Ai đang sở hữu công ty Sông Mã?

Nhàđầutư
Sau cổ phần hóa, Công ty Anh Phát của ông Trịnh Xuân Nghiệm sở hữu 87,51% vốn điều lệ của Công ty Sông Mã. Tuy nhiên, cuối năm 2017, Công ty Anh Phát đã bất ngờ thoái sạch vốn tại Sông Mã.
THỦY TIÊN
21, Tháng 05, 2018 | 09:05

Nhàđầutư
Sau cổ phần hóa, Công ty Anh Phát của ông Trịnh Xuân Nghiệm sở hữu 87,51% vốn điều lệ của Công ty Sông Mã. Tuy nhiên, cuối năm 2017, Công ty Anh Phát đã bất ngờ thoái sạch vốn tại Sông Mã.

Công ty cổ phần Sông Mã (Công ty Sông Mã) tiền thân là Công ty TNHH MTV Sông Mã. Thánh 5/2015, doanh nghiệp này cổ phần hóa thành công và đổi tên thành Công ty Sông Mã như hiện tại.

Khi cổ phần hóa, Công ty Sông Mã được xác định giá trị bằng 35 tỷ đồng vốn điều lệ. Và Tổng công ty đầu tư xây dựng và thương mại Anh Phát (Công ty Anh Phát) của ông Trịnh Xuân Nghiệm đã mua lại 87,51% vốn điều lệ (tương đương 30,627 tỷ đồng). Nhà nước khi đó sở hữu 11,29% vốn điều lệ và do ông Lê Khắc Luận – Phó trưởng phòng Tài chính doanh nghiệp và chính sách kinh tế (thuộc Sở Tài chính Thanh Hóa) làm đại diện.

Điều đáng nói, trước khi cổ phần hóa Công ty Sông Mã được tỉnh Thanh Hóa giao làm hàng chục dự án bất động sản ở những vị trí đắc địa tại TP. Thanh Hóa. Song, doanh nghiệp này lại chỉ được định giá 35 tỷ đồng (!?).

song-ma

Dự án Trung tâm Văn hóa – Thể thao Trường Thi đang phục vụ ai?

Sau cổ phần hóa, Công ty Sông Mã dính vào một số vụ lùm xùm như cho Bí thư TP. Thanh Hóa Nguyễn Xuân Phi “mượn” xe để dùng làm phương tiện đi lại.

Ngoài ra, trong khi còn nợ ngân hàng, nợ bảo hiểm xã hội, Công ty Sông Mã lại “chơi trội” bằng việc đầu tư hàng chục tỷ đồng vào dự án Trung tâm Văn hóa – Thể thao Trường Thi (phường Trường Thi – TP. Thanh Hóa) – một dự án không vì lợi nhuận?

Sau đó, nhiều hạng mục công trình như sân đá bóng, sân tennis, quầy giải khát, nhà trưng bày và giới thiệu hoa cây cảnh, nhà nghỉ chân, đất trồng cỏ, khuôn viên cây xanh, lối đi dạo... được xây dựng tại dự án này. Điều đáng nói, người dân không được “bén mảng” vào bên trong dự án, bởi công trình này không nhằm phục vụ người dân.

Việc Công ty Anh Phát mua lại Sông Mã có lẽ rất bình thường, bởi khi cổ phần hóa Công ty Sông Mã sở hữu rất nhiều bất động sản tại Thanh Hóa.

Còn Công ty Anh Phát của ông Trịnh Xuân Nghiệm là doanh nghiệp “tai to mặt lớn” ở đất Xứ Thanh này. Công ty của ông Nghiệm cũng sở hữu rất nhiều dự án đất vàng TP. Thanh Hóa. Vì vậy, việc thâu tóm Công ty Sông Mã sẽ giúp Công ty Anh Phát sở hữu nhiều quỹ đất hơn.

Thế nhưng, năm 2017, Công ty Anh Phát bất ngờ thoái sạch vốn tại Sông Mã. Đồng thời, ông Lê Văn Tám – Phó tổng giám đốc được bổ nhiệm làm người đại diện pháp luật kiêm Tổng giám đốc.

Ngoài Công ty Sông Mã, ông Lê Văn Tám còn là đại diện pháp luật của Công ty cổ phần thương mại Tiến Tài và Công ty cổ phần xây dựng và dịch vụ thương mại Tân Tiến.

Công ty Anh Phát của ai? 

Công ty Anh Phát được thành lập từ tháng 6/2005 với tên gọi ban đầu là Công ty TNHH Anh Phát với vốn điều lệ 130 tỷ đồng. Đến tháng 4/2016, công ty Anh Phát đã nâng vốn lên thành 500 tỷ đồng. Trong đó, ông Trịnh Xuân Nghiệm góp 350 tỷ đồng, bà Đào Ngọc Dung (vợ ông Nghiệm) góp 100 tỷ đồng còn ông Trịnh Văn Hiệu góp 50 tỷ đồng. 

Công ty Anh Phát được biết đến như “ông trùm” thâu tóm dự án ở Thanh Hóa với khả năng “xin gì được nấy”. Từ dự án cây xăng dầu, khai thác khoáng sản, dự án bất động sản thâu tóm đất vàng, khách sạn… cho đến hàng loạt dự án tại Khu Kinh tế Nghi Sơn. Đáng nói nhất là dự án cung cấp nước tại Khu Kinh tế Nghi Sơn trái với chỉ đạo của Thủ tướng gây bão dư luận năm 2016.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ