Khủng hoảng tài chính toàn cầu: Lịch sử liệu có lặp lại?
Thế giới đã trải qua 5 cuộc khủng hoảng tài chính tàn khốc nhất. Giờ đây, trước những ảnh hưởng của đại dịch, sự bất ổn ở các nền kinh tế lớn như Mỹ, nhiều chuyên gia đang lo sợ về một kịch bản tương tự với những hệ lụy vô cùng nghiêm trọng.
5 cuộc khủng hoảng làm chấn động thế giới
Một trong những sự kiện 'u ám' sớm nhất của tài chính toàn cầu chính là cuộc khủng hoảng tín dụng vào năm 1772. Cuộc khủng hoảng này bắt nguồn từ London và nhanh chóng lan sang phần còn lại của châu Âu.
Vào giữa những năm 1760, Đế quốc Anh trở nên vô cùng giàu có nhờ khối lượng tài sản từ các nước thuộc địa và hoạt động thương mại. Điều này tạo ra một làn sóng lạc quan quá mức, dẫn đến thời kỳ mở rộng tín dụng nhanh chóng của nhiều ngân hàng Anh.
Nhưng sự quá độ này đã kết thúc đột ngột vào ngày 8/6/1772, khi Alexander Fordyce, một trong những đối tác của các ngân hàng Anh Neal, James, Fordyce, and Down, đã bỏ trốn sang Pháp nhằm thoát nợ. Tin tức nhanh chóng lan truyền và gây ra sự khủng hoảng tột độ tại ngân hàng ở Anh, khi các chủ nợ bắt đầu xếp hàng dài yêu cầu rút tiền mặt ngay lập tức.
Cuộc khủng hoảng sau đó nhanh chóng lan sang Scotland, Hà Lan, các khu vực khác của châu Âu và các thuộc địa của Anh - Mỹ. Các nhà sử học đã tuyên bố rằng hậu quả kinh tế của cuộc khủng hoảng này là một trong những yếu tố then chốt làm bùng bổ cuộc biểu tình Tiệc trà Boston và Cách mạng Mỹ.
Tiếp theo đó phải kể đến thảm họa tài chính và kinh tế tồi tệ nhất của thế kỷ 20 (Đại khủng hoảng 1929 – 1939). Nhiều người tin rằng Đại khủng hoảng được châm ngòi bởi bởi vụ sụp đổ ở Phố Wall năm 1929, và sau đó trở nên trầm trọng hơn bởi các quyết sách tồi tệ của chính phủ Mỹ.
Khủng hoảng kéo dài gần 10 năm và dẫn đến thất thoát một lượng thu nhập khổng lồ, tỷ lệ thất nghiệp kỷ lục và đầu ra sản xuất giảm đáng kể, đặc biệt là ở các quốc gia công nghiệp hóa. Tại Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp đạt gần 25% vào lúc đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng năm 1933.
Vào năm 1973, thế giới tiếp tục ghi nhận một cuộc khủng hoảng dầu mỏ. Sự kiện này bắt đầu khi các nước thành viên của OPEC quyết định trả đũa Mỹ nhằm đáp trả việc cung cấp vũ khí cho Israel trong Chiến tranh Ả Rập - Israel lần thứ tư.
Các nước OPEC tuyên bố cấm vận dầu mỏ, đột ngột ngừng xuất khẩu dầu sang Mỹ và đồng minh của Mỹ. Điều này gây ra tình trạng thiếu hụt lượng lớn dầu và giá dầu tăng đột biến, dẫn đến khủng hoảng kinh tế ở Mỹ và nhiều nước phát triển khác.
Điều độc đáo về cuộc khủng hoảng sau đó là sự xuất hiện "đúng thời điểm" của lạm phát cực cao (nguyên nhân là do sự tăng vọt của giá năng lượng) và sự đình trệ kinh tế (do khủng hoảng kinh tế). Do đó, các nhà kinh tế đã đặt tên cho kỷ nguyên là thời kỳ "stagflation", (thuật ngữ chỉ sự trì trệ kết hợp với lạm phát), và phải mất vài năm để sản lượng phục hồi và tỷ lệ lạm phát giảm xuống mức trước đó.
Tại châu Á, vào năm 1997, một cuộc khủng hoảng tài chính tàn khốc đã xảy ra. Sự kiện này bắt nguồn từ Thái Lan vào năm 1997, sau đó đã nhanh chóng lan sang phần còn lại của Đông Á và các đối tác thương mại.
Dòng vốn đầu cơ từ các nước phát triển đổ vào các nền kinh tế Đông Á như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, Hồng Kông và Hàn Quốc (được coi là con hổ châu Á) đã tạo ra một kỷ nguyên lạc quan quá độ dẫn đến tình trạng quá mức tín dụng và tích lũy nợ lớn tại các nền kinh tế.
Vào tháng 7/1997, chính phủ Thái Lan đã phải từ bỏ tỷ giá hối đoái cố định so với đồng USD đã có từ trước đó rất lâu, với lý do thiếu nguồn lực ngoại tệ. Điều này đã khơi nguồn cho làn sóng hoảng loạn trên khắp thị trường tài chính châu Á và nhanh chóng dẫn đến sự đảo ngược dòng đầu tư hàng tỷ USD từ nước ngoài.
Khi sự hoảng loạn bùng phát trên thị trường và các nhà đầu tư cảnh giác trước những vụ phá sản có thể xảy ra của các chính phủ Đông Á, nỗi lo về một cuộc khủng hoảng tài chính trên toàn thế giới bắt đầu lan rộng. Phải mất nhiều năm để mọi thứ trở lại bình thường. IMF cũng đã phải can thiệp để tạo ra các gói cứu trợ cho các nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề nhất nhằm giúp các nước này thoát khỏi tình trạng vỡ nợ.
Và cuối cùng, cuộc khủng hoảng tài chính 'đắt đỏ nhất' lịch sử (tính đến trước thời điểm xảy ra đại dịch) cũng đã xảy ra vào năm 2008. Điều này đã gây ra cuộc Đại suy thoái, cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng nhất kể từ Đại khủng hoảng và nó đã tàn phá thị trường tài chính trên toàn thế giới.
Bị kích động bởi sự sụp đổ của bong bóng nhà đất ở Mỹ, cuộc khủng hoảng đã dẫn đến sự sụp đổ của Lehman Brothers (một trong những ngân hàng đầu tư lớn nhất thế giới), đưa nhiều tổ chức tài chính và doanh nghiệp quan trọng đến bờ vực sụp đổ, buộc Chính phủ phải giải cứu với những tiền lệ chưa từng có. Hệ quả là mất gần một thập kỷ để mọi thứ trở lại bình thường, nhưng trước đó nó đã kịp xóa sạch hàng triệu việc làm và hàng tỷ USD thu nhập trong vỏn vẹn hơn một năm.
Lịch sử liệu có lặp lại?
Theo IMF, cuộc khủng hoảng COVID-19 chắc chắn sẽ để lại những vết hằn sâu cho nền kinh tế toàn cầu. IMF cũng dự báo năm nay sẽ là đợt suy thoái tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại khủng hoảng những năm 1930 và Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 không là gì so với hiện tại.
Theo ước tính của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), thiệt hại do COVID-19 lên tới hàng chục nghìn tỷ USD tính đến năm 2025.
Những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 khiến thị trường tài chính toàn cầu đối mặt nhiều rủi ro, thị trường dầu mỏ, giá vàng, đồng USD, biến động thất thường…, qua đó gây ra những thách vô cùng lớn cho nền kinh tế thế giới.
Mặc dù đại dịch COVID-19 đang dần được khống chế bởi kế hoạch tiêm vaccine đang được triển khai trên phạm vi toàn cầu và các tổ chức quốc tế đều dự báo kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng dương trở lại trong năm 2021, nhưng rủi ro tiềm ẩn vẫn rất lớn. IMF cảnh báo, vaccine và liệu pháp điều trị có thể đẩy nhanh tốc độ phục hồi kinh tế, nhưng cũng có thể trở nên tồi tệ hơn, đặc biệt nếu có sự gia tăng đáng kể các ca lây nhiễm mới. Ngoài ra, còn có nhiều rủi ro khác như căng thẳng địa chính trị, xung đột thương mại, thiên tai, những thay đổi về điều kiện tài chính…
IMF cũng cảnh báo sự phục hồi kinh tế sẽ không đồng đều giữa các quốc gia và đại dịch có khả năng dẫn đến những thay đổi lâu dài trong nền kinh tế thế giới.
Một điều hết sức lo ngại là để đối phó với tác động xấu do COVID-19, các nước đã đồng loạt tung ra các gói kích thích cùng nhiều biện pháp tiền tệ và cho vay khẩn cấp để giải cứu nền kinh tế. Tổng trị giá các gói hỗ trợ của Mỹ hay Nhật Bản thậm chí lên tới 20% GDP.
Khả năng đổ vỡ tài chính đối với các ngân hàng và tổ chức tài chính do biện pháp kích thích khổng lồ là rất lớn, đặc biệt là ở Mỹ và châu Âu. Các chuyên gia phân tích tài chính cho rằng nguy cơ gián đoạn tài chính ngày càng gia tăng bắt nguồn từ việc định giá quá cao tài sản và mức nợ công gia tăng do các biện pháp kích thích chính sách tiền tệ và tài khóa. Điều này đã từng xảy ra trong các cuộc khủng hoảng tài chính trong quá khứ.
Mới đây, cố vấn kinh tế cấp cao của Ngân hàng Ngoại thương Pháp,giáo sư Patrick Artus, cho biết rằng, nền kinh tế Mỹ đang phải đối mặt với nguy cơ khủng hoảng tài chính nặng nề. Điều này rất có thể sẽ kéo theo cuộc khủng hoảng kinh tế trên toàn thế giới.
Ông Patrick Artus cho biết, hiện tại, các khoản nợ khổng lồ của Mỹ với giá trị lên tới 28 nghìn tỷ USD có thể là nhân tố tác động tiêu cực đến quá trình phục hồi kinh tế của nước này.
Bên cạnh đó, cùng với việc các gói kích thích kinh tế do Chính phủ Mỹ ban hành dần giảm tác dụng, các chỉ số kinh tế, việc làm của Mỹ cũng sẽ theo đó mà bị sụt giảm. Theo các nhà phân tích thị trường, sự phục hồi kinh tế của Mỹ có thể đã đạt đến đỉnh điểm.
Ngoài ra, việc phát hành quá mức đồng USD và các chính sách tài chính lỏng lẻo của Chính phủ các nước Nhật Bản, khối EU, Anh… cũng đã làm gia tăng lạm phát toàn cầu, từ đó có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.
Một yếu tố đáng chú ý khác là việc Chính phủ Mỹ "quá tay" phát hành đồng USD đã liên tục đẩy giá bất động sản và chứng khoán toàn cầu tăng cao. Hiện tại, thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản Mỹ đang ở trong tình trạng "ổn định giả", một khi bong bóng của thị trường chứng khoán, bất động sản vỡ, hai thị trường này sẽ điều chỉnh giá rơi xuống mức thấp phù hợp, thậm chí khả năng xảy ra khủng hoảng tài chính cũng rất cao.
- Cùng chuyên mục
Dòng tiền phân hóa mạnh, cổ phiếu logistics nổi sóng
Trong khi nhóm ngân hàng giao dịch kém tích cực và gia tăng sức ép lên thị trường chung, thì các cổ phiếu công nghệ và logistics nổi sóng lớn trong phiên 11/11.
Tài chính - 11/11/2024 15:26
Tín dụng tăng hơn 146.500 tỷ đồng trong tháng 10
Đến ngày 31/10/2024, tín dụng tăng 10,08% so với cuối năm 2023 và tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nếu so sánh với cuối tháng 9, tín dụng đã tăng 1,08% trong tháng 10, tương ứng tăng hơn 146.500 tỷ đồng.
Tài chính - 11/11/2024 07:40
Gói kích thích kinh tế vĩ mô lớn của Trung Quốc và những tác động tới Việt Nam
Với vai trò là đối tác chiến lược toàn diện và là đối tác lớn thứ hai của Trung Quốc trong khối ASEAN, nền kinh tế Việt Nam sẽ có những tác động nhất định từ gói kích thích kinh tế của Trung Quốc.
Tài chính - 11/11/2024 07:00
Những thương vụ nội bộ của hệ sinh thái Kiến Á
Không dừng lại ở vai trò chủ đầu tư/nhà phát triển dự án, sợi dây liên hệ giữa nhóm Vĩnh Phú và Kiến Á còn thể hiện ở loạt giao dịch chuyển nhượng cổ phần, hợp đồng hợp tác đầu tư, góp vốn…
Tài chính - 11/11/2024 07:00
Trái chiều lợi nhuận doanh nghiệp ngành nước miền Trung
Lợi nhuận doanh nghiệp ngành nước ở miền Trung ghi nhận sự phân hóa trong quý III/2024, trong đó có không ít doanh nghiệp đã về đích lợi nhuận chỉ sau 9 tháng đầu năm 2024.
Tài chính - 10/11/2024 09:40
Minh bạch thông tin là điều kiện then chốt để giữ vững niềm tin trên thị trường chứng khoán
Việc công bố thông tin và minh bạch hoạt động của doanh nghiệp là điều kiện then chốt để duy trì niềm tin thị trường, góp phần vào sự vận hành thị trường hiệu quả, công bằng và phát triển bền vững
Tài chính - 09/11/2024 13:44
Doanh nghiệp bất động sản từng bước mua lại trái phiếu
Hoạt động phát hành và mua lại trái phiếu trước hạn đang diễn ra sôi động, tập trung vào nhóm bất động sản.
Tài chính - 09/11/2024 13:39
Ngành ngân hàng Mỹ hưởng lợi sau bầu cử?
Ngành ngân hàng Mỹ được dự đoán sẽ hưởng lợi lớn khi cựu Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng.
Tài chính - 09/11/2024 13:38
Lãnh đạo VSDC: Cơ chế CCP mới là giải pháp căn cơ xử lý 'nút thắt' Prefunding
Thông tư 68 là giải pháp kỹ thuật xử lý vấn đề Prefunding cho khối ngoại. Tuy nhiên cơ chế CCP (mô hình thanh toán, bù trừ) mới là yếu tố căn cơ để giải quyết vấn đề này.
Tài chính - 09/11/2024 13:37
Yến sào Khánh Hòa điều chỉnh giảm lợi nhuận năm 2024 do bão Yagi
Yến sào Khánh Hòa muốn điều chỉnh giảm kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024 do suy thoái kinh tế, lạm phát tăng cao, vấn nạn hàng giả, hàng nhái và tình hình kinh doanh khó khăn do ảnh hưởng của bão Yagi.
Tài chính - 09/11/2024 06:30
3 ngân hàng nằm trong Top 10 Bảng xếp hạng VNR500
Agribank, BIDV và Vietinbank là 3 ngân hàng nằm trong Top 10 Bảng xếp hạng VNR500 năm 2024. Trong Top 10 Bảng xếp hạng VNR500 năm 2024 đối với doanh nghiệp tư nhân cũng chỉ có 3 ngân hàng là VPBank, Techcombank và Sacombank.
Tài chính - 08/11/2024 16:20
Cổ phiếu công nghệ viễn thông ngược dòng tăng mạnh
Điểm sáng thị trường phiên 8/11 là nhóm cổ phiếu công nghệ viễn thông khi hầu như đều tăng mạnh như ABC, MFS, ICT tăng trần, VTK tăng 13,4%, ONE tăng 7,4%,…
Tài chính - 08/11/2024 16:18
Phó Thống đốc Đào Minh Tú: Chính sách ưu đãi không chỉ từ vốn tín dụng
Ngân hàng Nhà nước đã và đang triển khai cơ chế tín dụng ưu đãi đối với chương trình 1 triệu ha lúa chất lượng cao và mong muốn những chính sách khác được triển khai một cách đồng bộ để tạo ra hiệu ứng tốt hơn.
Tài chính - 08/11/2024 16:10
Giá vàng trong nước tăng trở lại
Giá vàng trong nước tăng trở lại sau khi giá vàng thế giới bật tăng mạnh, vượt ngưỡng 2.700 USD/ounce.
Tài chính - 08/11/2024 09:54
Fed giảm lãi suất lần thứ 2 liên tiếp
Đúng như dự báo của thị trường, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) giảm lãi suất lần thứ hai trong năm nay, với mức 25 điểm cơ bản (0,25%).
Tài chính - 08/11/2024 08:46
Đại gia Phan Thành Muôn vừa bị khởi tố là ai?
Ông Phan Thành Muôn được cơ quan điều tra xác định là Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn đầu tư Khoáng sản Hưng Thịnh - một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoáng sản với vốn điều lệ 900 tỷ đồng.
Tài chính - 08/11/2024 07:00
- Đọc nhiều
-
1
Thanh Hóa tìm nhà thầu thi công 1,58km đường hơn 800 tỷ
-
2
Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp 'nổi sóng' đâu chỉ vì hiệu ứng Donald Trump
-
3
Đại gia Phan Thành Muôn vừa bị khởi tố là ai?
-
4
Fed giảm lãi suất lần thứ 2 liên tiếp
-
5
[Café Cuối tuần] Luật Kiểm soát sự ảnh hưởng của người nổi tiếng, tại sao không?
Đáng đọc
- Đáng đọc
Đại gia Rolls Royce Ninh Bình vừa bị khởi tố là ai?
Tài chính - Update 1 week ago
Đại gia Nguyễn Cao Trí 'thao túng' cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ ra sao?
Pháp luật - Update 1 week ago
Doanh nghiệp Việt 'lội ngược dòng' nhờ thương mại điện tử
Thị trường - Update 1 week ago
Đằng sau mức định giá tỷ đô của Sacombank tại một dự án nghỉ dưỡng
Tài chính - Update 4 day ago