12 đại dự án tai tiếng ngành Công Thương giờ ra sao?

Nhàđầutư
Theo Chủ tịch Uỷ ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, tình trạng của hầu hết các dự án, doanh nghiệp yếu kém của ngành Công Thương hiện nay là hầu hết thua lỗ và đã mất 50% vốn. Vì vậy, nếu không xử lý nhanh, các dự án có thể hết sạch số vốn còn lại.
HỒNG ANH
18, Tháng 10, 2019 | 05:06

Nhàđầutư
Theo Chủ tịch Uỷ ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, tình trạng của hầu hết các dự án, doanh nghiệp yếu kém của ngành Công Thương hiện nay là hầu hết thua lỗ và đã mất 50% vốn. Vì vậy, nếu không xử lý nhanh, các dự án có thể hết sạch số vốn còn lại.

Thông tin tại Hội nghị đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) vừa diễn ra tại Hà Nội, ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Uỷ ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cho biết, ngày 9/7/2019, Uỷ ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và Bộ Công Thương đã ký Biên bản bàn giao hồ sơ các dự án, doanh nghiệp và tài liệu liên quan để thực hiện nhiệm vụ xử lý các tồn tại, yếu kém tại một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả của ngành công thương về Uỷ ban quản lý vốn nhà nước đối với 11 dự án (trừ dự án Nhà máy Bột giấy Phương Nam).

"Sau khi tiếp nhận từ Bộ Công Thương, Uỷ ban vẫn đang tiến hành xử lý 12 dự án kém hiệu quả. Tuy nhiên, để xử lý có hiệu quả các dự án này, cần có cách tiếp cận khác theo hướng, đưa ra các giải pháp để làm sao thu hồi tốt nhất những thua lỗ, thất thoát, chứ không thể đặt ra ra mục thu hồi 100% vốn với các doanh nghiệp này", ông Hoàng Anh nói.

Theo Uỷ ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp trong số 6 nhà máy trước đây có hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng thua lỗ thì đến năm 2018 và 8 tháng 2019 đã có 2 nhà máy hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi.

Cụ thể, Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1 - Hải Phòng đã có lợi nhuận sau thuế đạt 7,2 tỷ đồng và Nhà máy thép Việt - Trung có lợi nhuận sau thuế đạt 270,7 tỷ đồng.

Đặc biệt, Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1 - Hải Phòng đang được xem xét để đưa ra khỏi danh sách các dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả của ngành công thương. Tuy nhiên, do khó khăn của thị trường, các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh giảm so với cùng kỳ năm 2018. 

Hiện 4 dự án còn đang thua lỗ đã từng bước khắc phục khó khăn, tiếp tục giảm được lỗ nhưng do tình hình thị trường diễn biến khó khăn nên kết quả chưa bền vững.

nha-may-dinh-vu-1217

Theo Chủ tịch Uỷ ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, hầu hết các doanh nghiệp yếu kém của ngành Công Thương hiện trong tình trạng thua lỗ và đã mất 50% vốn. Ảnh minh họa

Đối với 3 dự án trước đây bị dừng sản xuất kinh doanh, đến nay đã có 1 dự án vận hành sản xuất trở lại, 2 dự án đã đủ điều kiện vận hành trở lại nhưng do thị trường khó khăn nên vẫn dừng sản xuất.

Cụ thể: Dự án nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Quảng Ngãi đã tiến hành sản xuất theo hợp đồng hợp tác gia công với Công ty CP Xuất nhập khẩu tạp phẩm (Tocontap) từ tháng 10/2018 đến tháng 4/2019 sản xuất ra 2.000 m3 ethanol đạt chất lượng.

Tuy nhiên, do việc tiêu thụ sản phẩm khó khăn, giá sắn cao (5.500 đồng/kg - 5.700 đồng/kg) nên đối tác đã không thực hiện được kế hoạch sản xuất kinh doanh trong năm 2019 và đã dừng hợp tác. Hiện nay BSR-BF đang triển khai tìm kiếm đối tác khác theo quy định.

Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bình Phước đã hoàn thành công tá bảo dưỡng sửa chữa, sẵn sàng khởi động lại, tuy nhiên do diễn biến thị trường không thuận lợi nên các bên quyết định chưa vận hành lại nhà máy.

Dự án Nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ đã vận hành sản xuất 3 dây chuyền DTY từ ngày 20/4/2018 đến ngày 31/10/2018. Từ ngày 1/11/2018, nhà máy chuyển sang thực hiện hợp đồng gia công sợi cho AST.

Tổng lượng sản phẩm nhà máy sản xuất ra từ ngày 20/4/2018 đến ngày 31/8/2019 là gần 7.000 tấn sợi DTY. Từ ngày 8/5/2019, PVTEX đưa thêm 2 dây chuyền DTY vào hoạt động, nâng tổng số dây chuyền hoạt động lên 12 dây chuyền. Tuy nhiên, theo yêu cầu của đối tác, hiện nay nhà máy đã giảm xuống 7 dây chuyền sản xuất.

Đối với 3 dự án xây dựng dở dang, Tổng công ty Giấy Việt Nam đã trình Bộ Công Thương phê duyệt kết quả để tiếp tục xây dựng phương án và tổ chức thực hiện bán đấu giá Dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam theo quy định.

Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Phú Thọ tiếp tục gặp khó khăn do PVOil không phải là cổ đông chính (chiếm 39,76%), các cổ đông ngoài ngành (chiếm 60,24%) không góp thêm vốn để tiếp tục triển khai dự án.

Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 nhà máy gang thép Thái Nguyên chưa giải quyết được tranh chấp hợp đồng EPC với MCC và các nhà thầu phụ.

Theo Chủ tịch Uỷ ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, tình trạng của các doanh nghiệp hiện nay hầu hết là thua lỗ và đã mất 50% vốn. Vì vậy ông Hoàng Anh cho rằng, nếu không xử lý nhanh, có thể 50% vốn còn lại sẽ hết sạch.

"Cần phải sớm có giải pháp và thời hạn xử lý, với mục tiêu là năm 2020 xử lý xong các dự án, trong đó năm nay dự kiến giải quyết 5 dự án và năm tới là 6 dự án", ông Hoàng Anh nói.

Cũng theo ông Hoàng Anh, với dự án hoạt động tốt như đạm Ninh Bình, đạm Hà Bắc thì cần phải có điều kiện gì, cần đáp ứng yêu cầu thế nào, không đáp ứng được thì phải thoái vốn ngay. Thoái vốn phải trên tinh thần xác định giá trị thực tại thời điểm thoái vốn. Rồi đàm phán nhà đầu tư thế nào, không được thì bán đi hoặc cho phá sản.

Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, việc xử lý 12 dự án thua lỗ yếu kém của ngành công thương cần phải trên cơ sở tuân thủ quy định pháp luật.

Phó Thủ tướng cho rằng, tới đây sẽ báo cáo thường trực Ban Bí thư, Bộ chính trị, xin ý kiến một số vấn đề như các dự án có đưa ra khiếu nại trọng tài quốc tế không, xử lý hợp đồng EPC thế nào? Bởi theo Phó Thủ tướng nếu không xử lý vấn đề hợp đồng EPC thì không thể xử lý được bất cứ dự án nào, và đến 10 năm nữa cũng khó có hướng xử lý.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ