3 doanh nghiệp dùng hóa chất tẩy rửa vệ sinh làm nước mắm là ai?

Nhàđầutư
Theo ông Nguyễn Văn Tiến, Chánh Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, qua chủ động nắm bắt thị trường, Thanh tra bộ đã phát hiện được nhiều đơn vị có dấu hiệu sản xuất, kinh doanh, chế biến nước mắm không đúng quy định.
KHÁNH AN
14, Tháng 01, 2020 | 10:19

Nhàđầutư
Theo ông Nguyễn Văn Tiến, Chánh Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, qua chủ động nắm bắt thị trường, Thanh tra bộ đã phát hiện được nhiều đơn vị có dấu hiệu sản xuất, kinh doanh, chế biến nước mắm không đúng quy định.

ncm

Thanh tra Bộ NN&PTNT phát hiện một số doanh nghiệp sử dụng soda công nghiệp và nguyên liệu bột ngọt Vedan để sản xuất nước mắm. Ảnh: K.L

Thanh tra Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn vừa cho biết đã phạt hành chính trên 780 triệu đồng đối với 3 doanh nghiệp gồm: Công ty TNHH CBTP Hòa Hiệp, Công ty TNHH thực phẩm Tấn Phát (tỉnh Vĩnh Long), Công ty TNHH MTV Điều Hương (tỉnh An Giang) do hành vi sử dụng nguyên liệu là hóa chất công nghiệp (soda Na2CO3) để sản xuất nước mắm.

Riêng CTCP chế biến thủy hải sản Liên Thành (TP.HCM) bị phạt 6 triệu đồng do vi phạm về điều kiện sản xuất.

Công ty TNHH MTV Điều Hương được thành lập vào tháng 8/1994, hoạt động chính trong lĩnh vực chế biến phụ phảm bột ngọt, trụ sở đặt tại ấp Hòa Phú 1, thị trấn An Châu, Châu Thành, tỉnh An Giang. Tính đến tháng 8/2018, Điều Hương có số vốn điều lệ đạt 15 tỷ đồng và Chủ tịch HĐQT là ông Lê Văn Điệp.

Công ty TNHH chế biến thực phẩm Hòa Hiệp được thành lập vào cuối năm 1992, địa chỉ tại số 47 Trần Phú, phường 4, TP Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long, hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất và chế biến thực phẩm gia vị, sản xuất nước tương. Công ty có số vốn điều lệ ban đầu là 1,5 tỷ đồng, đến năm 2018 nâng lên thành 15 tỷ và chủ sở hữu là bà Đặng Thị Hồng.

Công ty TTHH thực phẩm Tấn Phát có địa chỉ đặt tại tổ 1, ấp Tân Đông, xã Tân Quới, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long.

Còn CTCP Chế biến thủy hải sản Liên Thành có lịch sử lâu đời, được chuyển đổi thành mô hình Công ty cổ phần vào tháng 7/2001. Liên Thành hoạt động chính trong lĩnh vực chế biến, bảo quản thủy hải sản với số vốn điều lệ ban đầu là 66 tỷ đồng, sau đấy được nâng lên thành 77 tỷ đồng vào năm 2015, và tăng thành 90 tỷ đồng vào năm 2016. Trụ sở công ty được đặt tại số 243 bến Vân Đồn, quận 4, TP.HCM. Chủ tịch HĐQT công ty là ông Hoàng Văn Phục, sinh năm 1956.

Thủy hải sản Liên Thành còn từng được biết đến là đơn vị thường xuyên giao dịch lượng lớn cổ phiếu KLF của CTCP Đầu tư thương mại và xuất nhập khẩu CFS, một công ty do Tập đoàn FLC góp vốn sáng lập. Dẫu vậy, đến cuối năm 2017, Liên Thành đã bán gần 6 triệu cổ phiếu KLF và chính thức không còn là cổ đông lớn tại đây.

Ngoài Liên Thành, vị doanh nhân sinh năm 1956 này còn sở hữu Công ty TNHH Đầu tư và thương mại dịch vụ Tín Đức được thành lập vào cuối năm 2008, trụ sở đặt tại 16-18 Trần Khánh Dư, phường Tân Định, TP.HCM. Công ty này có số vốn điều lệ ban đầu 25 tỷ, bao gồm các cổ đông sáng lập: Công ty TNHH dược phẩm Tín Đức (tỷ lệ sở hữu 60%); ông Hoàng Văn Phục (24%); số cổ phần còn lại được chia đều cho ông Nhan Thế Hùng (8%) và bà Vũ Thị Mỹ Duyên (8%).

Đến tháng 10/2016, ông Nhan Thế Hùng rút vốn khỏi Tín Đức nhưng số tổng vốn của công ty vẫn giữ nguyên, tỷ lệ sở hữu được thay đổi lần lượt là Công ty TNHH dược phẩm Tín Đức (tỷ lệ sở hữu 60%); ông Hoàng Văn Phục (26%) và bà Vũ Thị Mỹ Duyên (14%).

Đáng nói, Công ty TNHH dược phẩm Tín Đức cũng thuộc sở hữu của ông Hoàng Văn Phục, như vậy, tỷ lệ sở hữu của ông Phục tại Công ty TNHH Đầu tư và thương mại dịch vụ Tín Đức lên đến 86%.

Về phần Công ty TNHH dược phẩm Tín Đức, công ty được thành lập tháng 6/1995, số vốn ban đầu 30 tỷ đồng, góp bởi 8 cá nhân, trong đó ông Hoàng Văn Phục (góp 11,47 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ 38,23%); bà Hồ Thị Hồng (15,67%); bà Lê Phương Lan (7,27%); ông Nhan Thế Hùng (25,67%) và bà Vũ Thị Mỹ Duyên (9,33%). Đến tháng 1/2017, số cổ phần của 8 cổ đông sáng lập được chuyển hết sang cho 3 cá nhân là ông Hoàng Văn Phục (49,33%); bà Hồ Thị Hồng (15,67%) và bà Vũ Thị Mỹ Duyên (35%).

"Công ty Liên Thành chỉ vi phạm về xử lý nước thải"

Trước nhiều thông tin thiếu rõ ràng về hành vi sai phạm của mình, chiều 13/1, trao đổi với truyền thông, bà Ngô Thị Hoàng Mai, Phó Giám đốc Thường trực CTCP Chế biến thủy hải sản Liên Thành cho biết, trong đợt thanh tra vừa qua, Công ty Liên Thành chỉ vi phạm về hệ thống xử lý nước thải nhưng đó là hệ thống xử lý nước thải bị ngập nước do triều cường chứ không liên quan gì đến nội dung xử phạt 3 công ty còn lại.

"Công ty chúng tôi không hề vi phạm gì về vệ sinh an toàn thực phẩm, càng không vi phạm sử dụng chất phụ gia công nghiệp soda – là chất được dùng để tẩy rửa bồn cầu. Việc thông tin sai lệch, gộp chung Công ty Liên Thành vào danh sách vi phạm, trong đó có vi phạm sử dụng phụ gia không được phép đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín thương hiệu Liên Thành", bà Mai nói.

kll

Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Liên Thành. Ảnh: K.L.

Đại diện Công ty Liên Thành cũng cung cấp văn bản cho thấy doanh nghiệp chỉ bị xử phạt hành chính vì lỗi “tại khu sản xuất nước mắm của phân xưởng 4 có khu xử lý nước thải bị đọng (cống rãnh bị ngập nước thải), không được che chắn”, theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 624 ngày 8/8/2019 của Thanh tra Bộ NN&PTNT.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25030.00 25048.00 25348.00
EUR 26214.00 26319.00 27471.00
GBP 30655.00 30840.00 31767.00
HKD 3156.00 3169.00 3269.00
CHF 27071.00 27180.00 27992.00
JPY 159.45 160.09 167.24
AUD 15862.00 15926.00 16400.00
SGD 18109.00 18182.00 18699.00
THB 667.00 670.00 696.00
CAD 17920.00 17992.00 18500.00
NZD   14570.00 15049.00
KRW   17.26 18.81
DKK   3520.00 3646.00
SEK   2265.00 2349.00
NOK   2255.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ