Áp lực dòng tiền đeo bám doanh nghiệp bất động sản

TRANG NINH
14:38 20/09/2023

Nhiều chính sách tháo gỡ đã được đưa ra nhưng đến thời điểm này, dòng tiền vẫn đang là bài toán nan giải với hầu hết doanh nghiệp bất động sản khi các kênh huy động quan trọng như tín dụng ngân hàng, trái phiếu doanh nghiệp hay từ người mua trả trước đều “trục trặc”.

Cơn khát tiền dâng cao

“Khát tiền” là thực trạng nhiều doanh nghiệp địa ốc đang phải đối mặt lúc này. Ở thời điểm hiện tại, lãi suất cho vay dù đã giảm nhưng vẫn ở mức cao với nhóm bất động sản, cộng với điều kiện cho vay chặt chẽ khi ngân hàng lo ngại nợ xấu gia tăng khiến dòng vốn tín dụng chảy vào thị trường rất chậm chạp, bất chấp quy định về cho vay theo Thông tư 06 được “nới lỏng” với ngành địa ốc.

Số liệu vừa được Ngân hàng Nhà nước công bố cho thấy, nếu như tỷ lệ nợ xấu lĩnh vực bất động sản vào cuối tháng 6/2022 là 1,53% thì đến tháng 6/2023 đã tăng lên 2,47%. Dù vậy, con số này vẫn chưa phản ánh đúng tình hình thực tế bởi một lượng lớn nợ xấu đã được “ẩn bớt” nhờ Thông tư 02/2023/TT-NHNN cho phép các tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn. Theo Ngân hàng Nhà nước, tính tới 30/6/2023, đã có trên 18.800 lượt khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, tổng dư nợ gốc lãi được cơ cấu giữ nguyên nhóm nợ là gần 62.500 tỷ đồng.

Thực tế, nguy cơ nợ xấu tăng đã được dự báo từ đầu năm 2023 trước diễn biến kinh tế toàn cầu suy giảm, kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm lại, các điều kiện sản xuất - kinh doanh bị thu hẹp và hoạt động của doanh nghiệp đối mặt với nhiều khó khăn.

Một áp lực khác lên hệ thống ngân hàng được nhiều chuyên gia cảnh báo ở giai đoạn này đó là tỷ lệ bao phủ nợ xấu đang giảm nhanh, nói cách khác là số dư trích lập dự phòng rủi ro của các ngân hàng thương mại tăng chậm hơn nhiều so với tốc độ tăng của tổng nợ xấu. Tính đến cuối tháng 6/2023, tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm xuống còn 99,4% từ mức 143% hồi đầu năm, gây áp lực lớn lên việc tăng trích lập dự phòng và làm suy giảm lợi nhuận của các ngân hàng trong các quý tới.

Thực tế, trong bối cảnh kinh tế còn nhiều thách thức, đa số người mua hụt dòng tiền khi lãi vay cao, cửa tín dụng khó vào, dòng tiền nhàn rỗi vẫn trú chân ở kênh gửi tiết kiệm. Trạng thái thị trường không tốt khiến nhiều doanh nghiệp bất động sản không thể bán hàng như kế hoạch.

Nhìn toàn cảnh thị trường nhà ở và bất động sản nghỉ dưỡng đều ghi nhận tình trạng giao dịch đình trệ cả rổ hàng sơ cấp (chủ đầu tư mở bán) lẫn rổ hàng thứ cấp (đầu tư mua đi bán lại). Thậm chí, nhiều doanh nghiệp địa ốc còn không ghi nhận doanh thu từ hoạt động cốt lõi là bán bất động sản trong quý II vừa qua.

Chẳng hạn, vốn đặt nhiều kỳ vọng vào dự án bất động sản nghỉ dưỡng đầu tay Cap Pardaran Mũi Dinh, nhưng ngày 9/9/2023 vừa qua, Tập đoàn F.I.T đã chính thức phải chuyển giao toàn bộ cho đối tác khác. Lý do, theo ông Nguyễn Văn Sang, Chủ tịch F.I.T là “việc tiếp tục theo đuổi dự án có thể sẽ trở thành nguyên nhân gây lãng phí, thời gian, tiền bạc” trong bối cảnh phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng rất khó khăn.

b1-8320

Dữ liệu của Wichart cho thấy, giá trị hàng tồn kho nửa đầu năm 2023 tại hơn 60 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh bất động sản đạt hơn 425.000 tỷ đồng (tương đương khoảng 18 tỷ USD). Trong đó, 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn là Novaland, Vinhomes, Becamex IDC, Nam Long, Đất Xanh, Khang Điền, Kinh Bắc, Phát Đạt, DIC Corp và An Gia chiếm gần 294.000 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cuối năm 2022 nhưng tăng gần 29% so với cuối năm 2021.

Trong hơn 2 tháng qua, dù thị trường bất động sản có dấu hiệu hồi phục, nhưng thanh khoản ít có sự biến chuyển. Chẳng hạn, tại TP.HCM và vùng phụ cận, thống kê từ DKRA Vietnam cho thấy, lượng tiêu thụ chỉ đạt vài trăm giao dịch/tháng, chưa bằng 1/10 so với cùng kỳ năm 2022. Vào thời điểm này, các chủ đầu tư vẫn đang nỗ lực thực hiện các chính sách chiết khấu thanh toán nhanh, kéo giãn kỳ hạn thanh toán, quà tặng mở bán… nhằm kích cầu thị trường.

Thậm chí, nhiều chủ đầu tư còn trả trước chi phí marketing, truyền thông cho đại lý, thưởng “nóng” cho nhân viên kinh doanh (có nơi tăng gấp 3 lần so với trước kia), giảm số tiền nhận giữ chỗ có hoàn lại… nhằm thu hút sự quan tâm và tạo thuận lợi cho người mua. Trước đây, khoản tiền này dao động từ 50-100 triệu đồng/sản phẩm thì nay đã giảm xuống còn 30 triệu đồng/sản phẩm.

Tuy nhiên, như đánh giá của ông Diệp Đình Chung, Giám đốc Kinh doanh Tập đoàn Nam Long, thách thức vẫn rất lớn và để thị trường bất động sản phục hồi còn cả một chặng đường dài. Theo ông Chung, hiện nay, giá cả không còn là yếu tố hàng đầu, thay vào đó là chính sách, thương hiệu, sức khỏe doanh nghiệp và hơn hết là tâm lý của người mua được cải thiện đến đâu.

Ghi nhận thực tế của Báo Đầu tư Chứng khoán cho thấy, gần đây, một số chủ đầu tư ra mắt các giỏ hàng mới với lượng đặt cọc đạt trên 90%, nhưng con số này chưa thể phản ánh ngay vào kết quả kinh doanh quý III/2023 nên khả năng luân chuyển dòng tiền của doanh nghiệp sẽ còn hạn chế và điều này được thể hiện rõ nét trong mùa công bố báo cáo tài chính quý III/2023 tới đây.

b2-4840

Chờ tín hiệu rõ ràng hơn

Chia sẻ tại hội nghị trực tuyến toàn quốc Chính phủ với các địa phương diễn ra mới đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho rằng, nhu cầu bất động sản đang xuống thấp nên việc tháo gỡ các vướng mắc pháp lý dự án, điều chỉnh giá nhà… là những giải pháp có thể thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng và đầu tư lĩnh vực này, chứ không hẳn chỉ có giải pháp giảm lãi suất.

Cần lưu ý rằng, tháng 9 là một trong những tháng có giá trị đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp lớn nhất trong cả năm 2023, với khoảng 41.000 tỷ đồng trái phiếu đến hạn. Danh sách các doanh nghiệp địa ốc chậm thanh toán lãi hoặc nợ gốc trái phiếu đang kéo dài thêm khi có khoảng 70 cái tên nằm trong danh sách này tính đến ngày 24/8/2023.

Nhiều doanh nghiệp đã đàm phán thành công với chủ sở hữu trái phiếu để gia hạn thời hạn trả nợ. Tuy nhiên, về cơ bản, động thái này chỉ là chuyển từ nợ ở thời điểm này sang thời điểm khác nhằm giúp doanh nghiệp có thêm thời gian ổn định sản xuất - kinh doanh, tái cơ cấu nợ, trong khi khó khăn phía trước vẫn chất chồng.

Dẫu vậy, như phân tích của Công ty Chứng khoán VNDirect, có một sự khác biệt lớn giữa thời điểm hiện tại và cuộc khủng hoảng thị trường trước đây, đó là ở giai đoạn trước (2011-2012), thị trường trong trạng thái dư cung và lạm phát rất cao, trong khi nguồn cung sản phẩm hiện rất hạn chế và nguồn cầu tiềm năng vẫn lớn, cho nên thị trường có khả năng hồi phục nhanh hơn.

Theo ông David Jackson - Tổng giám đốc Colliers Việt Nam, về bản chất, thị trường địa ốc vẫn duy trì các nền tảng cung - cầu tốt, các chính sách pháp lý đang được điều chỉnh, cập nhật và dần hoàn thiện để phù hợp với thực tiễn. Ngoài ra, dấu hiệu hồi phục cũng bắt đầu xuất hiện, dù chưa rõ nét. Thị trường cần thêm thời gian, ít nhất là vài quý tiếp theo để bất động sản quay lại quỹ đạo phát triển.

(Theo Đầu tư Chứng khoán)

  • Cùng chuyên mục
Chuyên gia RMIT: Việt Nam có thể thu ngân sách đáng kể từ thuế đối với tiền mã hóa

Chuyên gia RMIT: Việt Nam có thể thu ngân sách đáng kể từ thuế đối với tiền mã hóa

Việt Nam đang tiến gần hơn tới việc hợp pháp hóa các giao dịch tiền mã hóa, bước quan trọng không chỉ đem đến khung pháp lý rõ ràng cho thị trường, mà còn mở ra cơ hội để tăng nguồn thu thuế.

Tài chính - 31/03/2025 14:05

BVBank chuẩn bị chào bán cổ phiếu giá 10.000 đồng/cp

BVBank chuẩn bị chào bán cổ phiếu giá 10.000 đồng/cp

BVBank chào bán 68,98 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu giá 10.000 đồng/cp. Mức giá chào bán thấp hơn giá trị sổ sách của nhà băng vào cuối 2024 là 11.153 đồng.

Tài chính - 31/03/2025 12:18

SSI trả cổ tức tiền 10 năm liền, tấn công vào lĩnh vực tài sản số

SSI trả cổ tức tiền 10 năm liền, tấn công vào lĩnh vực tài sản số

SSI đánh giá lĩnh vực tài sản số có tiềm năng lớn nên thành lập SSI Digital để đầu tư vào công ty đổi mới sáng tạo, tham gia nghiên cứu thí điểm thị trường tài sản số.

Tài chính - 30/03/2025 13:29

'VN-Index điều chỉnh là cơ hội tốt để giải ngân'

'VN-Index điều chỉnh là cơ hội tốt để giải ngân'

Ông Đinh Quang Hinh, Trưởng bộ phận vĩ mô và chiến lược thị trường VNDirect đánh giá rủi ro và tác động từ thuế quan có thể đang bị “thổi phồng” quá mức. VN-Index nếu điều chỉnh về vùng hỗ trợ quanh 1.300 điểm sẽ mở ra cơ hội giải ngân với giá vốn tốt cho mục tiêu trung, dài hạn.

Tài chính - 30/03/2025 08:20

NCB dự kiến có lãi ngay trong quý I

NCB dự kiến có lãi ngay trong quý I

Chia sẻ tại AGM năm 2025, Tổng giám đốc NCB Tạ Kiều Hưng thông tin tổng doanh thu ngân hàng quý I/2025 sẽ vượt khoảng 25% so với kế hoạch. Dự kiến NCB sẽ có lãi trên toàn bộ hệ thống ngân hàng trong quý I.

Tài chính - 29/03/2025 15:38

Ngay sau ĐHĐCĐ, Gelex Electric triển khai chia thưởng cổ phiếu tỷ lệ 20%

Ngay sau ĐHĐCĐ, Gelex Electric triển khai chia thưởng cổ phiếu tỷ lệ 20%

Ngay sau cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên, Gelex Electric đã thông qua Nghị quyết về việc phát hành 61 triệu cổ phiếu với tỷ lệ 20% để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu.

Tài chính - 29/03/2025 14:40

Cổ đông lớn sẽ hỗ trợ Novaland thanh toán nợ khi cần thiết

Cổ đông lớn sẽ hỗ trợ Novaland thanh toán nợ khi cần thiết

Cổ đông lớn đã có văn bản xác nhận tiếp tục đồng hành và hỗ trợ Novaland thanh toán nợ khi cần thiết, đảm bảo duy trì hoạt động liên tục 12 tháng tới.

Tài chính - 29/03/2025 14:40

DIC Corp hạ giá chào bán cổ phiếu cho cổ đông

DIC Corp hạ giá chào bán cổ phiếu cho cổ đông

Nhu cầu vốn đầu tư năm nay của DIC Corp là 6.690 tỷ đồng. Tập đoàn muốn chào bán 150 triệu cổ phiếu giá 12.000 đồng/cp để huy động 1.800 tỷ.

Tài chính - 29/03/2025 09:58

SJ Group đặt mục tiêu doanh thu vượt 1.200 tỷ đồng

SJ Group đặt mục tiêu doanh thu vượt 1.200 tỷ đồng

Năm 2025, SJ Group đặt mục tiêu doanh thu 1.211 tỷ đồng, tăng trưởng 87% so với cùng kỳ năm trước, còn lợi nhuận ở mức 753 tỷ đồng.

Tài chính - 28/03/2025 16:59

Thủy điện Hủa Na đặt mục tiêu lãi 185 tỷ đồng năm 2025

Thủy điện Hủa Na đặt mục tiêu lãi 185 tỷ đồng năm 2025

CTCP Thuỷ điện Hủa Na đặt kế hoạch tổng doanh thu năm 2025 đạt 828,7 tỷ đồng, tăng 3,5% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế khoảng 185,3 tỷ đồng, giảm tới 31,3% so với năm 2024.

Tài chính - 28/03/2025 15:28

Sợi Thế Kỷ kỳ vọng lợi nhuận đột biến nhờ Unitex và mùa World Cup 2026

Sợi Thế Kỷ kỳ vọng lợi nhuận đột biến nhờ Unitex và mùa World Cup 2026

Sợi Thế Kỷ đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2025 gấp 25 lần so với nền thấp 2024. Động lực đến từ nhà máy Unitex và mùa World Cup 2026.

Tài chính - 28/03/2025 14:24

Tái cấu trúc nhà đầu tư, nhanh chóng nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam

Tái cấu trúc nhà đầu tư, nhanh chóng nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam

Theo các chuyên gia, để phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam theo hướng minh bạch, chuyên nghiệp, cần tái cấu trúc nhà đầu tư, đào tạo đầu tư thông minh, nhanh chóng nâng hạng thị trường...

Tài chính - 28/03/2025 13:59

CEO GELEX ví CADIVI như 'cô gái đẹp', đang tuyển chọn đối tác chiến lược để vươn tầm thế giới

CEO GELEX ví CADIVI như 'cô gái đẹp', đang tuyển chọn đối tác chiến lược để vươn tầm thế giới

Ông Nguyễn Văn Tuấn cho biết GELEX có chủ trương tìm kiếm các đối tác chiến lược nước ngoài cho không chỉ CADIVI, mà còn là các công ty thành viên hàng đầu, nhằm phát triển bền vững và vươn tầm thế giới.

Tài chính - 28/03/2025 07:36

Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng: ‘Ngành ngân hàng cần thích ứng nhanh với sự thay đổi’

Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng: ‘Ngành ngân hàng cần thích ứng nhanh với sự thay đổi’

Trong thời gian tới, ngành ngân hàng sẽ có rất nhiều thay đổi, đặc biệt trong hoàn thiện chính sách. Do vậy các ngân cần thích ứng nhanh với sự những thay đổi này.

Tài chính - 27/03/2025 18:55

Ông Nguyễn Văn Tuấn nói về lý do rút khỏi HĐQT Gelex: 'Cổ đông lớn không nên tham gia điều hành doanh nghiệp'

Ông Nguyễn Văn Tuấn nói về lý do rút khỏi HĐQT Gelex: 'Cổ đông lớn không nên tham gia điều hành doanh nghiệp'

CEO Gelex cho biết tại các công ty tốt trên thế giới, cổ đông lớn thường không ngồi trong HĐQT hay ban điều hành. "Cổ đông lớn tham gia cũng tốt, nhưng cái không tốt cũng có thể có. Tôi nghĩ cổ đông lớn không tham gia là tốt nhất", ông nói.

Tài chính - 27/03/2025 17:58

Kết nối thanh toán xuyên biên giới bằng mã QR giữa Việt Nam và Singapore

Kết nối thanh toán xuyên biên giới bằng mã QR giữa Việt Nam và Singapore

Công ty CP Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) là đơn vị đầu mối hợp tác với Công ty mạng lưới chuyển tiền điện tử Singapore (NETS) triển khai dịch vụ thanh toán xuyên biên giới qua mã QR giữa Việt Nam và Singapore.

Tài chính - 27/03/2025 17:35