Áp lực bán gia tăng, VN-Index giảm mạnh hơn 10 điểm

Nhàđầutư
Áp lực bán chững lại ở nhóm vốn hóa lớn cùng động thái hồi phục của nhóm vốn hóa vừa và nhỏ vào cuối phiên đã giúp thị trường thu hẹp đà giảm. Chốt phiên 21/9, VN-Index mất 10,64 điểm xuống 1.339,84 điểm.
NHẬT HUỲNH
21, Tháng 09, 2021 | 15:39

Nhàđầutư
Áp lực bán chững lại ở nhóm vốn hóa lớn cùng động thái hồi phục của nhóm vốn hóa vừa và nhỏ vào cuối phiên đã giúp thị trường thu hẹp đà giảm. Chốt phiên 21/9, VN-Index mất 10,64 điểm xuống 1.339,84 điểm.

chung-khoan-1

Ảnh Internet

Chứng khoán trong nước chịu tác động khá tiêu cực từ các thị trường lớn trên thế giới, khi tâm điểm về nguy cơ vỡ nợ của Tập đoàn bất động sản Evergrande của Trung Quốc có khả năng gây cú sập đối với thị trường tài chính toàn cầu.

Theo đó, mở cửa sáng nay (21/9), VN-Index đã giảm mạnh về dưới 1.335 điểm, tương đương mất 15 điểm. Đà giảm tiếp tục được nới rộng và có thời điểm VN-Index bốc hơi hơn 25 điểm, tuy nhiên đà giảm có phần thu hẹp vào đầu phiên chiều với nhịp hồi nhẹ của nhóm vốn hóa vừa và lớn.

Chốt phiên 21/9, VN-Index giảm 10,64 điểm xuống 1.339,84 điểm. Thanh khoản đạt 859,6 triệu đơn vị, tương đương tổng GTGD 23.432 tỷ đồng. Sắc đỏ trội hơn với 275 mã giảm và 136 mã tăng điểm. Trong đó, các mã như VHM, VIC, VCB giảm sâu và gây áp lực lên VN-Index, riêng cổ phiếu VHM giảm 3% làm chỉ số mất 2,69 điểm. Ở chiều ngược lại, đà tăng của DGC, VIB, BVH góp phần giúp thị trường thu hẹp đà giảm.

Nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ ghi nhận sự hồi phục khá tốt về cuối phiên khi chỉ số VNSmallcap tăng 7,83 điểm, còn VNMidcap tăng 1,32 điểm. Trong khi đó VN30 giảm đến 12,44 điểm xuống 1.446,2 điểm với 4 mã tăng và 25 mã giảm, GTGD là hơn 9.059 tỷ đồng, bằng 38,6% so với thanh khoản HOSE. HNX-Index tăng nhẹ 0,1 điểm lên 358,98 điểm còn UPCOM giảm 0,69 điểm xuống 96,77 điểm.

Về diễn biến theo các nhóm ngành, sắc đỏ trùm lên thị trường với áp lực bán mạnh nhất tại hai nhóm bất động sản và ngân hàng.

Cụ thể, tại nhóm ngân hàng, ngoại trừ VIB, VCB tăng điểm và KLB kết phiên tại mức giá tham chiếu thì tất cả các mã còn lại đều giảm điểm, các mã giảm mạnh có thể kể đến như VCB (-1,61%), SHB (-1,85%), CTG (-1,1%), BVB (-2,35%),…

Tương tự, ở nhóm bất động sản ngoài VHM giảm 3% gây áp lực lên chỉ số thì còn một số mã khác đỏ lửa như VRE giảm 3,07%, VIC giảm 1,27%, VRG giảm 1,71%, KHG giảm 1,32%,…

Trong khi đó, nhóm cổ phiếu than ghi nhận sự hồi phục và bứt phá với loạt mã tăng trần là TC6, THT, MDC, TDN, NBC và TVD. Bên cạnh đó, HLC tăng 9,44%, TMB tăng 5,5%.

Về phần mình, bất chấp biến động tiêu cực của thị trường chung, các cổ phiếu thuộc "hệ sinh thái Louis" vẫn đua nhau bứt phá. Trong đó, TDH, VKC vẫn được kéo lên mức giá trần còn SMT tăng 2,33%, DDV tăng 2,39%. 

Về giao dịch của NĐTNN, sau phiên mua ròng 56,33 tỷ đồng vào phiên hôm qua, khối ngoại đã quay đầu đẩy mạnh bán ròng với giá trị hơn 440 tỷ đồng trên HOSE trong phiên 21/9, tập trung bán FUEVFVND (-162,3 tỷ đồng), HPG (-97,1 tỷ đồng), VIC (-92,7 tỷ đồng),…Ở chiều ngược lại, NĐTNN mua ròng VHM (+86,9 tỷ đồng), VNM (+74,3 tỷ đồng), HSG (+35,7 tỷ đồng)...

Trên TTCK Phái sinh, nhà đầu tư cũng duy trì tâm lý khá thận trọng khi ngoại trừ VN30F2203 đứng yên tại mức giá tham chiếu thì 3 HĐTL còn lại kết phiên với basis âm từ 11 đến 12 điểm.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26797.00 26905.00 28111.00
GBP 31196.00 31384.00 32369.00
HKD 3185.00 3198.00 3303.00
CHF 27497.00 27607.00 28478.00
JPY 161.56 162.21 169.75
AUD 16496.00 16562.00 17072.00
SGD 18454.00 18528.00 19086.00
THB 673.00 676.00 704.00
CAD 18212.00 18285.00 18832.00
NZD   15003.00 15512.00
KRW   17.91 19.60
DKK   3598.00 3733.00
SEK   2304.00 2394.00
NOK   2295.00 2386.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ