Báo chí đổi mới và đồng hành với công cuộc đổi mới

HẢI ĐƯỜNG
07:00 21/06/2024

Đất nước ta đã đi qua chặng đường gần bốn thập niên đổi mới, kể từ Đại hội lần thứ VI của Đảng (1986). Đổi mới đã đem lại những mùa vàng trĩu hạt, đem lại cuộc đổi đời cho cả dân tộc.

Các nhà báo Việt Nam, với hạnh phúc của những người làm sử đương đại, có niềm vui lớn là được tham gia đóng góp vào những mùa cầy, mùa cấy, trăn trở, thăng hoa cùng dân tộc trong suốt bốn thập niên qua. Thế hệ chúng tôi có may mắn không chỉ là những người chứng kiến mà còn trực tiếp tham gia vào guồng máy đổi mới báo chí ngay từ giai đoạn khởi đầu, cuối những năm 80, đầu những năm 90, thế kỷ XX, cho đến hôm nay. Cái ta hiểu biết là cái đã trải qua. Cái ta nhớ lâu là cái ta thành công và cả những sai lầm thất bại.

Anh PV bao 1

Báo chí Cách mạng Việt Nam luôn giữ vai trò quan trọng vì sự nghiệp đổi mới và hiện đại hóa đất nước. Ảnh: Ngọc Thắng

Đúng như nhà sử học Anh E.H. Carr (1892-1982) đã nói: "Lịch sử là sự đối thoại không ngừng giữa hiện tại và quá khứ". Hôm nay trong ngày vui, ngày "Hội làng", kỷ niệm 99 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam, xin được tri ân, dành tình cảm sâu nặng nhất nhớ về hoạt động báo chí những ngày đầu đổi mới. Nếu được nói một cách khái quát nhất, chúng ta có thể khẳng định, Công cuộc Đổi mới đất nước đã mở ra nhiều cơ hội, dư địa rộng lớn và thách thức không nhỏ trong đổi mới báo chí. Gần 40 năm qua, Báo chí Cách mạng Việt Nam luôn giữ vai trò quan trọng vì sự nghiệp đổi mới và hiện đại hóa đất nước.

Thật ra, từ buổi ra đời báo chí Việt Nam, lấy mốc là ngày 15/4/1865, tờ báo quốc ngữ đầu tiên Gia Định báo ra số 1 tại Sài Gòn, để rồi 60 năm sau, ngày 21/6/1925, báo Thanh niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập, ra số đầu tiên, khai sinh nền Báo chí Cách mạng Việt Nam, báo chí nước ta luôn đi cùng dân tộc. Điều này thấy rõ nhất, minh chứng hào hùng nhất qua các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Còn trong Công cuộc Đổi mới, báo chí Việt Nam đã cùng lúc vươn lên vừa làm tốt công việc tuyên truyền, cổ vũ sự nghiệp cách mạng, vừa đổi mới chính mình. Đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế là mệnh lệnh của cuộc sống.

Báo chí lúc này cần phải thay đổi hẳn cách thức tuyên truyền, đi thẳng vào đời sống, tuyên truyền, giải thích đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời có những tác phẩm nóng hổi tính thời sự, minh định cho đường lối đó.

Cái mới của báo chí lúc này là được "cởi trói", coi trọng cả hai mặt: Tuyên truyền nhân tố mới, điển hình tiên tiến và đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu, tiêu cực. "Cởi trói" được hiểu là tháo gỡ về cơ chế quản lý, tạo điều kiện để nhà báo tự do hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, và chính mỗi người làm báo, làm văn nghệ “cởi trói” cho mình. Tự cởi dây dợ vô hình để vượt thoát, sáng tạo, đây thật sự là một luồng gió mới trong những năm đầu đổi mới. Hàng loạt bài xã luận, chuyên luận, điều tra, đặc biệt là phóng sự (báo chí và văn học) rađời trong những năm 1987-1993, được coi là tiếng sấm đầu mùa của sự phát triển báo chí đỉnh cao - những tác phẩm chuyên nghiệp, hiện đại, thấm mồ hôi, nước mắt của người viết.

Khi nhắc đến đổi mới và đổi mới báo chí, điều đầu tiên chúng tôi xin được nhắc đến là loạt bài “Những việc cần làm ngay” của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh. Hồi đó, khi đọc những bài bình luận ngắn của đồng chí trên báo Nhân Dân, bạn đọc rất thích thú và chờ đón. Người ta đoán bút danh NVL là “Nói và làm”, hay “Nhảy vào lửa” (!). Những bài báo ngắn gọn, thường chỉ từ 400 đến 600 chữ, văn phong giản dị của NVL đã nói thẳng, khơi dậy và dẫn dắt công cuộc đấu tranh chống tiêu cực, lãng phí.

Qua các bài viết ôn tồn, thuyết phục, không giống như những chỉ thị, răn dạy, đã thể hiện quyết tâm rất cao nhằm chỉnh đốn Đảng, đẩy lùi cái xấu, không cho phép một ai, một tập thể nào “có quyền đứng ngoài vòng pháp luật và kỷ cương của chúng ta”.

Bắt đầu là những con sóng nhỏ dần hình thành những vòng sóng, đợt sóng lớn. Báo chí cả nước, từ những tờ báo lớn ở Trung ương, đến các báo ngành, đoàn thể, báo chí địa phương, báo chí thông tấn đến báo chí văn nghệ đồng loạt “nổ súng”. Những phát “đại bác” rung chuyển là những bài xã luận, bình luận kinh tế, điều tra về chủ trương phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước; về thực hiện tốt Ba chương trình mục tiêu phát triển lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát; về bước đột phá nhằm chuyển đổi cơ bản cơ chế quản lý cũ sang cơ chế quản lý mới, giải phóng được lực lượng sản xuất, tạo ra động lực phát triển mới.

Hấp dẫn nhất, sôi động nhất là những loạt bài về “Khoán 100” rồi đến“Khoán 10” theo Chỉ thị và Nghị quyết của Trung ương, tiếp tục hoàn thiện cơ chế để giải phóng mọi năng lực sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp.

Những năm đầu đổi mới, báo chí đã coi trọng cả hai mặt xây và chống. Cùng với tuyên truyền điển hình là đấu tranh chống tiêu cực. Thế nhưng, khác với giai đoạn hiện tại (2024), những năm 80-90, báo chí tự phát hiện được nhiều sai lầm, khuyết tật, cùng những rơi rớt của cơ chế cũ quan liêu, bao cấp. Báo chí xông pha muôn mặt đời thường từ nông thôn đến thành thị, từ chuyện có tác động lớn, nhức nhối xã hội đến những góc khuất đời thường, chỉ rõ nạn “cường hào mới” ở nông thôn đang lộng hành.

Dấu ấn cá nhân của nhiều nhà báo, bản sắc nhiều tờ báo được thể hiện trong giai đoạn này. Tờ báo Văn Nghệ, vốn là nơi giới thiệu các tác phẩm , các sáng tác mới, thiên về cái hay, cái đẹp vĩnh hằng của đời sống, của nghệ thuật, sau năm 1986, bỗng sáng bừng lên, nội dung mới tự tìm đến hình thức mới.

Trên một tờ báo trước đây thường ít có những bài phóng sự xông thẳng vào những vấn đề nhức nhối, nóng bỏng trong xã hội, cuối những năm 80 bỗng xuất hiện hàng loạt các bài viết “choáng váng” dư luận. Đó là:Chuyển kể về ông Vua lốp (Trần Huy Quang), Người đàn bà quỳ (Lê Văn Ba), Cái đêm hôm ấy... đêm gì? (Phùng Gia Lộc), Thủ tục làm người còn sống (Minh Chuyên), Tiếng đất (Hoàng Hữu Các), Làng giáo có gì vui (Hoàng Minh Tường)... và nhiều bút ký, phóng sự khác.

Đây là khởi đầu một thời kỳ đổi mới phóng sự báo chí - văn học cósự giao thoa giữa văn học và phóng sự báo chí. Các tácphẩm này thật sự mang tính dự báo về vấn đề dân chủ ở nông thôn, nói rõ những oan ức, “kêu không thấu trời”, nói về sự kỳ thị... người làm giàu trong xã hội, “giàu thì ghét, đói rét thì khinh”…

Sau giai đoạn xông pha cùng cả nước, kiên định chức năng, vai trò của báo chí là định hướng dư luận, là hướng về xây dựng cái mới, cái thật, cái điển hình, đồng thời tiến công vào dinh lũy của cái xấu, cái ác, cái bảo thủ, trì trệ, báo chí nước nhà tự tin và bình tĩnh đi tiếp con đường mới. Có thể tạm chia ra hai giai đoạn:Giai đoạn 1986-1996 và giai đoạn từ 1997 đến nay. Lấy mốc năm 1997 là năm Internet chính thức được đưa vào khai thác sử dụng ở Việt Nam, với ứng dụng đầu tiên là hệ thống Email đầu tiên do nhóm các nhà khoa học của Viện Công nghệ thông tin thiết lập, rồi đến việc tên miền vn của Việt Nam chính thức được đăng ký và xuất hiện trên bản đồ Internet thế giới. Và bắt đầu từ năm 2013,“công nghiệp 4.0” (Industrie 4.0) bắt đầu được biết đến ở Đức.

Đến nay, nó đã lan rộng sang các nước phát triển và khắp thế giới trong đó có Việt Nam. Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 52-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Nghị quyết khẳng định: Đây là cơ hội lớn, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức đối với mỗi quốc gia,tổ chức và cá nhân, tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội. Cụm từ “thúc đẩy chuyển đổi số trong báo chí” hình thành từ đây.

Trong Hội Báo toàn quốc năm 2024, chủ đề “Báo chíViệt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì Sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân” là một là một điểm nhấn về tính chuyên nghiệp, hiện đại. Tại Diễn đàn báo chí toàn quốc đã dành 10 phiên thảo luận về các chủ đề nóng, như: Nâng cao tính Đảng, tính định hướng trong hoạt động báo chí; Xây dựng môi trường văn hóa báo chí; Báo chí dữ liệu và chiến lược nội dung vượt trội; Đầu tư, ứng dụng công nghệ hiệu quả tại các tòa soạn; Năng lực cạnh tranh của truyền hình trong thời đại AI; Phóng sự điều tra - Hành trình làm điều có ích…

Trong “Hành trình làm điều có ích”, báo chí Việt Nam tiếp tục làm tốt phần việc mà ở thời kỳ đầu đổi mới đã làm tốt - đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực. Lần này là phát hiện, điều tra, lên án những vụ tham nhũng cực lớn, không còn ở mức độ, quy mô “nhỏ” như trước đây. Các vụ án tham nhũng, làm thất thoát tài sản của Nhà nước, hối lộ và ăn hối lộ lên đến hàng nghìn tỷ đồng không còn là chuyện hiếm. Và câu chuyện không có vùng cấm, không có ngoại lệ được Đảng, Nhà nước chủ trương, nhân dân đồng tình ủng hộ. Chưa có bao giờ trong lịch sử Đảng ta, từ chủ tịch nước, chủ tịch Quốc hội, thường trực Ban Bí thư, ủy viên Bộ Chính trị phảiviết đơn xin thôi tất cả các chức vụ vì vi phạm quy định về nêu gương, về những điều đảng viên không được làm.

Trong công cuộc “đốt lò”, báo chí đã vào cuộc kịp thời, sắc sảo, cung cấp nhiều thông tin cho cơ quan điều tra và tạo ra hiệu ứng xã hội mạnh mẽ. Đồng thời, với những lý lẽ thuyết phục, chứng cứ xác thực bác bỏ các thông tin xuyên tạc, sai trái của các “lề trái”, của thế lực thù địch và phần tử cơ hội chính trị.

Ngày nay, sự chuyển dịch hướng đi trong báo chí thể hiện rất rõ. Báo chí Việt Nam đã bắt kịp “Báo chí 5I”. 5I là những chữ viết tắt từ tiếng Anh, cụ thể là: Informed(am hiểu), Intelligent (thông minh), interesting (thú vị), Insightful (sâu sắc) và Interpretation (sáng tỏ). Đó là thuật ngữ khoa học. Còn nói một cách hình ảnh, báo chí trí tuệ là những tác phẩm có hàm lượng thông tin được cô đặc, như nước biển sẽ bay đi hết, đọng lại là những hạt muối. Cần tiếp cận cái mới nhanh chóng, nhưng cái mới ấy phải được thẩm thấu qua cái màng lọc là truyềnthống, là bản sắc dân tộc.

Báo chí đổi mới và viết về đổi mới luôn luôn là công việc hôm nay của mỗi người làm báo, của mỗi cơ quan báo chí. Sự đổi mới có khởi đầu và không có kết thúc. Sự đổi mới trên nền tảng truyền thống báo chí, chức năng, vai trò báo chí trong xã hội mà chúng ta đang dày công xây dựng. Cố nhiên trong làng báo còn nhiều yếu kém, nhiều chuyện buồn, điều mà chúng ta đã nhiều lần tự chỉ trích. Sửa sai như thế nào? Tôi nhớ lời khuyên của một đàn anh lớn: Mỗi khi viết một bài điều tra, một bài bình luận mỗi nhà báo luôn đặt mình ở tâm thế người trong cuộc.

Nhà báo không chỉ đứng ở đầu nguồn tin tức mà ở trong lòng tin tức. Mỗi bài viết là sự cảnh tỉnh chứ không vùi dập; thông tin chứ không đe dọa; trò chuyện chứ không phán xét; làm mới những thông tin đã cũ bởi tri thức dẫn đường. Đó là đạo đức nghề nghiệp là lương năng của con người.

Vâng dù đổi mới, dù hiện đại báo chí đến đâu, chúng ta vẫn mãi là như thế - hướng tới cái đẹp và hạnh phúc của con người.

  • Cùng chuyên mục
Hà Nội dừng trình diễn drones dịp kỷ niệm 70 năm giải phóng Thủ đô

Hà Nội dừng trình diễn drones dịp kỷ niệm 70 năm giải phóng Thủ đô

Hà Nội quyết định dừng 8 hoạt động dự kiến diễn ra trong dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, trong đó có trình diễn nghệ thuật ánh sáng (drones).

Sự kiện - 26/09/2024 22:50

Hội Sách Hà Nội 2024 khai mạc vào ngày 27/9

Hội Sách Hà Nội 2024 khai mạc vào ngày 27/9

Hội Sách Hà Nội 2024 là hoạt động hướng tới chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), 25 năm Hà Nội được UNESCO vinh danh là "Thành phố vì hòa bình".

Sự kiện - 26/09/2024 14:54

Đào tạo nâng cao năng lực mạng lưới chuyên gia chuyển đổi số

Đào tạo nâng cao năng lực mạng lưới chuyên gia chuyển đổi số

Chương trình đào tạo 4 ngày được thiết kế đặc biệt hướng tới mục tiêu phát triển 100 chuyên gia hoạt động lĩnh vực chuyển đổi số

Sự kiện - 26/09/2024 11:22

VAFIE ký thoả thuận xúc tiến thương mại - đầu tư Việt Nam và CHLB Đức

VAFIE ký thoả thuận xúc tiến thương mại - đầu tư Việt Nam và CHLB Đức

Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE), cùng các bên đã ký biên bản Thoả thuận hợp tác các bên về xúc tiến thương mại - đầu tư và đào tạo nghề tại CHLB Đức và Việt Nam.

Sự kiện - 26/09/2024 11:09

Dời lịch tổ chức Giải leo núi 'Bước chân trên mây'

Dời lịch tổ chức Giải leo núi 'Bước chân trên mây'

Trước các diễn biến bất thường về thời tiết và hậu quả nặng nề do cơn bão Yagi gây ra, Ban tổ chức Giải leo núi "Bước chân trên mây" lần thứ 2 đã quyết định dời lịch tổ chức sang tháng 3/2025.

Sự kiện - 26/09/2024 07:56

ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP 6% của Việt Nam

ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP 6% của Việt Nam

Mặc dù tăng trưởng GDP Việt Nam trong nửa đầu năm 2024 cao gần gấp đôi so với cùng kỳ nhưng ADB vẫn giữ nguyên dự báo cả năm ở mức 6,0% và 6,2% vào năm 2025.

Sự kiện - 25/09/2024 17:34

Sớm thành lập Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, chuyển đổi xanh

Sớm thành lập Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, chuyển đổi xanh

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương cho biết, sắp tới, Bộ sẽ trình Thủ tướng về việc thành lập Quỹ hỗ trợ đầu tư để hỗ trợ các doanh nghiệp trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh.

Sự kiện - 25/09/2024 17:05

Hà Nội sẽ công khai người 'thổi giá' rồi bỏ cọc đất đấu giá

Hà Nội sẽ công khai người 'thổi giá' rồi bỏ cọc đất đấu giá

Hà Nội yêu cầu các địa phương lập danh sách các trường hợp trả giá cao hơn thị trường để trúng đấu giá nhưng không nộp tiền, công khai trên trang thông tin của các huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường.

Sự kiện - 25/09/2024 15:58

Thủ tướng: Phải có chính sách ưu tiên cho Trung tâm C4IR tại TP.HCM

Thủ tướng: Phải có chính sách ưu tiên cho Trung tâm C4IR tại TP.HCM

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành phải định hướng, xây dựng thể chế và có chính sách ưu tiên phát triển phù hợp; TP.HCM tạo điều kiện về cơ sở vật chất, cơ chế hoạt động của Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (C4IR) nhanh chóng, thuận lợi, đáp ứng yêu cầu phát triển.

Sự kiện - 25/09/2024 14:21

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại phiên thảo luận Đại hội đồng Liên Hợp Quốc

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại phiên thảo luận Đại hội đồng Liên Hợp Quốc

Ngày 24/9 theo giờ địa phương, tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, đã diễn ra Lễ khai mạc phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc Khoá 79 với chủ đề "Không để ai bị bỏ lại phía sau: Hành động đoàn kết để thúc đẩy hoà bình, phát triển bền vững, phẩm giá con người vì các thế hệ hôm nay và tương lai".

Sự kiện - 25/09/2024 09:47

Nhiều quận, huyện của Hà Nội chậm xử lý phản ánh trên ứng dụng iHanoi

Nhiều quận, huyện của Hà Nội chậm xử lý phản ánh trên ứng dụng iHanoi

Trong danh sách các Sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã trên địa bàn TP. Hà Nội, UBND quận Nam Từ Liêm dẫn dầu về số lượt phản ánh, kiến nghị quá hạn (81) trên ứng dụng iHanoi, chưa được giải quyết. Kế đến huyện Sóc Sơn (39), quận Hoàn Kiếm (35), huyện Đông Anh (26), quận Cầu Giấy (25), quận Hà Đông (24)...

Sự kiện - 25/09/2024 07:22

Hà Nội lấy hiệu quả giải quyết khiếu nại tố cáo làm tiêu chí đánh giá năng lực công tác

Hà Nội lấy hiệu quả giải quyết khiếu nại tố cáo làm tiêu chí đánh giá năng lực công tác

UBND TP. Hà Nội đề nghị thủ trưởng các đơn vị lấy hiệu quả của công tác giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân làm tiêu chí đánh giá năng lực công tác.

Sự kiện - 24/09/2024 20:04

Doanh nhân Nguyễn Phương Hằng quay lại điều hành Khu du lịch Đại Nam

Doanh nhân Nguyễn Phương Hằng quay lại điều hành Khu du lịch Đại Nam

Bà Nguyễn Phương Hằng vừa mới ra tù trước hạn hôm 19/9, đến nay, bà chính thức quay trở lại điều hành Khu du lịch Đại Nam ở Bình Dương với chức danh Tổng Giám đốc điều hành.

Sự kiện - 24/09/2024 17:24

Hà Nội sẽ kiểm tra việc xử lý phản ánh, kiến nghị trên ứng dụng iHanoi

Hà Nội sẽ kiểm tra việc xử lý phản ánh, kiến nghị trên ứng dụng iHanoi

Văn phòng UBND TP. Hà Nội đề nghị Sở Nội vụ bổ sung nội dung kiểm tra việc chấp hành, thực hiện quy định trong giải quyết các phản ánh, kiến nghị của người dân trên ứng dụng iHanoi khi kiểm tra công vụ.

Sự kiện - 24/09/2024 15:02

Chính phủ sắp ban hành Nghị định về khuyến khích điện mặt trời mái nhà

Chính phủ sắp ban hành Nghị định về khuyến khích điện mặt trời mái nhà

Tổ chức, cá nhân đầu tư hệ thống điện mặt trời mái nhà không dùng hết sẽ được bán lên lưới không quá 20% công suất lắp đặt với mức giá bằng giá trung bình năm trước

Sự kiện - 24/09/2024 06:30

Đề xuất có ưu đãi chung về thuế cho các loại hình báo chí

Đề xuất có ưu đãi chung về thuế cho các loại hình báo chí

Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) có bổ sung quy định áp dụng thuế suất ưu đãi 15% đối với thu nhập của các cơ quan báo chí từ các hoạt động báo chí khác ngoài báo in. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, cần có mức ưu đãi chung cho báo in, báo điện tử và các loại hình báo chí khác.

Sự kiện - 23/09/2024 22:47