Khủng hoảng về chất bán dẫn, Toyota vẫn duy trì đà tăng sản lượng 11 tháng liên tiếp

Nhàđầutư
Toyota Motor cho biết sản lượng toàn cầu của họ đã tăng 11,9% trong tháng 7 so với một năm trước đó, nhưng tốc độ đang chậm lại do đại dịch COVID-19 và tình trạng thiếu chất bán dẫn toàn cầu.
TRẦN VÕ
31, Tháng 08, 2021 | 12:22

Nhàđầutư
Toyota Motor cho biết sản lượng toàn cầu của họ đã tăng 11,9% trong tháng 7 so với một năm trước đó, nhưng tốc độ đang chậm lại do đại dịch COVID-19 và tình trạng thiếu chất bán dẫn toàn cầu.

Toyota

Khủng hoảng về chất bán dẫn, Toyota vẫn duy trì đà tăng sản lượng 11 tháng liên tiếp.  Ảnh: Yonhap.

Sản lượng của Toyota đã tăng trong tháng thứ 11 liên tiếp nhưng tốc độ tăng thấp hơn nhiều so với mức tăng 41,2% trong tháng 6. Nhà sản xuất ô tô hàng đầu Nhật Bản đang kỳ vọng sẽ cắt giảm sản lượng do khó bảo đảm linh kiện trong bối cảnh các ca nhiễm COVID-19 gia tăng ở Đông Nam Á, nơi có nhiều nhà cung cấp của họ.

Toyota cho biết họ dự kiến ​​sản lượng toàn cầu trong tháng 9 sẽ giảm 40%, tương đương khoảng 360.000 chiếc so với kế hoạch ban đầu.

Trong kỳ, sản lượng ở nước ngoài của hãng tăng 6,1% lên 463.997 chiếc, trong đó sản lượng ở Trung Quốc và các nước châu Á khác tăng 9,1%.

Tác động của cuộc khủng hoảng chip đã được cảm nhận ở Bắc Mỹ, nơi sản lượng của Toyota giảm 2,4%. Tại Nhật Bản, hãng đã sản xuất được 309.138 chiếc, tăng 21,8%.

Đặc biệt, Toyota trên toàn cầu đã bán được 858.569 chiếc, mức tăng trong tháng thứ 11 liên tiếp và là con số lớn nhất trong tháng 7, nhờ sự phục hồi của nhu cầu ô tô tại các thị trường nước ngoài quan trọng.

Toyota cho biết nhu cầu mạnh mẽ đối với mẫu xe thể thao đa dụng RAV4 đã giúp thúc đẩy doanh số bán hàng ở Bắc Mỹ.

Doanh số bán hàng trong nước của hãng, bao gồm cả xe mini có động cơ lên ​​đến 660 cc, đạt 139.807 chiếc, tăng 9,4%, do nhu cầu mạnh mẽ đối với xe nhỏ gọn Yaris và Roomy minicar.

Đầu tuần này, một nhà cung cấp lớn của Toyota đã nhận định rằng, các chất bán dẫn quan trọng cho ô tô và máy móc công nghiệp có thể sẽ vẫn thiếu nguồn cung ít nhất là trong suốt năm tới, làm tăng thêm những cảnh báo đáng ngại về sự sụt giảm tiếp tục từ cuộc khủng hoảng chip toàn cầu.

Các công ty cùng ngành như Infineon Technologies AG cũng cảnh báo rằng các cuộc khủng hoảng trong chuỗi cung ứng có thể sẽ kéo dài lâu hơn nhiều so với dự đoán trước đây.

Thời gian giao hàng chip đã vượt quá 20 tuần, do biến thể COVID-19 delta làm phức tạp các nỗ lực nối lại các hoạt động bình thường từ Nhật Bản đến Đông Nam Á.

Tình trạng thiếu hụt nguyên liệu và linh kiện, cộng với việc xe lửa, tàu thủy và máy bay bị kẹt, đã buộc các nhà sản xuất ô tô toàn cầu phải cắt giảm hoặc tạm ngừng sản xuất trong những tuần gần đây.

Trong khi đó, IHS Markit cũng dự đoán rằng, nguồn cung chip trên toàn cầu sẽ tiếp tục không ổn định ít nhất cho tới quý II năm tới và sự phục hồi được dự báo sẽ diễn ra trong nửa sau của 2022.

IHS nhận định cuộc khủng hoảng chip bán dẫn trên toàn cầu có thể khiến sản lượng ô tô toàn cầu tụt giảm từ 6,3 đến 7,1 triệu xe các loại trong năm nay, chưa tính đến các đợt công bố cắt giảm mới nhất của Toyota. Chỉ tính trong quý III, đã có tới 2,1 triệu xe ô tô không được sản xuất vì tình trạng thiếu chip bán dẫn.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26777.00 26885.00 28090.00
GBP 31177.00 31365.00 32350.00
HKD 3185.00 3198.00 3304.00
CHF 27495.00 27605.00 28476.00
JPY 161.96 162.61 170.17
AUD 16468.00 16534.00 17043.00
SGD 18463.00 18537.00 19095.00
THB 674.00 677.00 705.00
CAD 18207.00 18280.00 18826.00
NZD 0000000 15007.00 15516.00
KRW 0000000 17.91 19.60
       
       
       

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ