160/256 công ty nông, lâm nghiệp đã chuyển sang mô hình kinh doanh mới

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến nay đã có 160/256 công ty nông, lâm nghiệp hoàn thành sắp xếp chuyển sang hoạt động theo mô hình mới.
THU PHƯƠNG
22, Tháng 08, 2019 | 05:36

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến nay đã có 160/256 công ty nông, lâm nghiệp hoàn thành sắp xếp chuyển sang hoạt động theo mô hình mới.

Ngày 21/8, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Tọa đàm về mô hình sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp. Dự và chủ trì buổi tọa đàm có Phó thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ.

Phát biểu tại buổi tọa đàm,Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn cho biết: Đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Phương án tổng thể đối với 40 địa phương, đơn vị, với 256 công ty nông, lâm nghiệp (bao gồm cả 8 công ty thuộc Bộ Quốc phòng, 4 công ty của tổ chức chính trị - xã hội) theo 6 mô hình sắp xếp. Phương án tổng thể thành phố Hà Nội chưa được phê duyệt, do địa phương đề nghị thay đổi mô hình sắp xếp.

68840334_674738683003646_6130323846554714112_n

Toàn cảnh buổi Tọa đàm.

Các công ty đã hoàn thành sắp xếp chuyển sang hoạt động theo mô hình mới là 160 công ty, đạt 62,5%, bao gồm: 19 công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn nhà nước thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, đạt 90,48%; 59 công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn Nhà nước thực hiện nhiệm vụ sản xuất cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích, đạt 98,33%; 49 công ty cổ phần, đạt 48,04%; 15 công ty Trách nhiệm hữu hạn hai thành viên, đạt 38,46%; chuyển thành Ban quản lý rừng 05 công ty, đạt 100%; giải thể 13 công ty, đạt 46,43%.

Các công ty đang thực hiện, dự kiến hoàn thành sắp xếp trong năm 2019 chuyển sang hoạt động theo quy định pháp luật theo mô hình mới là 69 công ty, bằng 29,95% tổng số công ty phải sắp xếp theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ. 

Đến 30/6/2019 còn 27 công ty chưa thực hiện hiện sắp xếp, chiếm 10,54% tổng số công ty phải sắp xếp theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.

Theo Thứ trưởng thường trực Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn, kết quả ban đầu quan trọng tạo sự chuyển biến mới về quản lý các công ty nông, lâm nghiệp theo cơ chế thị trường.

Nhiều địa phương, doanh nghiệp triển khai thực hiện đạt kết quả tốt: Lào Cai, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Khánh Hòa, Bình Định, Kiên Giang, Quảng Nam, Kon Tum, Long An, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam. 

Tuy nhiên, một số địa phương, đơn vị xây dựng phương án tổng thể chưa rà soát toàn diện, nên sau khi phương án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tiếp tục đề nghị điều chỉnh mô hình sắp xếp làm chậm tiến độ như Quảng Ninh, Nghệ An, Cà Mau, Hà Nội, Tổng công ty Cà phê Việt Nam.

Bên cạnh đó, việc sắp xếp các công ty nông, lâm nghiệp còn chậm, đặc biệt là đối với sắp xếp theo mô hình thành lập công ty Trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên như: Bà Rịa-Vũng Tàu, Tuyên Quang, Hòa Bình, Bình Thuận, Bắc Giang, Tổng công ty Cà phê Việt Nam và giải thể như: Yên Bái, Quảng Ngãi, Tổng công ty Cà phê Việt Nam…

Chỉ đạo tại buổi tọa đàm, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá, quá trình đổi mới, sắp xếp các công ty nông, lâm nghiệp thời gian qua rất tích cực. Mục tiêu đến năm 2020 cơ bản sắp xếp xong các công ty nông, lâm nghiệp là khả thi.

Tuy nhiên, Phó thủ tướng cũng đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong quá trình thực hiện, đánh giá kỹ hơn 4 thành tố quan trọng: sắp xếp, đổi mới, phát triển, sản xuất hiệu quả.

“Sắp xếp chỉ là giai đoạn đầu, vấn đề là sẽ đổi mới, phát triển và hiệu quả cuối cùng đạt được là điều quan trọng”, Phó thủ tướng nhấn mạnh.

Phó thủ tướng cũng gợi ý một số vấn đề các bộ, ngành, địa phương trong thời gian tới cần rà soát, nghiên cứu kỹ để tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình sắp xếp như, phá sản đối với công ty lâm nghiệp. Nếu không cho phá sản thì cần nghiên cứu cơ chế tài chính đặc thù để xử lý tắc nghẽn khi giải thể.

Với trường hợp cổ phần hóa, quy định trường hợp nào Nhà nước nên nắm giữ chủ yếu vốn cổ phần, trường hợp nào có thể bán hết, trường hợp nào cần giữ đủ để có quyền phủ quyết cần tính toán kỹ. Vấn đề này sẽ dành quyền ưu tiên cho các địa phương đề xuất, Phó thủ tướng cho hay.

(Theo Báo Đầu tư)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ