Doanh nghiệp anh em họ Trịnh “chây ì” khoản nợ 9 tỷ đồng

Nhàđầutư
Từng là sếp ở PVC-TH, anh em ông Trịnh xuân Nghiệm có lẽ thừa hiểu tình cảnh bi đát tại đây. Thế nhưng, khi rời PVC-TH về làm công ty gia đình với vốn điều lệ 500 tỷ đồng, anh em họ Trịnh vẫn “chây ì” món nợ vài tỷ đồng tại PVC-TH.
THUỶ TIÊN
04, Tháng 09, 2017 | 11:11

Nhàđầutư
Từng là sếp ở PVC-TH, anh em ông Trịnh xuân Nghiệm có lẽ thừa hiểu tình cảnh bi đát tại đây. Thế nhưng, khi rời PVC-TH về làm công ty gia đình với vốn điều lệ 500 tỷ đồng, anh em họ Trịnh vẫn “chây ì” món nợ vài tỷ đồng tại PVC-TH.

Mối lương duyên PVC-TH và Công ty Anh Phát

Công ty cổ phần Đầu tư Xây lắp Dầu khí Thanh Hóa (PVC-TH) là một trong những “cục nợ” lớn của Tổng công ty Xây lắp Dầu khí (PVC). Doanh nghiệp này tính tới cuối năm 2014 ghi nhận lỗ lũy kế 91 tỷ đồng, gần bằng một nửa vốn điều lệ (210 tỷ đồng). “Tên tuổi” của PVC-TH gắn liền với dự án Khách sạn Lam Kinh đầy tai tiếng và các khoản tạm ứng, trả trước khách hàng trái quy định.

Ngay sau khi ông Trịnh Xuân Thanh về Bộ Công Thương một thời gian ngắn, ban lãnh đạo mới của PVC đã có một báo cáo rất chi tiết liên quan đến làm rõ trách nhiệm cá nhân và tập thể liên quan đến thực hiện quản lý tài chính rất lỏng lẻo tại nhiều đơn vị thành viên thuộc tổng công ty này.

Trong đó, PVC-TH được xác định là có những khoản tạm ứng vượt hợp đồng hàng chục tỷ đồng cùng những khoản nợ khó đòi nhiều tỷ đồng. Cụ thể, công ty này đã thanh toán trước và thanh toán thừa cả trăm tỷ đồng cho nhiều khách hàng như Công ty CP khoáng sản xây dựng phụ gia xi măng Thanh Hóa (16,35 tỷ đồng).

Một số khoản tạm ứng cho các cá nhân ở Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Thanh Hóa cũng được phát hiện có nội dung không rõ ràng. Trong đó nhiều nhất là khoản tạm ứng cho Ban quản lý các dự án PVC-TH tại Nghi Sơn có số dư lên tới hơn 12,7 tỷ đồng và đến hết tháng 6/2013 vẫn không được hoàn trả và sau đó bị xếp vào diện nợ khó đòi.

Hay đáng kể nhất là trường hợp của Tổng công ty Đầu tư và Xây dựng thương mại Anh Phát (công ty Anh Phát) của anh em ông Trịnh Văn Hiệu và Trịnh Xuân Nghiệm được PVC-TH tạm ứng quá và thanh toán cả phần giữ lại chờ quyết toán lên tới hơn 87,9 tỷ đồng. Cuộc kiểm tra về sau của ban lãnh đạo mới của PVC xác định riêng trong tháng 9/2010 phần thanh toán và tạm ứng vượt hợp đồng cho công ty Anh Phát lên tới hơn 62,2 tỷ đồng.

Không chỉ dừng lại ở việc PVC-TH thanh toán và tạm ứng vượt hợp đồng cho công ty Anh Phát, “mối lương duyên” của hai doanh nghiệp này càng sâu sắc khi anh em họ Trịnh tham gia vào đội ngũ lãnh đạo PVC-TH trong năm 2012. Cụ thể, ông Trịnh Xuân Nghiệm được bầu làm thành viên HĐQT và ông Trịnh Văn Hiệu làm Trưởng Ban kiểm soát.

cong ty anh phat

 Trụ sở công ty Anh Phát

Việc hai anh em họ Trịnh cùng lúc nắm giữ các chức vụ quan trọng tại PVC-TH đã bị “lời ra tiếng vào”. Bởi vậy, chỉ vài tháng sau đó, ông Trịnh Văn Hiệu đã rút khỏi PVC-TH để chuyên tâm lo cho công ty Anh Phát của gia đình. Còn ông Trịnh Xuân Nghiệm rời khỏi đây vào đầu năm 2013.

Cũng trong thời gian này, PVC-TH gặp khủng hoảng nên không thể thực hiện dự án Xây dựng hạ tầng KCN I và khu tập kết vật tư, thiết bị thi công nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn rộng 157ha. Từng là người của PVC-TH, nên anh em họ Trịnh có lẽ cũng hiểu rõ tình hình ở đây. Bởi vậy, tháng 8/2013, công ty Anh Phát đã có công văn số 152/CV/APT-KTĐT để xin UBND tỉnh Thanh Hóa cho thực hiện dự án trên. Chỉ hai tháng sau đó, “nguyện vọng” của công ty Anh Phát được tỉnh Thanh Hóa chấp thuận.

Tuy nhiên, để tiếp tục thực hiện dự án Xây dựng hạ tầng KCN I và khu tập kết vật tư, thiết bị thi công nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn, doanh nghiệp của anh em họ Trịnh phải hoàn trả chi phí đầu tư tại dự án cho PVC-TH số tiền 27,7 tỷ đồng. Nhưng đến nay, công ty Anh Phát vẫn chưa hoàn trả cho PVC-TH 9 tỷ đồng.

Doanh nghiệp 500 tỷ “chây ì” khoản nợ 9 tỷ đồng

Ở Thanh Hóa, không ai không biết công ty Anh Phát của anh em họ Trịnh. Doanh nghiệp này được thành lập từ tháng 6/2005 với tên gọi ban đầu là Công ty TNHH Anh Phát với vốn điều lệ 130 tỷ đồng. Đến tháng 4/2016, công ty Anh Phát đã nâng vốn lên thành 500 tỷ đồng. Trong đó, ông Trịnh Xuân Nghiệm góp 350 tỷ đồng, bà Đào Ngọc Dung (vợ ông Nghiệm) góp 100 tỷ đồng còn ông Trịnh Văn Hiệu góp 50 tỷ đồng.

Công ty Anh Phát được biết đến như “ông trùm” thâu tóm dự án ở Thanh Hóa với khả năng “xin gì được nấy”. Từ dự án cây xăng dầu, khai thác khoáng sản, dự án bất động sản thâu tóm đất vàng, khách sạn… cho đến hàng loạt dự án tại Khu Kinh tế Nghi Sơn. Đáng nói nhất là dự án cung cấp nước tại Khu Kinh tế Nghi Sơn trái với chỉ đạo của Thủ tướng gây bão dư luận năm 2016.

Được biết đến như một “đại gia” ở Thanh Hóa với số vốn lên đến 500 tỷ đồng, song công ty Anh Phát của anh em họ Trịnh lại đang “chây ì” khoản nợ 9 tỷ đồng tại PVC-TH.

Theo ông Nguyễn Quốc Đạt – Tổng giám đốc PVC-TH cho biết, đến nay công ty Anh Phát vẫn đang nợ PVC-TH 9 tỷ đồng trong khoản 27,7 tỷ đồng tiền hoàn trả chi phí đầu tư tại dự án Xây dựng hạ tầng KCN I và khu tập kết vật tư, thiết bị thi công nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn.

Trong cuộc họp ngày 29/3/2016, các bên liên quan đến dự án đã thống nhất công ty Anh Phát hoàn trả cho PVC-TH số tiền 9.010.388.306 đồng chia làm 3 đợt. Đợt 1 hoàn trả 3 tỷ đồng chậm nhất ngày 30/4/2016; Đợt 2 hoàn trả 3 tỷ đồng chậm nhất ngày 30/6/2016; Đợt 3 hoàn trả số còn lại chậm nhất 30/9/2016. Thế nhưng gần 1 năm trôi qua, doanh nghiệp anh em họ Trịnh vẫn “chây ì” khoản nợ trên.

Cũng theo ông Nguyễn Quốc Đạt, dự án 157ha do công ty Anh Phát tiếp nhận từ PVC-TH để tiếp tục đầu tư đã đi vào khai thác và mang lại doanh thu cho công ty Anh Phát được hơn 3 năm. Thế nhưng không hiểu vì sao doanh nghiệp này lại không chịu thanh toán nốt công nợ cho PVC-TH.

Từng là lãnh đạo tại PVC-TH, có lẽ anh em ông Trịnh Văn Hiệu và Trịnh Xuân Nghiệm thừa hiểu những khó khăn ở đây. Có những thời điểm, PVC-TH phải nợ lương nhân viên nhiều tháng trời, trong khi các khoản nợ lại chưa thể thu hồi khiến doanh nghiệp này khó càng thêm khó.

Chuyện hy hữu “hậu” đấu giá của ông Trịnh Xuân Nghiệm  

Thực hiện chủ trương của tỉnh Thanh Hóa bán toàn bộ cổ phần Nhà nước tại Cty CP TPNS&DL Thanh Hóa, gồm 22.987 CP mệnh giá 100.000 đồng/CP, chiếm 35% trong tổng số 6,59 tỷ đồng vốn điều lệ của Cty này (các số liệu chốt đến 31/12/2005), tháng 2/2006, Sở Tài chính Thanh Hóa đã ra quyết định chọn Cty CP Chứng khoán Bảo Việt làm tổ chức trung gian để thực hiện việc bán đấu giá số CP Nhà nước nói trên một cách công khai theo đúng quy định hiện hành.  

Sau đó, phiên đấu giá đã diễn ra công khai vào ngày 19/6/2006 với nhiều nhà đầu tư tham gia, và duy nhất ông Trịnh Xuân Nghiệm trúng đấu giá toàn bộ 22.987 CP chào bán, với mức giá 263.000 đồng/CP. Nhưng, quá thời hạn 15 ngày sau đấu giá, ông Nghiệm vẫn không đến nộp tiền, khiến Cty CP Chứng khoán Bảo Việt buộc phải gửi công văn khẩn đến các cơ quan chức năng cầu cứu.  

Theo quy định hiện hành thì nhà đầu tư là ông Nghiệm đã vi phạm quy chế đấu giá nên kết quả đấu giá của ông Nghiệm sẽ bị hủy, bị mất số tiền đã đặt cọc và số CP sẽ được bán cho những người trả giá cao liền kề.  

Thế nhưng, khi Bộ Tài chính, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có hướng dẫn giải quyết vụ việc thì ông Trịnh Xuân Nghiệm lại quay ra kiện đòi mua toàn bộ CP. Lý do ông Nghiệm đưa ra để không nộp tiền đấu giá đúng quy định là bởi thông tin “Cty CP TPNS&DL Thanh Hóa phát hành thêm CP để tăng vốn điều lệ từ 6,59 tỷ lên 8 tỷ đồng”, khiến CP Nhà nước chỉ còn chiếm hơn 28% chứ không phải 35%!  

Sau đó, Bộ Tài chính và UBND tỉnh Thanh Hóa lại có những văn bản “chiều” theo ý ông Trịnh Xuân Nghiệm.

TỪ KHÓA:
Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24900.00 24980.00 25300.00
EUR 26270.00 26376.00 27549.00
GBP 30688.00 30873.00 31825.00
HKD 3146.00 3159.00 3261.00
CHF 27021.00 27130.00 27964.00
JPY 159.49 160.13 167.45
AUD 15993.00 16057.00 16546.00
SGD 18139.00 18212.00 18746.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 17952.00 18024.00 18549.00
NZD   14681.00 15172.00
KRW   17.42 18.97
DKK   3528.00 3656.00
SEK   2270.00 2357.00
NOK   2259.00 2348.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ