Tàu vỏ thép: Doanh nghiệp đóng tàu lại ‘doạ’ kiện ngược ngư dân

Nhàđầutư
Bị ngư dân Trần Văn Liên  đâm đơn kiện ra  toà, Công ty CP Đóng tàu Bảo Duy (TP. Đà Nẵng) “doạ” kiện ngược ông này vì gây “thiệt hại” cho doanh nghiệp.
TRƯƠNG TAM
04, Tháng 07, 2017 | 07:30

Nhàđầutư
Bị ngư dân Trần Văn Liên  đâm đơn kiện ra  toà, Công ty CP Đóng tàu Bảo Duy (TP. Đà Nẵng) “doạ” kiện ngược ông này vì gây “thiệt hại” cho doanh nghiệp.

Tau-vo-thep-vua-chay-thu-da-hong-may-chinh

Tàu vỏ thép của ngư dân Trần Văn Liên vừa chạy thử đã hỏng máy chính hiện đang nằm trên bờ 

Trong bản tự khai gửi TAND TP. Tam Kỳ, Cty Bảo Duy cho rằng: Ngày 18/9/2015, Cty Bảo Duy đã ký kết hợp đồng đóng tàu với ông Trần Văn Liên về việc đóng mới một tàu cá vỏ thép nghề lưới chụp. Trong đó, Cty Bảo Duy không cung cấp hệ thống đẩy thủy đồng bộ của tàu. Theo hợp đồng đã ký, “Trong mọi trường hợp Bảo Duy sẽ không chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả và hoặc tính năng của những hạng mục do ông Liên cung cấp”.

Ông Nguyễn Quang Kỳ, người đại diện theo ủy quyền của Cty Bảo Duy lưu ý, hệ thống đẩy thủy đồng bộ của tàu (động cơ diesel dùng cho hàng hải hiệu Mitsubishi, mã hiệu S6R2-MPTK2) do Cty TNHH Dịch vụ kỹ thuật Liên Á (Hà Nội) cung cấp cho ông Liên bằng một hợp đồng vào ngày 3/12/2015.

Theo hợp đồng, Cty Liên Á có trách nhiệm cử chuyên gia đến mặt bằng sản xuất của chủ tàu tại xưởng đóng tàu do ông Liên chỉ định để phục vụ việc hướng dẫn lắp đặt, chạy thử, vận hành và nghiệm thu thiết bị. Ngoài ra, Cty Liên Á và ông Liên cũng thỏa thuận sau khi hoàn thiện việc chạy thử, vận hành và bàn giao thiết bị cho chủ tàu, Cty Liên Á và ông Liên cùng ký biên bản nghiệm thu với sự làm chứng của nhà máy đóng tàu. Được biết, cho đến thời điểm hiện nay, hai bên vẫn chưa tiến hành nghiệm thu bàn giao.

Theo ông Kỳ, quá trình bàn giao hệ thống đẩy thủy đồng bộ của tàu cá giữa Cty Liên Á và ông Liên, Cty Bảo Duy không tham gia do không thuộc phạm vi trách nhiệm của Cty Bảo Duy.

Cũng theo đại diện Cty Bảo Duy, sau khi thi công hoàn tất tất cả các hạng mục đóng tàu, doanh nghiệp đã thông báo cho ông Liên và hỗ trợ tiến hành lắp đặt máy chính lên tàu do ông Liên cung cấp, dưới sự hướng dẫn và trực tiếp thực hiện bởi các nhân viên kỹ thuật của Cty Liên Á, có sự giám sát của ông Liên.

“Các nhân viên kỹ thuật của Cty Bảo Duy chỉ hỗ trợ thực hiện các công việc cân chỉnh bệ máy, đồ căn hệ máy, còn các công việc khác liên quan đến việc kiểm tra rà soát, đấu nối hệ thống thiết bị của máy chính đều do các chuyên gia kỹ thuật của Cty Liên Á thực hiện, cụ thể là ông Tô Ngọc Tiếp trực tiếp thực hiện”, đại diện Cty Bảo Duy cho hay.

Lắp đặt máy chính xong, ngày 25/3/2016 và ngày 28/3/2016, chuyên gia kỹ thuật của Cty Liên Á là ông Tô Ngọc Tiếp đã cho nổ máy chính lần đầu với tình trạng bình thường, ông Liên và ông Tô Ngọc Tiếp đã tiến hành chạy thử máy, tiến lùi máy chính hoạt động bình thường. Sau đó, ông Tô Ngọc Tiếp và ông Liên đã ký biên bản hoàn thành việc nổ máy chính và chạy thử lần đầu tiên sau khi lắp lên tàu.

Ông Nguyễn Quang Kỳ cho biết, kế hoạch thử đường dài của tàu ông Liên vào ngày 30/3/2016, và điều động tàu qua cầu Mân Quang vào tối ngày 29/3/2016 đã được Cty Bảo Duy thông báo cho các bên liên quan gồm Đăng kiểm, Biên phòng… Ông Liên đã được biết kế hoạch này. Tuy nhiên, đại diện Cty Liên Á là ông Tô Ngọc Tiếp có tham gia chạy thử tàu tại chỗ vào ngày 28/3/2016 nhưng qua ngày hôm sau (29/3/2016) thì ông Tô Ngọc Tiếp lại bỏ về Hà Nội, không tham gia chạy thử đường dài theo kế hoạch và không có lý do.

"Doạ" kiện ngược ngư dân đòi bồi thường thiệt hại!

Cho rằng quá “oan uổng” khi bị ngư dân kiện ra toà, phía Cty Đóng tàu Bảo Duy đề nghị TAND TP Tam Kỳ buộc đơn vị cung cấp máy chính là Cty Liên Á phải cung cấp bản chính hồ sơ nhập khẩu máy, giấy chứng nhận xuất xưởng, giấy chứng nhận xuất xứ (CO), giấy chứng nhận chất lượng (CQ)… và các giấy tờ khác liên quan đến máy chính theo hợp đồng đã ký kết giữa ông Liên và Cty Liên Á để xác minh.

Ngày 23/11/2016, Cty CP giám định Thái Dương tiến hành giám định  và phát hiện nguyên nhân tổn thất là do lỗi chế tạo. Sau đó, phía Cty Liên Á đặt vấn đề Cty Bảo Duy gánh vác bớt 50%  thiệt hại nhưng Cty Bảo Duy đã từ chối.

Tàu vỏ thép của ông Liên hạ thủy vào tháng 3/2016, trước đó ông phải bán con tàu gỗ (hơn 800 triệu đồng) và cầm cố nhiều giấy tờ để có tiền đối ứng vay vốn ngân hàng. Hơn một năm nay ông thất nghiệp, trong khi nợ chồng nợ, đến nỗi 2 người con trai ông, khi chưa kịp cầm lái con tàu này thì giờ phải đi làm công nhân.

Theo ông Kỳ, căn cứ hợp đồng đóng tàu đã ký giữa ông Liên và Cty Bảo Duy, cũng như căn cứ vào các biên bản kiểm tra nghiệm thu có sự tham gia và xác nhận của Trung tâm Đăng kiểm tàu cá và ông Liên, Cty Bảo Duy đã thực hiện hoàn tất tất cả các hạng mục theo thỏa thuận giữa hai bên và cơ bản đã hoàn thành xong hợp đồng đóng tàu với ông Liên.

Riêng hạng mục thử đường dài để tiến hành bàn giao, do xảy ra sự cố hệ thống đẩy thủy dẫn đến công việc bị đình trệ từ ngày 30/3/2016 đến nay không bàn giao được.

“Việc đình trệ trên là ông Liên không cung cấp hệ thống đẩy thủy mới để lắp đặt lên tàu từ ngày 30/3/2016 đến nay đã gây rất nhiều tổn thất và thiệt hại cho Bảo Duy. Cụ thể việc phát sinh các chi phí kéo tàu lên đà, chi phí nhân công và máy móc thiết bị để hỗ trợ tháo máy để tiến hành kiểm tra, xem xét, giám định, chi phí nhân công duy trì để bảo vệ tàu… Trong khi đó, để có kinh phí thực hiện hợp đồng đóng tàu cho ông Liên, Bảo Duy đã vay ngân hàng ACB 10 tỷ đồng và phải trả lãi mỗi tháng hơn 100 triệu đồng nhưng đến nay vẫn chưa được ông Liên và BIDV Quảng Nam giải ngân thanh toán các đợt còn lại. Bên cạnh đó, số tiền rất lớn, 600 triệu đồng do cán bộ nhân viên cùng với các thành viên HĐQT Bảo Duy dành dụm đóng góp để hỗ trợ ông Liên mua linh kiện thay thế, nhưng trên thực tế số tiền hỗ trợ này sử dụng không đạt kết quả. Thiện chí giúp đỡ của CB CNV Cty Bảo Duy đã trở nên vô nghĩa!”, ông Kỳ cho hay.

Đại diện Cty Bảo Duy nói rằng, để xảy ra những tổn thất trên cũng có “phần lỗi” của ngư dân nên ông Liên phải hoàn trả lại số tiền 600 triệu đồng cho Cty Bảo Duy đã “hỗ trợ” trước đó. Cty Bảo Duy bảo lưu quyền kiện (hồi tố) ông Liên bồi thường thiệt hại cho Cty Bảo Duy do việc chậm bàn giao máy chính!

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26797.00 26905.00 28111.00
GBP 31196.00 31384.00 32369.00
HKD 3185.00 3198.00 3303.00
CHF 27497.00 27607.00 28478.00
JPY 161.56 162.21 169.75
AUD 16496.00 16562.00 17072.00
SGD 18454.00 18528.00 19086.00
THB 673.00 676.00 704.00
CAD 18212.00 18285.00 18832.00
NZD   15003.00 15512.00
KRW   17.91 19.60
DKK   3598.00 3733.00
SEK   2304.00 2394.00
NOK   2295.00 2386.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ