt giảm theo thời gian.

Một số nhà đầu tư cho rằng việc cổ phiếu HSG giảm mạnh như vậy là do ảnh hưởng từ những sự tiêu cực của thị trường chứng khoán nói chung thời gian gần đây. Nhưng nhìn vào đà giảm giá của HSG đã diễn ra đến 1 năm, như vậy, thời điểm thị trường chứng khoán bùng nổ đi lên vào cuối năm 2017 và 3 tháng đầu năm 2018 thì giá cổ phiếu này vẫn lao dốc đi xuống.

Ton hoa sen

Giá cổ phiếu của Tôn Hoa Sen liên tục đi xuống và chưa có dấu hiệu tạo đáy. Ảnh: minh họa

Kết quả kinh doanh bết bát, dấu hỏi về tình hình tài chính?

Để đủ sức ‘dìm’ giá cổ phiếu đi xuống trong khoảng thời gian tương đối dài như vậy thì chỉ có thể là những bất ổn từ chính bản thân doanh nghiệp đó gây ra.

Theo kết quả kinh doanh quý II niên độ tài chính 2018 của HSG, doanh nghiệp này có doanh thu tăng đến 23% so với cùng kỳ, nhưng lợi nhuận sau thuế lại giảm đến 79% và chỉ đạt vỏn vẹn 87 tỷ đồng, đây cũng là mức lợi nhuận thấp nhất trong vòng 4 năm qua của HSG.

Nguyên nhân là do tỷ suất lợi nhuận gộp của HSG đã xuống mức rất thấp chỉ là 13,5% và điều này có thể do giá thép cán nóng (HRC) biến động mạnh trong quý gần đây, tăng 14% từ 2 tháng đầu năm sau đó điều chỉnh 6% trong tháng 3.

Bên cạnh đó, các khoản chi phí như tài chính, bán hàng hay quản lý doanh nghiệp đều tăng vọt so với cùng kỳ. Việc mở rộng mạnh mạng lưới chi nhánh HSG, từ 273 chi nhánh vào cuối quý II/2017 lên 385 chi nhánh vào cuối quý II/2018 để tăng cường kênh phân phối nội địa, cũng dẫn đến việc tăng chi phí SG&A thêm 51% so với cùng kỳ, tương đương 230 tỷ đồng, trong đó chi phí tiền lương tăng thêm 124 tỷ đồng.

Doanh thu 6 tháng đầu năm của HSG đạt 15.550 tỷ đồng, (tăng 29,8% so với cùng kỳ) trong khi đó lợi nhuận sau thuế giảm 51% so với cùng kỳ, chỉ đạt 420,1 tỷ đồng. Điểm đáng chú ý nhiều nhà đầu tư tỏ ra khó hiểu là các khoản mục chi phí của HSG đều tăng rất mạnh so với cùng kỳ.Chi phí quản lý tăng 41,8% so với cùng kỳ, lương thưởng dành cho quản lý tăng mạnh trong giai đoạn này bất chấp việc kết quả chung của công ty liên tiếp đi xuống. Công ty giải thích rằng, việc thành lập thêm nhiều chi nhánh mới và nhà máy mới cũng làm góp phần tăng chi phí của nhân sự quản lý tại Tập đoàn.

Một số chỉ số tài chính của HSG đến quý II cũng có nhiều điểm chú ý. Nợ phải trả hết quý II/2018 của công ty đạt 18.435 tỷ đồng, tăng 13% so với đầu năm và bằng 66% tổng tài sản. Trong đó, tổng nợ vay ngân hàng của công ty đã tăng 34% lên mức 15.795 tỷ đồng.Vay ngắn hạn tăng 40% lên 12.646 tỷ đồng còn vay dài hạn tăng 11% lên 3.149 tỷ đồng. Như vậy, tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu của HSG đã là 2,9 lần. Bên cạnh nợ vay thì các khoản phải thu cũng là điểm đáng lưu tâm về tình hình tài chính của HSG. Khoản phải thu ngắn hạn và dài hạn của công ty đồng loạt tăng 24% và 12% so với hồi đầu năm, lần lượt dừng ở mức 2.266 tỷ đồng và 9.889 tỷ đồng, tương ứng chiếm gần 51% tổng tài sản.

Hết quý II/2018, HSG có 9.863 tỷ đồng tồn kho, tăng 11% so với đầu năm – đây là mức tồn kho kỷ lục của HSG.

Tồn kho cũng tăng lên mức kỷ lục là 9.889 tỷ đồng (tăng 11,1% so với đầu năm) cùng với công suất liên tục tăng trong khi đó giá HRC cũng tăng. Phải thu ngắn hạn của khách hàng là 1.359 tỷ đồng (tăng 18,3% so với đầu năm).

Mặc dù đây mới chỉ là báo cáo tài chính gần nhất của công ty, còn nhìn xa hơn, những tồn tại nói trên của HSG đều đã được thể hiện khá rõ ở những quý trước đó đặc biệt là trong niên độ tài chính 2017.

Dấu hỏi về các bên liên quan

Bên cạnh những bất ổn về tình hình tài chính, một vấn đề nữa khiến nhà đầu tư lo ngại đối với HSG ở thời điểm hiện tại đó là các vấn đề trong quản trị doanh nghiệp khi công ty này liên tục xuất hiện những giao dịch với các bên liên quan.

Năm tài chính 2017, HSG ghi nhận giao dịch bán hàng hóa cho công ty này với quy mô hơn 4.100 tỷ đồng, gần gấp đôi so với năm 2016 và nghiệp vụ mua hàng hóa gần 2.900 tỷ đồng, gấp 3 lần. Trong 2 quý đầu tiên của năm 2018, HSG đã có giao dịch hàng hóa với Công ty TNHH Tập đoàn Đầu tư Hoa Sen hơn 1.355 tỷ đồng, tăng 57% so với cùng kỳ năm trước. Và tính từ đầu niên độ, con số giao dịch ở mức 2.826 tỷ đồng, tăng 56% so với cùng kỳ.Tuy nhiên, các con số trong BCTC thường không thể hiện rõ chi tiết các giao dịch hàng hóa này là như thế nào?

Điều này khiến nhiều nhà đầu tư đặt dấu hỏi lớn đối với HSG do Công ty TNHH Tập đoàn Đầu tư Hoa Sen có chủ sở hữu là ông Lê Phước Vũ – Chủ tịch HĐQT của HSG. Công ty TNHH Tập đoàn Đầu tư Hoa Sen hiện đang nắm giữ 25% vốn của HSG – đây là đơn vị chuyên phân phối các sản phẩm tôn, thép của HSG với hệ thống hơn 170 chi nhánh bán lẻ trên toàn quốc.

Một số nhà đầu tư nghi ngại rằng, trong Báo cáo Tài chính kiểm toán 2017, Hoa sen có thuyết minh dùng lượng hành tồn kho để đi thế chấp cho vay ngân hang. HSG bán hàng cho Đầu tư Hoa Sen, sau đó mua lại chính mặt hàng mà mình bán ra từ Đầu tư Hoa Sen. Trên thực tế, việc mua đi bán lại hàng hóa với cùng một đơn vị sẽ làm tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp, nhưng thực chất số tiền này đều nằm hết tại hàng tồn kho?!

Ngoài ra, thời gian gần đây, hàng loạt các cổ đông lớn của HSG như Dragon Capital và Công ty TNHH MTV Tâm Thiện Tâm đều đồng loạt bán ra cổ phiếu này bất chấp việc giá cổ phiếu liên tục sụt giảm. Công ty TNHH MTV Tâm Thiện Tâm là công ty do bà Hoàng Thị Hương Xuân, vợ ông Lê Phước Vũ  làm Chủ tịch.

Gần đây, một số CTCK đã đưa ra khuyến nghị kém khả quan đối với cổ phiếu HSG.Điển hình nhất phải kể đến HSC, tổ chức này đã Giảm đánh giá từ Khả quan xuống Kém khả quan. HSC điều chỉnh giảm KQKD cho năm 2018 cũng như ước tính giá trị hợp lý của cổ phiếu xuống 15.644 đồng, tương đương P/E dự phóng là 6 lần. Thị giá cổ phiếu HSG đã giảm 39,3% so với đầu năm do KQKD của cả Q1 và Q2 đều kém khả quan, dẫn đến lực bán ra của khối ngoại gần đây. HSC cũng lo ngại về vấn đề quản trị doanh nghiệp của công ty. Lợi nhuận giảm mạnh trong 6 tháng đầu năm do ảnh hưởng từ chính sách quản lý tồn kho. Bên cạnh đó là một số vấn đề khác với hệ thống phân phối, tồn kho và giao dịch với các công ty liên quan như HSC đã đề cập trong báo cáo trước đó. Những vấn đề này lặp lại nhiều lần khiến NĐT mất dần sự tin tưởng đối với đội ngũ lãnh đạo.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ