Bất động sản TP.HCM: Vốn ngoại không ngại COVID
Kết thúc 6 tháng đầu năm, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào TP.HCM là 1,43 tỷ USD bao gồm vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài. Trong đó, có tới 9 dự án với 126 triệu USD đổ vào bất động sản.

Bất động sản “thỏi nam châm” hút vốn FDI
Dù bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, thời gian qua, lĩnh vực bất động sản vẫn luôn duy trì là lĩnh vực có sức hút với nhà đầu tư nước ngoài, sau công nghiệp chế biến, chế tạo.
Cụ thể, số liệu từ Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi Chủ tịch UBND TP.HCM về tình hình kinh tế - Xã hội 6 tháng năm 2021 của TP.HCM cho thấy: Từ ngày 1/1/2021 đến ngày 20/6/2021, TP.HCM thu hút được 1,43 tỷ USD vốn FDI, số vốn này bao gồm vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài. Trong đó, có 262 dự án cấp với vốn đăng ký đạt 264,4 triệu USD và tập trung chủ yếu ở 3 ngành là thương nghiệp, kinh doanh bất động sản và vận tải kho bãi (chiếm hơn 86,7% tổng vốn cấp mới).
Bất động sản vẫn nằm trong top các ngành nghề thu hút nhiều dòng vốn đầu tư với 9 dự án và dòng vốn đạt 126 triệu USD (chiếm 47,7%). Các nước như Singapore, Hà Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc… là những nhà đầu tư lớn nhất trong tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần.

Đơn cử như đầu năm 2021, Tập đoàn Keppel Land đến từ Singapore góp hơn 4.000 tỷ vào cùng Công ty CP Đại ốc Phú Long để thực hiện dự án chung cư tại huyện Nhà Bè TP.HCM. Năm 2020 Keppel Land cũng đã chi ra hàng chục ngàn tỷ để thâu tóm hai quỹ đất tại quận 9 và quận 2 (nay là TP. Thủ Đức) TP.HCM.
Hay như Tập đoàn An Gia thông báo tiếp tục được Quỹ đầu tư Creed Group (Nhật Bản) rót vốn để doanh nghiệp này săn quỹ đất mới tại TP. Vũng Tàu, TP.HCM, Bình Dương để làm dự án. Tập Đoàn Novaland cũng cho biết sẽ được doanh nghiệp tại Singapore rót vốn tiếp để phát triển...
Giới phân tích cho rằng 6 tháng đầu năm 2021 do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19 nên dòng vốn ngoại đổ bộ vào bất động sản TP.HCM giảm đi, tuy nhiên thị trường này sẽ tăng chủ yếu ở việc bắt tay rót vốn vào doanh nghiệp trong nước ở những tháng cuối năm 2021, và đặc biệt là vốn ngoại sẽ đổ bộ vào các dự án trọng điểm đã được đăng ký rót vốn trước đó như Tập đoàn Lotte E&C đã rót vốn vào Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (TTC Land - SCR), hay như quỹ đầu tư Creed Group (Nhật Bản) rót vốn vào Tập đoàn An Gia…
Bà Dương Thùy Dung, Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu thị trường CBRE Việt Nam cho rằng những tháng tiếp theo của năm 2021 sẽ tiếp tục chứng kiến làn sóng hợp tác mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp Việt và nhà đầu tư ngoại ở tất cả các phân khúc: Nhà ở, văn phòng, khách sạn, bất động sản nghỉ dưỡng, bất động sản công nghiệp...

Và… những cái bắt tay ngầm
Trao đổi với Phóng viên Nhadautu.vn mới đây, bà Lưu Thị Thanh Mẫu, CEO của Tập đoàn Phúc Khang, một doanh nghiệp bất động sản lớn tại TP.HCM chuyên phát triển các công trình bất động sản xanh cho biết doanh nghiệp bà đang nhận được nhiều lời mời rót vốn từ doanh nghiệp ngoại, chủ yếu đến từ Singapore.

Phía tập đoàn Vạn Phúc Group cho biết doanh nghiệp này từ năm 2020 tới nay đã tiếp khá nhiều đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc sang làm việc cùng với Tập đoàn Vạn Phúc với mong muốn được góp vốn phát triển dự án bất động sản mới mà Tập đoàn Vạn Phúc đang phát triển tại TP. Thủ Đức và huyện Bình Chánh, TP.HCM. Vì cả hai dự án rộng trên 100ha, với nhiều hạng mục thành phần nên cần doanh nghiệp ngoại góp vốn vào cùng thực hiện.
“Khi tôi hỏi vì sao họ lại chọn TP.HCM để rót vốn đầu tư bất động sản, đại diện tập đoàn xây dựng và phát triển bất động sản đến từ Hàn Quốc phân tích với tôi: đầu tư vào lĩnh vực bất động sản với các nhà đầu tư nước ngoài ở Indonesia hiện rất khó khăn, và tại Singapore thì thị trường quá bé, trong khi ở thị trường Malaysia đã phát triển tương đối ổn định. Trong khi đó, Việt Nam với gần 100 triệu dân, đặc biệt ở TP.HCM với dân số trẻ, phát triển kinh tế ổn định và tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh, nhu cầu nhà ở với người trẻ còn rất lớn là cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia. Trong đó, đã có nhiều doanh nghiệp bất động sản đến từ Hàn Quốc rót vốn và Việt Nam đã thành công và họ cũng muốn thành công bằng việc rót vốn vào thị trường Việt Nam mà điển hình là TP.HCM”, Đại diện Tập đoàn Vạn Phúc cho biết.
Ông Ngô Quang Phúc, Tổng giám đốc Công ty CP Địa ốc Phú Đông Group cho biết doanh nghiệp ông đã làm việc với doanh nghiệp Nhật Bản để sớm có cái bắt tay cùng phát triển dự án bất động sản trong năm tới. Cũng theo ông Phúc, doanh nghiệp Nhật Bản ngoài làm việc với ông thì còn muốn ông giới thiệu những quỹ đất tại TP.HCM để phát triển dự án cao ốc văn phòng và cả khách sạn vì đây là những ngành mà họ yêu thích phát triển nhất tại TP.HCM.
Còn ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho rằng cơ hội gọi vốn ngoại vào TP.HCM cho thị trường bất động sản năm 2021 và 2022 nằm ở việc TP.HCM vừa gộp 3 quận phía Đông gồm quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức thành TP. Thủ Đức. Đây là cơ hội lớn cho thị trường bất động sản phát triển trong thời gian tới.
Ông Châu cho rằng việc doanh nghiệp ngoại nhiều năm nay chọn Việt Nam để rót vốn vì có sự ổn định về chính trị, các chỉ số kinh tế vĩ mô tăng trưởng tốt, cũng như những nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam, giúp thị trường bất động sản giữ được sự ổn định cần thiết.
Bên cạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, thu nhập người dân được nâng lên qua các năm, đặc biệt có lực lượng lao động trẻ cao, kéo theo nhu cầu nhà ở tăng nhanh ở các đô thị lớn như Hà Nội, TPHCM và những khu vực tập trung các khu công nghiệp.

Ngoài ra, đánh giá về việc TP.HCM đang là thỏi nam châm hút vốn ngoại đổ bộ vào bất động sản, ông Châu cho biết TP.HCM đang như trái tim kinh tế của toàn miền Nam, tạo nên cụm động lực phát triển kinh tế cho khu vực phía Nam. Do đó nhu cầu nhà ở của người dân đang tăng cao, trong đó nhà ở cao cấp phát triển mạnh nhất trong các nằm qua là một phân khúc mà đa số doanh nghiệp ngoại hướng tới.
“Từ năm 2019 tới nay, người nước ngoài sang TP.HCM làm việc có nhu cầu sở hữu nhà tại TP.HCM rất lớn. Bên cạnh đó là xu hướng sang TP.HCM sống hưởng tuổi già như người Nhật đang làm cũng tạo ra xu hướng hút dòng vốn ngoại vào bất động sản”, ông Châu nói.
Bên cạnh phân khúc bất động sản nhà ở, bất động sản công nghiệp cũng đang được đáng giá là kênh hút vốn ngoại vào TP.HCM trong thời gian tới khi mà TP.HCM đang đẩy mạnh việc phát triển thêm các khu công nghiệp mới như khu công nghiệp hơn 400ha tại huyện Bình Chánh và khu công nghiệp Củ Chi.
- Cùng chuyên mục
Vĩnh Phúc muốn hãng luật Hàn Quốc kéo thêm nhiều doanh nghiệp đồng hương đến đầu tư
UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa đề nghị một công ty luật của Hàn Quốc tư vấn để đưa thêm nhiều doanh nghiệp từ xứ sở kim chi đến đầu tư tại đây.
Đầu tư - 13/05/2025 08:56
Nghị quyết 68: Cơ hội cho doanh nghiệp bất động sản bứt phá
Nghị quyết 68 được đánh giá sẽ tạo ra sự thay đổi mang tính bước ngoặt cho khối kinh tế tư nhân, đồng thời cũng mang đến cơ hội bứt phá cho thị trường, doanh nghiệp bất động sản trong trung và dài hạn.
Đầu tư - 13/05/2025 07:34
Bình Định làm cơ quan chủ quản dự án thành phần cao tốc Quy Nhơn - Pleiku
Bình Định là cơ quan chủ quản để triển khai thực hiện dự án thành phần 1, thuộc Dự án Đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku dài khoảng 22 km.
Đầu tư - 12/05/2025 16:00
Kiến nghị phê duyệt dự án đầu tư có vốn 1,533 tỷ USD tại Khoái Châu, Hưng Yên
Dự án Khu phức hợp đô thị, du lịch sinh thái, sân gôn Khoái Châu được triển khai trên địa bàn 7 xã thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên có tổng vốn đầu tư khoảng 39.787 tỷ đồng, tương đương 1,533 tỷ USD
Đầu tư - 12/05/2025 15:59
'Petrolimex sẽ cố gắng triển khai ngay trạm dừng nghỉ khi được bàn giao mặt bằng'
Petrolimex sẽ triển khai sớm dự án trạm dừng nghỉ trên cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu khi được địa phương bàn giao mặt bằng theo như thời hạn cuối là tháng 5/2025.
Đầu tư - 12/05/2025 15:31
Bức tranh tươi sáng - Triển vọng đầy hứa hẹn của ngành điện năm 2025
Ngành điện Việt Nam năm 2025 dự báo tăng trưởng mạnh nhờ nhu cầu tiêu thụ điện bùng nổ, trong khi nguồn cung chưa theo kịp. Nhiều doanh nghiệp đầu ngành như GEG, PC1, REE, HDG đứng trước cơ hội bứt phá lợi nhuận.
Đầu tư thông minh - 12/05/2025 12:23
TikTok Việt Nam mở lớp đào tạo pháp lý, quảng cáo TMĐT cho doanh nghiệp, nhà bán hàng
TikTok Việt Nam và Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) kỳ vọng tạo dựng hệ sinh thái TMĐT lành mạnh, hỗ trợ doanh nghiệp địa phương, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, phát triển mạnh mẽ hơn trong kỷ nguyên số.
Công nghệ - 12/05/2025 10:53
Dự án sân bay Long Thành vừa được điều chỉnh những gì?
Bộ Xây dựng đã phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành) với diện tích sử dụng đất khoảng 5.000ha.
Đầu tư - 12/05/2025 10:44
Nghệ An 'thúc' mặt bằng trạm dừng nghỉ 340 tỷ trên cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu
Lãnh đạo tỉnh Nghệ An yêu cầu trong tháng 5 phải hoàn thành giải phóng mặt bằng trạm dừng nghỉ cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông.
Đầu tư - 12/05/2025 09:22
Sáp nhập Bình Định - Gia Lai, bất động sản Quy Nhơn 'tăng nhiệt'
Thông tin về việc sáp nhập hai tỉnh Bình Định và Gia Lai đã tạo cú hích mạnh mẽ cho thị trường bất động sản tại TP. Quy Nhơn, khiến giá đất và lượng giao dịch tăng vọt chỉ trong thời gian ngắn.
Đầu tư - 12/05/2025 07:32
'Ông lớn' dầu khí Nga cùng PVN xây dựng chuỗi cung ứng khí hóa lỏng tại Việt Nam
Zarubezhneft và PVN cũng đẩy mạnh nghiên cứu và triển khai các dự án năng lượng tái tạo như điện gió ngoài khơi và hydrogen xanh.
Đầu tư - 12/05/2025 06:45
Đà Nẵng tìm nhà đầu tư Phòng thí nghiệm vi mạch bán dẫn 1.800 tỷ
Dự án Phòng thí nghiệm phục vụ sản xuất công nghệ đóng gói tiên tiến cho vi mạch bán dẫn tại Đà Nẵng có vốn đầu tư 1.800 tỷ đồng. Dự án hướng đến việc nghiên cứu, phát triển vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo.
Đầu tư - 12/05/2025 06:45
Một doanh nghiệp nước ngoài muốn mua vốn góp tại ABC Nghệ An
Sở Nông nghiệp và Môi trưởng tỉnh Nghệ An đề nghị làm rõ việc công ty TEXPLUS LIMITED đăng ký mua phần vốn góp vào CTCP ABC Nghệ An.
Đầu tư - 11/05/2025 16:26
Huế sẽ thu về gần 2.000 tỷ đồng từ đấu giá đất trong năm 2025
TP. Huế sẽ tổ chức đấu giá 92 lô đất, khu đất với tổng diện tích gần 87.400 m2, dự kiến thu về khoảng 1.942 tỷ đồng.
Đầu tư - 11/05/2025 15:17
Đón cơ chế đặc thù, đặc biệt cho đầu tư đường sắt
Nếu được Quốc hội thông qua, bộ cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt về đầu tư hạ tầng đường sắt sẽ tạo ra bước tiến thần tốc trong việc triển khai các đại dự án đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị với tổng vốn lên tới hơn 5,5 triệu tỷ đồng.
Đầu tư - 11/05/2025 15:16
Lối mở cho các dự án chậm tiến độ ở Khu kinh tế Dung Quất
Hiện nay tại Khu kinh tế (KKT) Dung Quất và các khu công nghiệp (KCN) Quảng Ngãi có 12 dự án chậm tiến độ; trong đó, có 7 dự án chưa được giao đất, cho thuê đất.
Đầu tư - 11/05/2025 15:16
- Đọc nhiều
-
1
'Siêu' đô thị mới của vùng Đông Nam Bộ sau sáp nhập
-
2
Mặt bằng TP.HCM giá neo cao, nhiều nhà bán lẻ, chủ nhà hàng 'tháo chạy'
-
3
Sáp nhập với Kon Tum, Quảng Ngãi muốn sớm mở đường cao tốc
-
4
Đại biểu Quốc hội: Cần đánh giá thận trọng việc đánh thuế nước ngọt
-
5
Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân sẽ là động lực quan trọng với thị trường chứng khoán
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago