Bất chấp lệnh cấm, nhà đầu tư châu Á vẫn đổ mạnh vào tiền ảo

Theo Financial Times, một thương vụ huy động vốn bằng tiền ảo (ICO) gần đây của startup Gatcoin cho thấy, người mua từ các nước châu Á đứng trong top đầu. Việt Nam cũng nằm trong top 10 nguồn đầu tư lớn vào thương vụ này.
ANH MAI
29, Tháng 11, 2017 | 18:40

Theo Financial Times, một thương vụ huy động vốn bằng tiền ảo (ICO) gần đây của startup Gatcoin cho thấy, người mua từ các nước châu Á đứng trong top đầu. Việt Nam cũng nằm trong top 10 nguồn đầu tư lớn vào thương vụ này.

Dữ liệu từ Coindesk cho thấy, từ đầu năm đến nay, tổng giá trị của các hoạt động huy động vốn bằng tiền ảo (ICO) đã đạt khoảng 3,2 tỷ USD, từ mức 300 triệu USD năm ngoái. Trong đó, khoảng 70% số người được gọi là "thợ đào bitcoin" có địa chỉ tại Trung Quốc, theo Blockchain.

Tương tự như IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu), mục tiêu của ICO là huy động vốn từ công chúng nhưng thay vì bán cổ phiếu như IPO, các đối tượng phát hành ICO tự phát triển và đưa ra một loại tiền ảo (thường được gọi là mã token). Nhà đầu tư có thể dùng bitcoin và các loại tiền ảo khác nhưng phần lớn là ethereum để mua token.

bitcoin

Khoảng 70% số người được gọi là "thợ đào bitcoin" có địa chỉ tại Trung Quốc. Ảnh: FT

Châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, có liên quan mật thiết đến sự phát triển của các thuật ngữ bí ẩn như bitcoin. Trong khi xu hướng gây quỹ kỹ thuật số diễn ra trên toàn cầu, dữ liệu từ KYC-Chain, một công ty chuyên khảo sát các nhà đầu tư ICO, cho thấy nhu cầu về ICO chủ yếu đến từ châu Á.

Daniel De Weyer, cựu Giám đốc điều hành của Swift, hiện đang đầu tư vào ICO, cho biết chính xu hướng này đã khiến châu Á có dự trữ tiền tệ khổng lồ để đầu tư vào các thương vụ ICO. 

Ngày 4/9, Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) thông báo cấm tất cả các quá trình huy động vốn bằng tiền ảo, đồng thời yêu cầu các cá nhân, tổ chức tại Trung Quốc không được thực hiện mua bán, trao đổi tiền ảo.

Năm 2016, hoạt động ICO tại Trung Quốc tăng trưởng chóng mặt, huy động được 1,6 tỷ USD và được cho là mối đe doạ đối với sự ổn định của thị trường tài chính của nước này.

Tính đến ngày 18/7, Trung Quốc có 43 sàn huy động ICO và 65 ICO hoàn tất huy động đươc 2,6 tỷ Nhân dân tệ (398 triệu USD), theo báo cáo của Hội đồng Chuyên gia Quốc gia về Công nghệ Bảo mật Tài chính nước này.

Theo sau Trung Quốc, Hàn Quốc cũng ra một lệnh cấm tương tự. Tuy nhiên, việc cấm các giao dịch ICO đã không ngăn được dòng đầu tư vào tiền ảo.

Lệnh cấm khiến đa phần các nhà đầu tư ít kinh nghiệm bỏ cuộc. Tuy nhiên, những người đã sành sỏi chuyển qua các hình thức mua bán bí mật hơn. Bên cạnh trao đổi trong nước, họ còn giao thương với nước ngoài. Tại Trung Quốc, doanh thu từ buôn bán tiền ảo tự do đã tăng từ 5% trước khi lệnh cấm tới hơn 20% vào tháng 11.

"Có một trò đùa là Trung Quốc cấm bitcoin mỗi ngày", Ryan Xu, một thợ đào bitcoin ở Bắc Kinh và nhà đầu tư ICO nói. Nhiều nhà đầu tư ICO tại Trung Quốc đã chuyển sang thị trường OTC hoặc di chuyển ra nước ngoài để tiếp tục giao dịch. Ví dụ như công ty Newstyle-Collinstar Capital của ông Xu có trụ sở chính tại Úc, Hàn Quốc và Trung Quốc.

Số liệu của KYC-Chain cho thấy một thương vụ ICO gần đây được tung ra bởi công ty startup Gatcoin với mục tiêu huy động 35 triệu USD, cho đến nay đã thu hút được hơn 50% các nhà đầu tư từ châu Á.

Các nhà đầu tư Mỹ chiếm nhiều nhất với 14,33%, người mua từ Hàn Quốc đứng thứ hai với 14,28%. Các nhà kinh doanh Ấn Độ đứng thứ ba, chiếm khoảng 13%. Hồng Kông và Việt Nam cũng nằm trong top 10 nguồn đầu tư lớn vào thương vụ này.

(Theo Financial Times)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ