Báo Trung Quốc: Startup công nghệ Đông Nam Á học theo mô hình của Trung Quốc chứ không phải của thung lũng Silicon
Các công ty công nghệ Đông Nam Á đang ngày càng hướng tới Trung Quốc để đổi mới công nghệ và internet nhằm thúc đẩy mô hình kinh doanh của họ trong tương lai, bài viết trên SCMP biểu lộ sự tự tin mãnh liệt của người Trung Quốc.

Vào lúc 11h sáng Chủ nhật tại khu công nghiệp nằm trong quận Pasir Panjang ở Singapore, các tia nắng mặt trời chiếu qua cửa số và nhảy nhót trên sàn của Habitat, một siêu thị được hỗ trợ bởi công nghệ bán hàng trực tuyến do doanh nghiệp startup bán sỉ trực tuyến Honestbee khởi tạo.
Các khách hàng lang thang trong siêu thị rộng khoảng hơn 5.500 mét vuông, ngó nghiêng và lựa chọn hàng hóa nhập khẩu và các sản phẩm tươi sống trên các kệ hàng.
Một số người trố mắt nhìn các bịch hàng hóa được đóng gói chạy trên các băng chuyền ngang qua siêu thị để chuẩn bị giao tới tận cửa cho khách đặt. Những người khác thì tụ tập tại các cửa ra có đặt hệ thống thanh toán tự động (không có thu ngân), đặt túi hàng của họ lên băng chuyền, nhìn các hàng hóa của họ chạy ra phía cửa và được đóng gói tự động.
Ngay gần khu vực lối ra, khách hàng xếp hàng trước quầy hải sản tươi sống, chờ đến lượt để mua tôm hùm Boston và hàu tươi nhập khẩu. Họ có thể ăn gỏi hải sản tại chỗ với những lát chanh tươi đặt trên giỏ đá ở băng chuyền.
Các dây chuyền ăn uống nằm ở vòng ngoài cùng của siêu thị, với đủ loại món ăn từ bánh nướng phồng Nhật Bản (Japanese souffle pancakes) tới thịt nướng, cá hấp bia hay mì Ý.
Ra mắt tuần trước, Habitat là khái niệm mà Honestbee đưa ra để nói về những siêu thị trong tương lai có thể trông như thế nào và mặt khác, nó như một phòng thí nghiệm về đổi mới sáng tạo để công ty có thể thử nghiệm các chiến lược bán hàng tích hợp trực tuyến cũng như ngoại tuyến, được coi là tương lai của ngành bán lẻ.
Khái niệm này về mặt nào đó tương tự như các siêu thị Hema, được điều hành bởi tập đoàn Alibaba Group Holding ở Trung Quốc, và là biểu tượng của một xu hướng rộng lớn hơn, theo đó các công ty Đông Nam Á đang ngày càng hướng tới Trung Quốc để đổi mới internet và công nghệ nhằm thúc đẩy mô hình kinh doanh của họ trong tương lai.
Sự tương đồng về qui trình giữa Habitat và Hema khá rõ ràng: Mua sắm tại chỗ ở cửa hàng hoặc tùy chọn giao hàng theo yêu cầu? Kiểm tra, thanh toán di động? Kiểm tra, mua hải sản tươi sống và đồ ăn được chuẩn bị sẵn, giao đến nhà cho một bữa ăn nóng sốt? Kiểm tra lần nữa.
Tuy nhiên, các công ty Đông Nam Á cũng đang có những thay đổi qui trình riêng của mình.
"Hema đã đưa ra mô hình bán lẻ mới ..., và thiết lập qui trình cho mô hình đó, nhưng chúng tôi đang cố gắng phát triển qui trình này và tự mình làm điều đó", Pauline Png, phó Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành siêu thị Habitat của công ty Honestbee cho biết.
"Chúng tôi cảm thấy rằng một không gian ngoại tuyến ... thường nói về tương tác với con người và về cách học, truyền cảm hứng và có sự tham gia của cả năm giác quan của con người", bà nói và nhấn mạnh rằng siêu thị và khu vực ăn uống được tích hợp nhằm cung cấp cho người mua hàng một trải nghiệm tốt hơn.
Trong khi Hema hiện đang tách riêng các phần này và vẫn cung cấp các quầy thu ngân có người làm việc thì tại Habitat chỉ có thanh toán tự động. Mục đích của việc này là để "truyền cảm hứng nhiều hơn cho sự gắn kết của con người với trải nghiệm mua sắm đa giác quan", theo cách lý giải của Honestbee.
Công ty đưa ra mô hình này nhằm kết hợp thói quen mua sắm trực tuyến và ngoại tuyến, tạo ra một mô hình cửa hàng bán lẻ kiểu mới "NewGen Retail".
Xu hướng các công ty Đông Nam Á áp dụng mô hình kinh doanh vốn đã được chứng minh qua hoạt động thực tế ở Trung Quốc, như mô hình siêu ứng dụng WeChat của Tencent Holdings, mô hình thương mại điện tử Taobao của Alibaba và sự sáng chế về thanh toán ký quỹ của Alipay cho các giao dịch thương mại điện tử giữa nhiều người khác nhau, được cho là các mô phỏng kết hợp đáng ngạc nhiên và có phần "sao chép từ Trung Quốc".
Điều này thể hiện phản ánh bước ngoặt từ kinh nghiệm “sao chép của Trung Quốc”, theo đó một thập kỷ trước, nhiều công ty Trung Quốc đã áp dụng mô hình kinh doanh của các công ty công nghệ Mỹ đã được thành lập vào thời điểm quốc gia đông dân nhất thế giới vẫn đang trên đường phát triển để trở thành một cường quốc công nghệ mới.
Theo Hian Goh, đồng sáng lập và là đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khởi nghiệp Openspace Ventures ở Singapore, các mô hình kinh doanh đầu tiên trên nền tảng di động, được tiến hành tiên phong ở Trung Quốc, rồi dần trở nên phổ biến ở các nước Đông Nam Á nơi tỉ lệ kết nối internet tương đồng với mức độ ở Trung Quốc cách đây 1 thập kỷ.
Cả hai khu vực đều có tỷ lệ sử dụng các thiết bị di động cao, với việc nhiều người truy cập trực tuyến qua internet di động trong khi ở phương Tây, hầu hết mọi người hoạt động trực tuyến trên máy tính.
“Các công ty công nghệ Đông Nam Á cảm thấy họ có khả năng học hỏi từ các mô hình kinh doanh Trung Quốc bởi vì chúng tôi là một nền kinh tế internet đầu tiên trên di động,” Goh nói.
Chua Joo Hock, quản lý đối tác của Vertex Ventures - nhánh đầu tư mạo hiểm của Temasek Holdings tại Singapore, cho biết: “Nhiều công ty mới khởi nghiệp ở Đông Nam Á hướng đến mô hình Trung Quốc vì tại đó vẫn theo hướng công nghệ và Trung Quốc đã chứng tỏ mô hình của họ hoạt động.
"Theo một cách nào đó, có sự "sao chép từ Trung Quốc" của các công ty ở đây, nhưng rõ ràng là thị trường thì khác nhau... Họ nhìn vào những kết quả tốt đẹp thu được từ thị trường Trung Quốc, thấy được mức lợi nhuận mong đợi và bản địa hóa các mô hình cho phù hợp với thị trường của họ", ông nói.

Thí dụ, Habitat được định vị trong một lĩnh vực công nghiệp và không dễ gì để đi tới đó. Lý do để lựa chọn một khu vực như vậy đã tạo ra cho Honestbee một không gian cần thiết để thực hiện tầm nhìn của công ty, ông Ngn, đại diện cho Honestbee nói.
Trong khi các đại siêu thị của Hema lại nằm ở các khu vực trung tâm, và nằm trong các trung tâm thương mại, giúp người tiêu dụng tiếp cận dễ dàng hơn và đảm bảo mọi hàng hóa được giao tới khách hàng trong phạm vi bán kính 3 cây số chỉ trong giới hạn 30 phút đồng hồ.
Tuy nhiên, các công ty châu Á không phải là những công ty duy nhất cố gắng đột phá tương lai của ngành bán lẻ. Tại Mỹ, với việc ra đời các trình duyệt internet, dịch vụ nhắn tin, thương mại điện tử và truyền thông xã hội đầu tiên, ngay từ năm 2016, công ty thương mại điện tử Amazon đã giới thiệu Amazon Go, một loại cửa hàng bán tự động cho phép người mua lấy những thứ họ cần và rời đi, và Amazon sử dụng các cảm biến và công nghệ theo dõi hình ảnh để xác định những hàng hóa mà người mua sắm đã lấy, và tự động tính tiền vào thẻ ngân hàng của khách.
Nhưng những chuyển động gần đây ở Đông Nam Á rõ ràng là đến từ Trung Quốc.
Nền tảng rao vặt di động Carousell của Singapore, tiên phong trong mô hình "chụp hình, lên danh sách và bán hàng" đối với các hàng hóa đã qua sử dụng, được CarouPay tung ra thị trường vào đầu năm nay sử dụng hình thức thanh toán ký quỹ thông qua ứng dụng trên các thiết bị di động.
Nếu người mua thanh toán qua CarouPay, số tiền chi trả sẽ được bên thứ ba tạm giữ cho đến khi người mua nhận được món hàng, sau đó bên thứ ba mới trả tiền cho người bán. Mô hình này tương tự như chiến lược mà Alibaba tiến hành khi xây dựng đế chế thương mại điện tử của mình, bằng việc đưa ra Alipay như một dịch vụ thanh toán và ký quỹ để cải thiện lòng tin giữa người mua và người bán trên nền tảng thương mại điện tử Taobao của họ.
Dịch vụ ký quỹ của Alipay nhanh chóng tạo được uy tín lớn, giúp đẩy nhanh tính phổ biến của nền tảng thương mại điện tử Trung Quốc vì nó tạo lập được niềm tin lớn cho người mua và người bán trong một xã hội vốn có độ tin cậy thấp như ở Trung Quốc.

Dịch vụ thanh toán CarouPay hiện chỉ có mặt tại thị trường chính của Carousell là Singapore, mặc dù công ty đang tìm cách giới thiệu tính năng này cho các thị trường còn lại của mình, theo Quek Siu Rui, đồng sáng lập và Giám đốc điều hành của Carousell.
Ông Quek cũng nói rằng ý tưởng thực hiện CarouPay được rút ra từ phương pháp “nguyên tắc đầu tiên”, bởi một dịch vụ ký quỹ giải quyết vấn đề cơ bản về lòng tin giữa người mua và người bán.
"Việc áp dụng phương pháp ký quỹ đã được tiến hành trong khoảng một thời gian đối với tiến trình mua và bán ngang hàng", ông nói.
Nhưng không giống như Alibaba, vốn phát triển Alipay như một chiếc ví kỹ thuật số cho phép người dùng lưu trữ giá trị và sử dụng nó trong hệ sinh thái dịch vụ của Alibaba, CarouPay sử dụng hệ thống thanh toán của Stripe - Mỹ, để xử lý thanh toán và làm việc với ngân hàng địa phương, chấp nhận thanh toán qua ví điện tử chẳng hạn như DBS Paylah và thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ.
“Mọi thị trường đều có phương thức thanh toán khác nhau, hệ thống thanh toán và hỗ trợ của chúng tôi sẽ phải thay đổi từ thị trường này sang thị trường khác”, Quek nói, không thể dùng Carousell như một hệ thống thanh toán phù hợp với tất cả bảy thị trường ở châu Á. “Ví dụ ở Indonesia, chúng tôi không thể làm việc chỉ với thẻ tín dụng vì mức độ sử dụng ít phổ biến ở đây. Bạn phải áp dụng mô hình song song với người sử dụng dịch vụ chuyển tiền ngân hàng với những người vẫn dùng ví để trả tiền trực tiếp", ông nói.
Các công ty công nghệ Đông Nam Á ở các khu vực dịch vụ khác nhau, như Grab và Go-Jek, cũng đã hướng tới Trung Quốc để tạo cảm hứng khi hai công ty mở rộng dịch vụ ra ngoài lĩnh vực cung cấp dịch vụ xe. Họ cũng tính tới việc mời các công ty công nghệ Trung Quốc là Didi Chuxing và Meituan-Dianping làm cổ đông đồng hành.
Go-Jek của Indonesia được thành lập như một nhà cung cấp dịch vụ địa phương tại thị trường nội địa của nó, vận chuyển tất cả mọi thứ từ thực phẩm, hàng tạp hóa và bưu kiện. Thông qua ứng dụng Go-Jek, người dùng thậm chí có thể mua sắm trực tuyến và yêu cầu người lái xe giao hàng trực tuyến cho họ hoặc đặt dịch vụ mát-xa và vé xem phim.
Kể từ tháng 7 năm nay, Grab tại Singapore đã tích hợp giao hàng thực phẩm và phân phối hàng tạp hóa theo yêu cầu vào ứng dụng của mình vì nó tìm cách trở thành “ứng dụng hàng ngày” cho người tiêu dùng.

Một số doanh nghiệp startup tốt nhất hiện nay tại Đông Nam Á. Nguồn: Crunchbase
Đây được gọi là mô hình "siêu ứng dụng", nơi người dùng có thể truy cập vào rất nhiều dịch vụ trong một ứng dụng chính, được tiên phong bởi ứng dụng nhắn tin WeChat của Tencent.
Từ một ứng dụng nhắn tin đơn giản được phát hành vào năm 2011, công ty đã phát triển để trở thành ứng dụng bắt buộc ở Trung Quốc, không chỉ cung cấp dịch vụ nhắn tin mà còn là nguồn cấp dữ liệu xã hội, ví kỹ thuật số và chương trình mini cho phép người dùng truy cập mọi thứ và thậm chí vào những thứ gây nghiện, như các trò chơi trên thiết bị di động mà không bao giờ phải thoát khỏi nền tảng WeChat.
Cuối cùng, các doanh nhân giỏi nhất chính là những người luôn sẵn sàng nhanh chóng thích nghi với các tập quán văn hóa và kinh doanh ở các quốc gia khác nhau trong khu vực, ông Goh từ công ty Openspace cho biết.
Singapore, nơi đã trở thành trung tâm khởi nghiệp của khu vực nhờ sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ, cơ sở hạ tầng vững chắc và dòng vốn đầu tư mạo hiểm, cũng là “vị trí duy nhất” làm cơ sở để rút ra bài học từ cả Trung Quốc và Thung lũng Silicon, ông nói.
Tổng sản phẩm quốc nội của ASEAN, bao gồm 10 quốc gia Đông Nam Á, khoảng 2,8 nghìn tỷ USD, theo số liệu từ Tập đoàn UOB. Con số này xấp xỉ bằng với GDP của Trung Quốc trong năm 2006, trước khi nó bắt tay vào một thập kỷ phát triển và đổi mới.
Ông Goh cho biết: “Ngày nay, chúng tôi có công nghệ và mức độ kết nối di động đang biến chuyển thị trường như ở Trung Quốc cách đây 10 năm. Tôi có cảm giác chúng tôi sẽ chỉ phải mất cỡ 5 năm để làm những gì Trung Quốc đã phải mất một thập kỷ mới đạt được".
(Theo SCMP)
- Cùng chuyên mục
Quảng Ngãi chấp thuận chuyển nhượng đất nông nghiệp ở Lý Sơn để làm dự án du lịch
Tỉnh Quảng Ngãi chấp thuận cho CTCP Đầu tư Phát triển Anh Thu nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án Tổ hợp du lịch văn hóa di sản Lý Sơn tại huyện Lý Sơn.
Đầu tư - 26/03/2025 17:56
2 khu công nghiệp ở Quảng Ninh thu hút hơn 1,3 tỷ USD vốn FDI
Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong và Nam Tiền Phong là hai khu công nghiệp chiến lược trong kế hoạch phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ninh, với mục tiêu thu hút đầu tư mạnh mẽ và tạo ra nền tảng vững chắc cho sự phát triển công nghiệp bền vững.
Đầu tư - 26/03/2025 17:07
FPT muốn mở rộng hợp tác lĩnh vực bán dẫn ở Hàn Quốc
Lãnh đạo TP. Yongin, thành phố đang được chính phủ Hàn Quốc chú trọng đầu tư phát triển công nghệ, vừa có buổi gặp gỡ với doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc để bàn việc hợp tác đầu tư.
Công nghệ - 26/03/2025 17:02
Khu đô thị ven vịnh Cam Ranh được phép huy động vốn hơn 14.700 tỷ
Khu đô thị ven vịnh Cam Ranh (tại TP. Cam Ranh, Khánh Hòa) do liên danh CTCP Đầu tư Cam Ranh, CTCP Vinhomes, CTCP Giải pháp năng lượng VinES làm chủ đầu tư, đã đủ điều kiện huy động vốn.
Đầu tư - 26/03/2025 14:49
Cầu vượt hơn 1.500 tỷ qua sông Hương được thông xe kỹ thuật
Ngày 26/3, UBND TP. Huế đã tổ chức lễ thông xe kỹ thuật cầu vượt bắc qua sông Hương với tổng vốn đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng.
Đầu tư - 26/03/2025 14:19
Những 'con gà đẻ trứng vàng' của Singapore tại Việt Nam
Tại Việt Nam, những khoản đầu tư trực tiếp và gián tiếp đã và đang đem lại doanh thu lớn cho các doanh nghiệp Singapore.
Đầu tư - 26/03/2025 11:34
Bất động sản thành phố mới Thủ Đức: Hướng tới phân khúc cao cấp
Với định hướng trở thành trung tâm tài chính của cả nước và tương lai sẽ phát triển thành một trung tâm tài chính khu vực, thị trường bất động sản TP. Thủ Đức đang được định hình với những khu chung cư và trung tâm thương mại cao cấp…
Bất động sản - 26/03/2025 11:00
Doanh nghiệp nào đứng sau dự án chế biến cát hơn 2.100 tỷ ở Huế ?
Dự án nhà máy chế biến cát thạch anh công nghệ cao creanza do CTCP vật liệu công nghệ cao Creanza làm chủ đầu tư với quy mô 2.187 tỷ đồng.
Đầu tư - 26/03/2025 09:43
Mỹ mạnh tay về thuế quan thời Trump 2.0, Việt Nam có thể làm gì?
Giới quan sát nhận định Việt Nam có thể trở thành mục tiêu tiếp theo trong chính sách thuế quan của Washington, đồng thời đưa ra các khuyến nghị để tránh kịch bản bị áp thuế.
Đầu tư - 26/03/2025 09:39
Đạt Phương xây dựng nhà máy kính hoa siêu trắng đầu tiên ở Huế
Tập đoàn Đạt Phương khởi công Nhà máy kính hoa siêu trắng đầu tiên ở TP. Huế với có quy mô 12,18ha, tổng mức đầu tư 2.000 tỷ đồng.
Đầu tư - 25/03/2025 20:29
Vĩnh Phúc: Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hướng tới mục tiêu tăng trưởng 2 con số
Để năm 2025 kinh tế tăng trưởng 2 con số, tỉnh Vĩnh Phúc đang tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.
Đầu tư - 25/03/2025 15:46
Thủ tướng chấp thuận dự án khu đô thị hơn 260.000 tỷ ở Khánh Hòa
Dự án Khu đô thị mới Cam Lâm (tại Khánh Hòa) có tổng vốn hơn 260.000 tỷ đồng vừa được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.
Đầu tư - 25/03/2025 15:18
Liên danh Dacinco thi công dự án 280 tỷ ở Đà Nẵng
Liên danh Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Dacinco, Công ty TNHH Xây Dựng và Thương mại Nhất Huy, CTCP Xây dựng Công trình Thủy Hà Nội và CTCP Chiếu sáng công cộng sẽ thi công dự án hơn 280 tỷ ở Đà Nẵng.
Đầu tư - 25/03/2025 10:00
Đề xuất đầu tư hơn 152.000 tỷ đồng mở rộng 1.144km cao tốc Bắc - Nam
Bộ Xây dựng vừa đề xuất Chính phủ cho phép đầu tư hơn 152.000 tỷ đồng mở rộng 1.144km các đoạn tuyến trên cao tốc Bắc – Nam phía Đông.
Đầu tư - 25/03/2025 07:02
Sáp nhập tỉnh thành: Nhà đầu tư muốn đặt cược vào bất động sản?
Sáp nhập các tỉnh thành có thể tạo "cú hích" lớn cho thị trường bất động sản, là cơ hội cho những nhà đầu tư muốn đặt cược vào thị trường. Nhưng, "cuộc chơi" này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, để lại những thiệt hại lớn cho nhà đầu tư.
Đầu tư - 24/03/2025 13:03
Đà Nẵng hoàn thành chung cư xã hội hơn 220 tỷ cho người có công
Chung cư xã hội cho người có công với cách mạng tại đường Vũ Mộng Nguyên có tổng mức đầu tư hơn 223 tỷ đồng, đã hoàn thành và đang thực hiện các thủ tục để bàn giao đưa vào sử dụng.
Đầu tư - 24/03/2025 10:27
- Đọc nhiều
-
1
Thủ tướng dự khánh thành đập dâng 'hình chiếc lá' 738 tỷ ở Bình Định
-
2
Loạt cổ phiếu ‘vượt đỉnh’ trong tuần VN-Index điều chỉnh
-
3
Đón ‘sóng’ nâng hạng, loạt công ty chứng khoán đặt mục tiêu tăng vốn trong năm 2025
-
4
FPT lãi gần 1.900 tỷ đồng sau 2 tháng
-
5
'Bơm' tiền vào nền kinh tế, bất động sản liệu có 'nhảy múa'?
Đáng đọc
- Đáng đọc
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 5 day ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 week ago
Điểm tên nhóm ngành hưởng lợi từ thương chiến
Đầu tư thông minh - Update 1 week ago
Khi nào cổ phiếu VNM đảo chiều?
Tài chính - Update 1 month ago