25/8 mở lại phiên toà xử vụ ngư dân kiện doanh nghiệp đóng tàu vỏ thép

Nhàđầutư
25/8, TAND TP Tam Kỳ (Quảng Nam) sẽ mở lại phiên tòa xét xử vụ ngư dân Trần Văn Liên kiện doanh nghiệp. Trong khi đó, nhiều tàu vỏ thép hành nghề lưới rê hỗn hợp của ngư dân tỉnh này vẫn tiếp tục nằm bờ vì hoạt động đánh bắt hải sản thua lỗ.
TRƯƠNG TAM
24, Tháng 08, 2017 | 07:00

Nhàđầutư
25/8, TAND TP Tam Kỳ (Quảng Nam) sẽ mở lại phiên tòa xét xử vụ ngư dân Trần Văn Liên kiện doanh nghiệp. Trong khi đó, nhiều tàu vỏ thép hành nghề lưới rê hỗn hợp của ngư dân tỉnh này vẫn tiếp tục nằm bờ vì hoạt động đánh bắt hải sản thua lỗ.

ngu-dan-cho-tau-nam-bo

Tàu vỏ thép của ngư dân Quảng Nam hành nghề lưới rê hỗn hợp nằm bờ do thua lỗ. 

Thua lỗ, nợ nần, "cứu" tàu ra sao?

Là chủ tàu thép QNa – 93554 công suất 911CV, ở xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên, ngư dân Đỗ Văn Thành cho biết từ đầu năm đến nay đi đánh bắt hải sản trên biển được 5 chuyến nhưng 3 chuyến biển gần đây đều thua lỗ. Do đó, tàu phải nằm bờ hơn 2 tháng nay. Hiện gia đình nợ hơn 120 triệu đồng nhu yếu phẩm và tiền công lao động cho các chuyến biển.

Tương tự, tàu vỏ thép QNa – 93089 của ngư dân Nguyễn Đình Châu, phường Cẩm Nam, TP Hội An cũng bám biển được 5 chuyến từ đầu năm đến nay nhưng có 4 chuyến thua lỗ, nên đã nằm bờ mấy tháng nay. “Theo nghề lưới rê hỗn hợp, tàu cá của tôi chuyên bám biển Hoàng Sa. Thời gian qua, tàu Trung Quốc hung hãn xua đuổi mãi, sản xuất rất khó khăn. Với vàng lưới dài gần 20km, kéo lên tàu rất mất thời gian nên tôi bị tàu Trung Quốc cắt đứt lưới, tổn thất hơn 400 triệu đồng. Mắt lưới của nghề này rộng đến gần 20cm, chỉ cá quá to mới dính lưới nên hiệu quả sản xuất thấp” – ngư dân Châu nói. Các tàu vỏ thép của ngư dân trên đều hành nghề lưới rê hỗn hợp.

Đến nay, Quảng Nam có 32 tàu vỏ thép vươn khơi, trong đó chỉ 18 tàu theo nghề chụp mực thu được kết quả khả quan. Trước khó khăn nói trên, ngư dân Nguyễn Đình Châu định vay thêm vốn để đầu tư chuyển sang nghề chụp mực để “cứu” con tàu vỏ thép đang nằm bờ.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Đình Tùng cũng cho rằng ngành thủy sản tỉnh này cần phải xem xét lại toàn bộ hoạt động của nghề lưới rê hỗn hợp. Theo đó, đối chiếu nghề này với nhiều tỉnh, thành cùng sử dụng nghề, so sánh đâu là khác biệt, chênh lệch để khắc phục các hạn chế tồn tại trong thời gian qua. Vì nghề lưới rê hỗn hợp chỉ có mùa vụ từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau nên UBND tỉnh đã giao cho Sở NN-PTNT giúp đỡ các chủ tàu theo nghề này sản xuất kiêm nghề. Muốn vậy, phải phối hợp với các địa phương ven biển, các chủ tàu, các ngân hàng thương mại để làm lại thiết kế cho nghề mới, trình Bộ NN-PTNT phê duyệt rồi kiện toàn lại tàu cá, đầu tư thêm để sản xuất kiêm nghề.

25/8 mở lại phiên toà xử vụ ngư dân kiện doanh nghiệp

Liên quan đến vụ án ngư dân tàu vỏ thép khởi kiện các doanh nghiệp đóng tàu vỏ thép và lắp máy thủy, ông Trần Đình Tùng vừa ký công văn đề nghị TAND TP Tam Kỳ (Quảng Nam) sớm đưa ra xét xử.

Như Nhadautu.vn đã đưa, nguyên đơn trong vụ này là ngư dân Trần Văn Liên (trú xã Bình Minh, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) chủ sở hữu chiếc tàu sắt trị giá 16 tỷ đồng (đóng theo NĐ 67) bị nằm bờ 2 năm nay do hỏng máy.

Từ khi thụ lý hồ sơ, TAND TP Tam Kỳ đã tích cực trong thu nhập hồ sơ, chứng cứ và mở 2 phiên xét xử nhưng đều không thành. Do sự cố và vụ việc tranh chấp kéo dài, dẫn đến khó khăn trong thực hiện trả nợ vay theo hợp đồng với Ngân hàng BIDV và thu nhập của gia đình ngư dân Liên cùng các bạn đi chung tàu. Trước việc này, UBND tỉnh đề nghị TAND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo, hỗ trợ TAND TP Tam Kỳ trong thu thập, bổ sung các chứng cứ để tiếp tục đưa vụ án ra xét xử, kết luận giải quyết vụ việc để các cơ quan, đơn vị chấp hành giúp ngư dân Liên sớm đưa tàu vào sản xuất, ổn định cuộc sống….

Theo tin từ TAND tỉnh Quảng Nam, vào lúc 14 giờ ngày 25/8/2017, TAND TP Tam Kỳ sẽ mở phiên tòa xét xử trở lại vụ kiện của ngư dân Trần Văn Liên – chủ tàu vỏ thép QNa – 94679 đối với Cty cổ phần Đóng tàu Bảo Duy (TP Đà Nẵng) và Cty TNHH Dịch vụ kỹ thuật Liên Á (Hà Nội) để đòi bồi thường chi phí máy thủy lắp đặt trên tàu cá bị hỏng ngay khi chạy thử nghiệm./.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ